Thông tin này vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay trong phiên giải trình trước Quốc hội sáng 24/11.
Theo thông báo của Thủ tướng, tính đến cuối tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước tăng 9,58% so với tháng 12/2009. Như vậy, nếu căn cứ vào số liệu CPI 10 tháng do Tổng cục Thống kê công bố trước đó (7,58%), mức tăng giá tiêu dùng, riêng trong tháng 11, đã đạt 2%.Trên thực tế, việc lạm phát có dấu hiệu tăng tốc trong tháng 11 là điều đã được dự đoán sau khi 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM lần lượt công bố mức tăng CPI tháng là 1,73% và 1,93%. Tuy nhiên mức tăng 2% của cả nước (cao nhất kể từ đầu năm) vẫn được xem là một con số bất ngờ.
Trong rổ hàng hóa tính CPI, giáo dục là một trong những nhóm dịch vụ, mặt hàng có mức tăng giá mạnh nhất (tăng 19% sau 11 tháng). Bên cạnh đó là nhóm thực phẩm, vật liệu xây dựng với mức tăng gần 13%. Tuy không tác động trực tiếp đến CPI nhưng việc giá vàng tăng tới 23,31% so với thời điểm cuối năm ngoái cũng được đánh giá là ảnh hưởng lớn tới đà tăng giá chung.
Theo giải thích của Thủ tướng, việc giá cả tăng cao những tháng gần đây trước hết do tác động giá thế giới, do kinh tế trong nước bước đầu phục hồi và tăng trưởng khá. Mặt khác, việc tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển sang cơ chế thị trường một số mặt hàng, trước đây, do Nhà nước quản lý giá, cộng thêm với thiên tai, lũ lụt… đã khiến giá cả leo thang. Cùng với đó là những tác động của nhu cầu vật tư hàng hóa, biến động giá vàng và tỷ giá trong giai đoạn cuối năm.
Nhằm góp phần kiểm soát giá cả, kiềm chế lạm phát, Thủ tướng cho biết, trong giai đoạn cuối năm, Chính phủ đã và sẽ tiếp tục ban hành nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường. Trọng tâm của các biện pháp này là ổn định giá một số nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế (điện, than, xi măng, giấy, phân bón…), sử dụng linh hoạt các công cụ như thuế, phí, quỹ bình ổn giá… điều hành hợp lý các hoạt động tài chính, ngân hàng… Mục tiêu trước mắt, theo Thủ tướng là ổn định nguồn hàng và kiểm soát giá trong dịp Tết Nguyên đán.
Về lâu dài, Chính phủ khẳng định sẽ tập trung vào các biện pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh, góp phần giảm nhập siêu… Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đây mới là những cơ sở vững chắc để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Diễn biến giá tiêu dùng kể từ đầu năm 2010. Số liệu: GSO |
Theo giải thích của Thủ tướng, việc giá cả tăng cao những tháng gần đây trước hết do tác động giá thế giới, do kinh tế trong nước bước đầu phục hồi và tăng trưởng khá. Mặt khác, việc tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển sang cơ chế thị trường một số mặt hàng, trước đây, do Nhà nước quản lý giá, cộng thêm với thiên tai, lũ lụt… đã khiến giá cả leo thang. Cùng với đó là những tác động của nhu cầu vật tư hàng hóa, biến động giá vàng và tỷ giá trong giai đoạn cuối năm.
Nhằm góp phần kiểm soát giá cả, kiềm chế lạm phát, Thủ tướng cho biết, trong giai đoạn cuối năm, Chính phủ đã và sẽ tiếp tục ban hành nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường. Trọng tâm của các biện pháp này là ổn định giá một số nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế (điện, than, xi măng, giấy, phân bón…), sử dụng linh hoạt các công cụ như thuế, phí, quỹ bình ổn giá… điều hành hợp lý các hoạt động tài chính, ngân hàng… Mục tiêu trước mắt, theo Thủ tướng là ổn định nguồn hàng và kiểm soát giá trong dịp Tết Nguyên đán.
Về lâu dài, Chính phủ khẳng định sẽ tập trung vào các biện pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh, góp phần giảm nhập siêu… Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đây mới là những cơ sở vững chắc để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Theo Nhật Minh (VNE)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét