Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

# My~ Ha. Thu?y Ta`u Chie^'n Tu+` The'p Cu?a To`a Tha'p Ddo^i

Tập đoàn Northrop Grumman đã hạ thủy chiếc tàu đổ bộ lớp San Antonio thứ 8 cho hải quân Mỹ. Trước đó, loại tàu này nhận được nhiều nhận xét tiêu cực.

Trước đó, hải quân Mỹ đã chỉ trích khá nhiều về tàu đổ bộ mới, Lầu Năm Góc cùng nhà sản xuất đã tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa và hoàn thiện hơn các tàu đổ bộ tiếp theo.

Chiếc tàu mới hạ thủy được đặt tên là USS Arlington (LPD 24). Việc đặt tên này nhằm tôn vinh và tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9/2001. Điều đặc biệt là thép để làm con tàu này được tái chế lại từ đống sắt thép trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Trước đó, tàu USS Independent cũng được làm từ thép tái chế lại của tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới, đây là thông điệp gửi đến toàn thế giới rằng, Mỹ hoàn toàn có thể khôi phục tất cả từ đống đổ nát.


Chiếc USS Arlington làm từ thép của tòa tháp đôi sụp đổ hồi năm 2001.

Doug Lounsberry người quản lý dự án San Antonio cho biết: "Đây là chiếc tàu chất lượng hàng đầu, đội ngũ đóng tàu của chúng tôi đã làm việc hết mình cho chất lượng của con tàu. Đây là con tàu LPD (1) hoàn thiện nhất từ trước đến nay, thời gian khởi động dự án cho đến khi hoàn thành là ngắn nhất, phần lớn công việc được hoàn thành trên mặt đất, đây cũng là cách để hoàn thành con tàu phức tạp này"

Rất nhiều hệ thống của con tàu mới được nâng cấp so với các tàu trước đó, bao gồm: hệ thống lọc nước mới, hệ thống dữ liệu chiến đấu mới cho phép khắc phục lỗi trong hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu được nên ra trong báo cáo của Hải quân Mỹ, máy tính mới mạnh hơn, nâng cao khả năng sống còn trong hoạt động chiến đấu.

Các thế hệ tàu đổ bộ lớp San Antonio là nền tảng của lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong tương lai. Nó sẽ thay thế dần các tàu đổ bộ lớp Austin trong biên chế, cùng với sự phát triển của máy bay V-22 Osprey, các xe viễn chinh EFV (2) mới, tạo nên mạng lưới hoàn thiện cho các hoạt động đổ bộ trong tương lai.

Tàu có khả năng chở 800 binh lính, hai hệ thống đổ bộ khí đệm LCAC (3), hoặc một hệ thống LCU (4) có khả năng mang theo các xe tăng M1A2, 14 xe viễn chinh EFV, boong tàu có khả năng mang 4 máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight, hoặc hai chiếc V-22 Osprey với khả năng cất hạ cánh cùng lúc.

Tuy có khả nhiều chỉ trích từ phía Hải quân Mỹ, song đây vẫn là lực lượng đổ bộ nòng cốt của hải quân nước này trong tương lai. Các gói khắc phục, nâng cấp các khuyết điểm sẽ đem lại một năng lực hoàn toàn mới cho loại tàu đổ bộ này.

Mọi hệ thống vũ khí dù hiện đại đến đâu cũng tồn tại những điểm yếu, tàu đổ bộ lớp San Antonio cũng không phải là một ngoại lệ, quan trọng là nhà sản xuất sẽ khắc phục các yếu điểm này như thế nào.

Chú thích thuật ngữ viết tắt:

(1) LPD - Landing Platform, Doc: Tàu đổ bộ/vận tải có sàn đỗ máy bay;
(2) EVF - Expeditionary Fighting Vehicles: Xe chiến đấu viễn chinh;
(3) LCAC - Landing Craff Air Cushion: Tàu đổ bộ đệm khí;
(4) LCU - Landing Craff Utility: Tàu đổ bộ đa dạng;


Quốc Việt
(theo Northrop Grumman)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét