Hạ Viện Hoa Kỳ: CPC Cho Việt
Ngày 16 tháng 12, trước khi bãi khoá Hạ Viện đã thông qua nghị quyết H Res 20 kêu gọi Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC vì sự leo thang đàn áp tôn giáo trong thời gian gần đây.
Nghị quyết này do Dân Biểu Ed Royce là tác giả và được đưa vào Hạ Viện ngày 6 tháng 1, 2009, ngày đầu tiên của khoá 111 của Quốc Hội.
Tại buổi tranh luận nghị trường trước khi biểu quyết, DB Ed Royce, DB Cao Quang Ánh và DB Christopher Smith đã luân phiên lên diễn đàn Hạ Viện để kêu gọi đồng viện ủng hộ cho nghị quyết này.
DB Smith nêu vụ đàn áp đẫm máu ở Xứ Đạo Cồn Dầu như một ví dụ điển hình của tình trạng leo thang đàn áp tôn giáo ở Việt
Chống lại nghị quyết này là Ông Eni Faleomavaega, Đại Biểu của
Vị đại biểu đến từ
"Vì biết khuynh hướng chính trị của Ông Faleomavaega, tôi đã đề nghị DB Ánh bằng mọi cách phải tham gia phái đoàn này dù phải chấp nhận một số điều kiện do chính Ông Faleomavaega đưa ra," Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết.
Theo Ts. Thắng giải thích, nếu không có sự hiện diện của DB Ánh thì không biết Ông Faleomavaega sẽ tuyên bố và thoả thuận những gì với Hà Nội và rồi tường trình ra sao với Quốc Hội sau chuyến đi.
Cũng nhờ có mặt trong phái đoàn đi Việt Nam của Ông Faleomavaega trước đây, DB Ánh đã có thể lên tiếng tại buổi tranh luận để đối đáp lại với các luận cứ của Ông Faleomavaega.
Cuối cùng, tuyệt đại đa số các dân biểu Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị Quyết H Res 20.
Nghị quyết này được thông qua ngay sau khi Hoa Kỳ có buổi đối thoại nhân quyền với Việt
"Mặc dù nghị quyết không mang tính cách luật phải chấp pháp, nó nói lên quan điềm của Hạ Viện, cơ cấu quyết định ngân sách của Bộ Ngoại Giao", Ts. Thắng giải thích. "Do đó, Bộ Ngoại Giao sẽ lắng nghe và cân nhắc quan điểm này trong thời gian tới đây khi quyết định có đưa Việt
Riêng đối với Dân Biểu Cao Quang Ánh, người Việt đầu tiên vào Quốc Hội liên bang Hoa Kỳ, việc thông qua nghị quyết H Res 20 mang một ý nghĩa đặc biệt. Ông đã đồng bảo trợ cho nghị quyết này ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, đánh dấu ngày đầu tiên ở Quốc Hội. Hai năm sau, vào ngày cuối cùng của Ông ở Quốc Hội, nghị quyết đã được thông qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét