Mặc Lâm, phóng viên RFA2010-11-15Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 tại TPHCM đã bế mạc vào chiều ngày 12/11. RFA hỏi chuyện 2 chuyên gia tham dự cuộc hội thảo này là TS Nguyễn Nhã và Thạc sĩ Hoàng Việt. Nhiều tranh luậnMặc Lâm : Xin cám ơn hai ông đã cho phép chúng tôi có buổi nói chuyện về buổi Hội Thảo Biển Đông lần thứ hai. Trước tiên xin được phép hỏi TS Nguyễn Nhã. Thưa Tiến Sĩ, dưới cái nhìn của ông thì cuộc hội thảo lần này có gì mới so với lần trước được tổ chức tại Hà Nội mà ông cũng có mặt hay không, thưa ông?TS Nguyễn Nhã : Nói chung, cuộc hội thảo này theo tôi thì rất thành công; nó có nhiều cái mới so với cuộc hội thảo Biển Đông đầu tiên. Đây là lần hội thảo thứ hai do Học Viện Ngoại Giao cùng với Hội Luật Gia Việt Nam tổ chức, với số học giả quốc tế đông hơn, số tham luận của họ nhiều hơn. Số lượng học giả quốc tế đến tham dự hội thảo lần này đông hơn, các tham luận của họ nhiều hơn và đi vào những vấn đề cụ thể.Tất cả những nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh Quốc, v.v. tất cả đều có mặt hết. Các nước Đông Nam Á hầu hết đều có mặt. Có những nước mới được mời như Brunei hay là Myanmar. Tức là số lượng học giả quốc tế đến đông. Thứ hai là tham luận của họ nhiều hơn và tham luận đi vào những vấn đề cụ thể. Mặc Lâm : Vâng. Xin cảm ơn TS Nguyễn Nhã. Thưa Thạc sĩ Hoàng Việt, chúng tôi cũng được biết đây là lần thứ hai ông tham gia hội thảo, nếu so sánh cụ thể thì ông có thể đưa ra những yếu tố nào mà ông cho là tốt hơn lần trước? ThS Hoàng Việt : Lần trước thì hội thảo còn cập rập, tổ chức chưa được tự tin, thế lần này thì tổ chức tự tin hơn nhiều, và đặc biệt trong phần tranh luận nó rất là thẳng thắn hơn rất nhiều. Nó hơn những lần trước là một số khu vực trả lời tranh luận và đặc biệt thời gian tranh luận (lần trước) gần như không có mấy, nhưng mà lần này thời gian tranh luận chiếm phần nhiều hơn so với cả cái việc chỉ về cái tham luận nữa. Và thứ hai là nếu như lần trước có một số học giả Trung Quốc có tham dự thì đa phần các học giả Trung Quốc hồi năm ngoái đều là những học giả già, lớn tuổi, và không thể nói được tiếng Anh mà chỉ nói tiếng Trung Quốc khiến có một rào cản ngôn ngữ, cho nên là mỗi lần tranh luận thì thấy nói qua nói lại căng thẳng lắm. Hội thảo lần này được tổ chức tự tin hơn nhiều, và đặc biệt trong phần tranh luận nó rất là thẳng thắn hơn rất nhiều.Nhưng mà đến lần này thì tất cả những vấn đề, kể cả những vấn đề gai góc nhất, tất cả các học giả đều đặt câu hỏi và đều đưa ra ý kiến cá nhân của mình trong khi hội thảo. Đây là những vấn đề gai góc, thẳng thắn, nhưng mà với thái độ rất điềm tĩnh, lịch sự, kể cả các học giả Trung Quốc. Mặc Lâm : Về phía Việt Nam thì có bao nhiêu chuyên gia về Biển Đông tham dự cuộc hội thảo và có bài tham luận, thưa Thạc Sĩ, dĩ nhiên là ngoài Thạc Sĩ và TS Nguyễn Nhã. ThS : Hoàng Việt : Phía Việt Nam thì có 4 người trình bày 4 cái tham luận. Về các tham luận thì nó cũng có nhiều góc độ, cũng không phải là đặc biệt gì lắm bởi trong tất cả các tham luận thì nó cũng có trong tất cả chương trình, có trình bày sẵn rồi. Thật ra các học giả Việt Nam cũng có hỏi một số vấn đề, chẳng hạn thế này, tức là có nhiều vấn đề mà tôi chỉ nói một vài cái nổi bật. Chẳng hạn thế này nhé, như là hôm qua thì có học giả Trung Quốc là Vương Hàn Lĩnh (Wang Hanling), ông ta có nói tới một vấn đề khi mà Tiến Sĩ của Việt Nam là cô Nguyễn Thị Lan Anh trình bày, (ông ta) nói rằng là chính quyền Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc từ những năm 50 trên vùng Biển Đông này. Thế thì cô Lan Anh trả lời là Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đường lưỡi bò của Trung QuốcMặc Lâm : Thưa TS Nguyễn Nhã, trong hội nghị lần này chắc nhiều học giả đã đưa vấn đề đường cơ sở hình lưỡi bò của Trung Quốc ra để hội nghị mổ xẻ, thế thì vấn đề này có tiến triển gì cụ thể hay không, thưa Tiến Sĩ?TS Nguyễn Nhã : Đường lưỡi bò hay đường chữ U của Trung Quốc thì người ta bàn rất nhiều đến vấn đề hợp tác, nhưng mà hợp tác như thế nào, với ai, ở đâu, thì người ta trao đổi rất là kỹ. Có người nói rằng nếu mà là cái vùng nước nội thủy thì làm sao có gì mà hợp tác nữa? Nhưng mà người ta cũng đánh giá là các học giả Trung Quốc rất là lúng túng khi trả lời và họ nói rằng không có cơ sở pháp lý cũng như cơ sở lịch sử, rất lúng túng, và cuối cùng có nói là cần phải minh bạch hóa, tức là khi đăng ký như vậy thì cái mục tiêu là muốn gì, người ta muốn hỏi như vậy. Các học giả từ Phương Tây hoặc từ Indonesia, đều thắc mặc "Đường lưỡi bò đó là cái gì? Định nghĩa thế nào là đường lưỡi bò?" Thế thì các học giả Trung Quốc cũng rất là lúng túng trong vấn đề này.Mặc Lâm : Xin được phép hỏi ý kiến của ông Hoàng Việt về vấn đề đường lưỡi bò, theo nhận xét của Thạc Sĩ thì các học giả Phương Tây có chú ý đến vần đề này nhiều lắm hay không, thưa ông? ThS Hoàng Việt : Vấn đề này vẫn luôn luôn đặt ra cho tất cả các học giả rất nhiều lần, thì cũng rất nhiều người đưa ra những câu hỏi, và đặc biệt các học giả từ Phương Tây hoặc từ Indonesia, v.v. thì đều có nhắc về vấn đề là "Cái đường lưỡi bò đó là cái gì? Định nghĩa thế nào là đường lưỡi bò?" Thế thì các học giả Trung Quốc cũng rất là lúng túng trong vấn đề này. Mặc Lâm : Và họ kết luận như thế nào? ThS Hoàng Việt : Các học giả Phương Tây cũng chốt lại vấn đề là phải làm rõ đường lưỡi bò nó là cái gì, và yêu cầu phía Trung Quốc phải làm rõ đường lưỡi bò đó là cái gì? Và nhất là trong các học giả Phương Tây có người đã đưa ra vấn đề là Trung Quốc có quan điểm cho rằng Việt Nam quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nhưng mà thực ra chính Trung Quốc mới là người quốc tế hóa đầu tiên, chẳng hạn như là đưa bản đồ với đường lưỡi bò ra. Có người đã đưa ra vấn đề là Trung Quốc có quan điểm cho rằng Việt Nam quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nhưng mà thực ra chính Trung Quốc mới là người quốc tế hóa đầu tiên, chẳng hạn như là đưa bản đồ với đường lưỡi bò ra.Phía Trung Quốc phản đối cái báo cáo mở rộng của Việt Nam và Malaysia chẳng hạn thì có phải là Trung Quốc đã đưa ra quốc tế trước chớ không phải là Việt Nam đưa ra trước. Cũng có nhiều ý kiến khác rất là, chẳng hạn như là nhắc tới một số quan điểm của Vương Hàn Lĩnh của Trung Quốc thì cho rằng là trong vấn đề ký kết các hiệp định thăm dò cho rằng có sức ép của Mỹ vào trong vấn đề này. Lúc đó TS Trần Trường Thủy có đặt ra một câu hỏi là vậy thì ông cho biết là bằng chứng đâu? Và đương nhiên là có nhiều học giả Mỹ, trong đó có GS Peter Dutton cũng là một nhân vật nghiên cứu nhiều của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, thì ông mới trả lời là thực ra cũng không phải vấn đề đó. Tức là nói với anh là lần này tất cả những vấn đề gai góc nhất đều được mổ xẻ ra, từng vai trò, thậm chí các học giả Trung Quốc cũng chất vấn học giả Mỹ, học giả Ấn Độ là cái lợi ích của nước Mỹ trong tranh chấp Biển Đông là cái gì? Nhiều khi họ yêu cầu giải thích cái mà Ngoại Trưởng Mỹ gọi là "national interest" tức là "cái lợi ích quốc gia" (theo tiếng Việt) là cái gì, cụ thể nó là cái gì, giải thích nó là cái gì? Hay là vấn đề khác như là các học giả Phương Tây đặt ra vấn đề là tại sao có một số giới chức Trung Quốc cho rằng Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc? Nó giống như là Tây Tạng với Đài Loan vậy. Tất cả những vấn đề gọi là gay gắt nhất đều được hỏi và đều được trả lời với thái độ điềm tĩnh. Và tôi nghĩ đúng là mang tinh thần khoa học. Quốc tế quan tâmMặc Lâm : Xin quay lại với TS Nguyễn Nhã. Thưa ông, dưới nhận xét của ông thì các học giả Phương Tây tham dự hội thảo có mặn mà lắm trong các cuộc thảo luận hay là trao đổi hay không? Hay là họ chỉ góp tiếng nói một cách chung chung như từ trước nay chúng ta thường thấy, thưa Tiến Sĩ?TS Nguyễn Nhã : Các học giả cũng nhận thấy rằng là cái Biển Đông nó rất là quan trọng, không những trong vấn đề khu vực mà cả quốc tế nữa, căng thẳng quốc tế. Các học giả cũng nói rằng là có những cái gì rất là mới trong vấn đề Biển Đông, đó là vấn đề quan hệ Mỹ - Trung Quốc mà hiện nay mọi người đã thấy rồi đó. Các học giả nói rằng Trung Quốc đã đánh giá sai cái khả năng huy động sự hợp tác quốc tế của Việt Nam. Mặc Lâm : Có lẽ nhiều người rất là thắc mắc về thái độ của những học giả Trung Quốc, trong các cuộc tranh luận thì thái độ của các học giả Trung Quốc như thế nào? Xin dành câu này cho Thạc sĩ Hoàng Việt... Các học giả cho rằng hiện đang có những cái gì rất mới trong vấn đề Biển Đông, đó là quan hệ Mỹ - Trung Quốc.ThS Hoàng Việt : Thì khi trình bày một vấn đề, chẳng hạn học giả của Trung Quốc là Su Hao có đưa ra một trình bày gọi là cái tham luận của ông ta, nhưng mà các học giả Phương Tây hỏi Su Hao về vấn đề như "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc như thế nào và tất cả. Họ yêu cầu vấn đề là tất cả việc giải quyết tranh chấp Biển Đông này là phải đưa ra cái gì cũng phải minh bạch, minh bạch về quan điểm, minh bạch về chính sách, v.v... Trong quá trình trao đổi thì nó có rất nhiều vấn đề được hỏi tới dưới nhiều góc độ liên quan tới Biển Đông, kể cả luật pháp, kể cả yêu sách chủ quyền, v.v. chứ không phải chỉ là giới hạn trong một chủ đề nào. Mặc Lâm : Cuối cùng xin TS Nguyễn Nhã cho một nhận định chung sau khi hội thảo bế mạc. Theo Tiến Sĩ thì điều gì nổi bật cần ghi nhận nhất thưa ông? TS Nguyễn Nhã : Ngay người Việt mình, bắt chước Trung Quốc, về vấn đề Biển Đông thì họ có cùng chung một mục tiêu, họ hỗ trợ cho nhau để mà bảo vệ đất nước. Mặc Lâm : Một lần nữa xin cám ơn TS Nguyễn Nhã và ThS Hoàng Việt! Theo dòng thời sự:
|
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
Thành quả của Hội nghị Quốc tế về Biển Đông
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét