Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Tàu hải quân Việt Nam tuần tra chung và thăm Trung Quốc

Hai tàu hải quân của Việt Nam hôm qua lên đường tham gia tuần tra liên hợp với hải quân Trung Quốc, đồng thời thực hiện chuyến thăm và giao lưu hữu nghị tại nước này.

Hai tàu nhận nhiệm vụ lần lượt là HQ375 và HQ376 thuộc Đoàn M62 (Vùng D hải quân), được Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ đại diện hải quân quân đội nhân dân Việt Nam rời bến đến địa điểm tập kết, để cùng với tàu của hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Tàu hải quân HQ 376 trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: QĐND
Tàu hải quân HQ 376 trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: QĐND


Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng quân chủng hải quân chỉ huy tuần tra phía Việt Nam và làm trưởng đoàn hải quân nhân dân Việt Nam đến thăm Trung Quốc. Tham gia đoàn tàu quân sự Việt Nam thăm Trung Quốc có cán bộ chỉ huy các cơ quan quân chủng hải quân và thủy thủ hai tàu HQ375 và HQ376.

Theo lịch trình, hải quân hai nước thực hiện chuyến tuần tra liên hợp bắt đầu từ 8h ngày 19/6 và kết thúc lúc 10h15 ngày 20/6 (theo giờ Hà Nội). Quãng đường tuần tra 306 hải lý, từ điểm 1 đến điểm 10 của tuyến tuần tra cơ bản. Sau khi kết thúc tuần tra liên hợp, tàu của hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến hành dẫn đường cho hai tàu của hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hành quân qua eo biển Quỳnh Châu vào cảng Trạm Giang, thuộc bán đảo Lôi Châu của tỉnh Quảng Đông, để thực hiện chuyến thăm, giao lưu hữu nghị với hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Tàu HQ-375. Ảnh: QĐND
Tàu HQ-375. Ảnh: QĐND


Chuyến tuần tra này nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị truyền thống, tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước. Khu vực tuần tra là vùng biển giáp ranh giữa hai nước trên vịnh Bắc Bộ đã được phân định. Chuyến tuần tra còn nhằm duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển; thúc đẩy thực thi Hiệp định nghề cá,duy trì trật tự ổn định các hoạt động sản xuất bình thường của nhân dân hai nước trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; trao đổi kinh nghiệm hoạt động của hải quân hai nước.

(Quân đội Nhân dân)

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

http://phonglan1.multiply.com/journal/item/498/498

Trần Ngọc Trung & Bạn đọc danlambao Sang nay, tại TP Vinh, các bạn trẻ sinh viên - học sinh đã gặp nhau tại 3 điểm hẹn, Tuy nhiên họ đã không thể diễu hành vì lực lượng cảnh sát đã bao vây với mật độ dày đặc. Các lực lượng này đã được huy động đến hiện trường từ lúc 6 giờ sáng 19/06/2011 (theo theo người dân hai bên đường kể).

Tại địa điểm ĐH Y Nghệ An, các lực lượng như: CSGT cơ động, dân phòng … và CA chìm trà trộn vào HS-SV nên họ không thể xuất phát.




Trên đường từ ĐH Y về Intermex qua UBND Tỉnh Nghệ An các lực lượng cảnh sát, dân phòng dày đặc. Cứ khoảng 200m một tốp. Riêng trước UBND Tỉnh có trang bỉ đầy đủ lá chắn. Điều đáng nói là hàng quán quanh đây bị dẹp không được bán.

Tại khu vực hồ cửa Nam Tp Vinh thường ngày vắng người qua lại, hôm nay nhộn nhịp hơn. Các lực lượng được trang bị xe chuyên dụng thường trực, các CSGT thay vì đứng ở các điểm chốt giao thông hôm nay được điều động về 3 điểm trên.


Điểm được quan tâm nhất ĐH Vinh, ở đây được huy động ll đông đủ nhất, rất nhiều xe chuyên dụng được huy động và điều đáng nói hơn là chính Quyền Vinh đã điều động cả Quân đội.


Chúng tôi gặp một số các bạn đang trước cổng ĐH Vinh các bạn cho biết: Bọn em chuẩn bị cả khâu hiệu rôn… Các em còn khẳng định, ngày nay bọn em phải đi bằng được, một bạn trong nhóm nói, bọn em đợi mãi khi nào họ về bọn em đi.


Một số sinh viên ở Trường CĐVHNT Nghệ An, CĐSP, ĐH Y tập kết tại ĐH Y tâm sự: Nhà em nghỉ học rồi nhưng được các bạn kêu gọi nên ở lại chứ không thì về hôm qua. Vì các em ghét thằng Tàu quá!

Có thể nói tinh thần của các bạn Vinh vì dân tộc đang lên rất cao. Họ quyết tâm ngày nay căng cờ phản đối ngay trước UBND Tỉnh bằng được. XinLinkchúc cho lòng quyết tâm của các em được thực hiện, Yêu và bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của tất cả những ai có tinh thần dân tộc.



Ghi nhanh lúc 11h ngày 19/6 tại TP Vinh.

Bạn đọc danlambao - Theo kế hoạch, các bạn trẻ và người dân tập trung tại ba vị trí là Đại học Y, công viên Hồ Cửa Nam và Đại học Vinh. Sau đó đi về Siêu thị Intermek (khách sạn Phương Đông).

Đến lúc này cảnh sát vẫn dày đặc tại các địa điểm, nhất là khu vực đại học Vinh, Hồ Cửa Nam và trước cổng Hội Đồng nhân dân tỉnh. Cảnh sát cơ động với khiên, mũ, xe bịt bùng, cảnh sát giao thông, dân quân bảo vệ.


Các bạn Sinh viên ở đại học Vinh vẫn đang tá túc tại các quán nước chung quanh trường nhưng không thể hành động được. Nhìn vào cuộc xuống đường ở Sài Gòn và Hà Nội thì điều cần nhất lúc này ở Thành phố Vinh là có một người lớn nào đó như lão thành cách mạng, nhà Trí thức là phong trào sẽ bùng phát ngay lập tức.


Nói về lực lượng cảnh sát tại khu vực đại học Vinh gồm một xe bịt bùng, một đội cơ động, 3 xe ô tô cảnh sát giao thông, hàng chục xe môt tô dựng hai bên đường, dân phòng khoảng 50 tên. Tại Hồ Cửa Nam gồm hai xe ô tô cảnh sát giao thông, dân phòng đứng trực trước phường Cửa Nam khoảng 30 người. Còn trước cổng trụ sở Hội đồng nhân dân tỉnh có một đội cảnh sát cơ động, hai xe mô tô cảnh sát, các biển "cấm tụ tập đông người" đã được dựng lên. Ngoài ra tại các ngã tư trong thành phố, lực lượng áo xanh, áo vàng chốt chặn.

Một không khí căng thẳng đã bao trùm toàn thành phố, nhất là tại các khu vực tập trung trong kế hoạch. Hy vọng là Tuổi trẻ Nghệ Tĩnh với truyền thống anh dũng trong các phong trào, sẽ quả cảm hơn, kinh nghiệm hơn để không bị mang tiếng nhút nhát so với các bạn Sài Gòn, Hà Nội.


Vietnamese yell ‘Down with China’ during protest as tensions run hot over South China Sea

http://www.washingtonpost.com/world/asia-pacific/vietnamese-yell-down-with-china-during-protest-as-tensions-run-hot-over-south-china-sea/2011/06/18/AGNXVqaH_story.html
HANOI, Vietnam — Hundreds of Vietnamese launched a third week of protests against China on Sunday amid escalating tensions in disputed waters of the South China Sea, where both countries recently conducted live-fire military drills.
About 300 people gathered near the Chinese Embassy in the capital, Hanoi, and marched through the streets, yelling "Down with China!" and demanding that their powerful northern neighbor stay out of Vietnam's territory. Crowds also gathered in southern Ho Chi Minh City.

"We will fight for our country if the nation needs us," said student Nguyen Manh Ha, 20. "Not only me, but all Vietnamese people will die to protect our territory."
Protests are extremely rare in Vietnam and are typically quashed quickly by security forces, but Hanoi has allowed the demonstrations to go on for the past three Sundays amid tight security. At one point, the crowd, waving Vietnamese flags, stopped at a department store and shouted "Boycott Chinese products!"
"I'm here today to protect my country from an invading China," said Nguyen Long, 82, who fought in a short, bloody land border war with China in 1979. "I'm sure those in the embassy are listening to us shouting 'Down with China!'"
Relations between the communist countries hit a low point after two incidents in the past month involving clashes between Chinese and Vietnamese boats in the South China Sea.
Vietnam accuses Chinese vessels of hindering oil exploration surveys in an area 200 nautical miles off its central coast that it claims as its economic exclusive zone. China says Vietnam illegally entered its waters near the disputed Spratly islands and endangered Chinese fishermen.
The two sides have a long history of exchanging diplomatic jabs over maritime incidents, mainly involving areas around the believed resource-rich Spratly and Paracel islands, which are claimed all or in part by Vietnam, China and several other Asian countries. But the current spat has become much more hostile.
Vietnam held live-fire naval exercises off its central coast last Monday — the same day the government issued an order outlining who would be exempt from a military draft. On Friday, China announced it had also recently held three days and nights of drills in the South China Sea, though it did not give exact dates.
The United States has said the South China Sea, home to key shipping lanes, is in its national interest. China says territorial disputes should be handled one-on-one, but Vietnam has said it welcomes foreign assistance to maintain regional peace and stability.
The U.S. and Vietnam issued a joint statement Friday following an annual defense dialogue, with Washington saying the recent "troubling" incidents raise concerns about maritime security.
___
Associated Press video journalist Hau Dinh contributed to this report from Hanoi.
Copyright 2011 The Associated Press. All rights reserved. This material may not be published, broadcast, rewritten or redistributed.

Người Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 3

2011-06-18
Hôm nay 19-6-2011, lần thứ ba liên tiếp trong các ngày Chủ nhật, người Việt Nam lại cùng nhau xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam.

Kami's blog

Người biểu tình giương cao các khẩu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Không khí cuộc biểu tình lần này ở Hà Nội được mô tả là sôi động hơn hai lần trước, với sự tham gia của nhiều nhân sĩ trí thức như Giáo sư Nguyễn Quang A, Giáo sư Ngô Đức Thọ, Nữ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà (vợ TS Cù Huy Hà Vũ), Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, v.v…
Hanoi3-400
Nữ LS Nguyễn Thị Dương Hà (giữa), lần đầu tiên tham gia biểu tình chống Trung Quốc.


Từ 8:30 sáng đã có hơn 100 người tụ tập tại Công viên Lê-nin, hô vang các khẩu hiệu "Phản đối Trung Quốc" "Trường Sa: Việt Nam", "Hoàng Sa: Việt Nam", v.v…
Sau đó đoàn người bắt đầu tuần hành về phía Đại sứ quán Trung Quốc. Trong lúc đang tham gia đoàn biểu tình, Nữ LS Nguyễn Thị Dương Hà đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phòng vấn đặc biệt:
LS Nguyễn Thị Dương Hà trả lời phỏng vấn RFA khi đang tham gia biểu tình ở Hà Nội sáng Chủ nhật 19-6-2011 .


Cũng trong sáng Chủ nhật 19-6, BS Phạm Hồng Sơn đã có cuộc trò chuyện với RFA về không khí biểu tình ở Hà Nội.


BS Phạm Hồng Sơn nói chuyện với RFA về không khí biểu tình ở Hà Nội sáng 19-06-2011.

Hanoi2-400
Cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng 19-06-2011 diễn ra trong ôn hòa.



Biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba

Biểu tình ở Hà Nội (ảnh Lê Tuấn Anh, lấy từ blog Nguyễn Xuân Diện)

Một cuộc biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông lại được tổ chức ở Hà Nội trong tuần thứ ba liên tiếp.

Hãng tin Mỹ Associated Press cho hay khoảng 300 người tụ họp trước Đại sứ quán Trung Quốc ở H̀a Nội từ sáng.
Họ cầm cờ Việt Nam và giương cao các biểu ngữ "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam", "Trung Quốc hãy chấm dứt xâm lược lãnh thổ Việt Nam"...
Sau chừng nửa tiếng đồng hồ, đoàn biểu tình bắt đầu cuộc tuần hành về hướng trung tâm thành phố. Được biết không khí diễn ra ôn hòa, không có va chạm hay đụng độ gì với lực lượng an ninh được điều tới giữ trật tự.
Trong số những người tham gia biểu tình có các nhân vật được nhiều người biết tới như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà.
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, một người bất đồng chính kiến, được nói cũng đã tới tham dự.
Mấy hôm trước lời kêu gọi biểu tình ôn hòa, không chỉ ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà còn ở các tỉnh khác, đã được đưa ra trên mạng internet.
Tuy nhiên, vào thời điểm dự tính, cuộc tuần hành chưa diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, nơi được nói là an ninh tăng cường hiện diện quanh địa điểm tòa lãnh sự Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang gặp căng thẳng ngoại giao sau các vụ Việt Nam nói là tàu Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Thăm Trung Quốc

Hôm thứ Sáu 17/06, sau đối thoại an ninh-chính trị-quốc phòng Mỹ-Việt lần thứ tư tại Washington D.C., hai bên đã ra thông cáo chung kêu gọi tự do lưu thông hàng hải và phản đối việc dùng vũ lực tại Biển Đông.
Thông cáo này cũng kêu gọi giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng luật pháp quốc tế.
Trong một diễn biến khác đáng chú ý, hai tàu hải quân Việt Nam mang số hiệu HQ375 và HQ376 vừa lên đường tham gia tuần tra liên hợp tại Vịnh Bắc Bộ cùng hải quân Trung Quốc và sau đó thăm chính thức Trung Quốc.
Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hai nước ký kết thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp hồi tháng 10/2005.
Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, làm trưởng đoàn Việt Nam.
Cuộc tuần tra chung tiến hành trong hai ngày 19/06-20/06.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay sau đó, hai tàu chiến Việt Nam sẽ "qua eo biển Quỳnh Châu vào cảng Trạm Giang thực hiện chuyến thăm, giao lưu hữu nghị với Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc".

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

US, Vietnam in joint call amid China tension

http://www.dawn.com/2011/06/18/us-vietnam-in-joint-call-amid-china-tension.html


All territorial disputes in the South China Sea should be resolved through a collaborative, diplomatic process without coercion or the use of force," the two countries said in a joint statement. - AFP (File Photo)









WASHINGTON: The United States and Vietnam on Friday jointly called for freedom of navigation and rejected the use of force in the South China Sea, amid simmering tensions between Beijing and its neighbors.
After talks in Washington, the former war foes said that "the maintenance of peace, stability, safety and freedom of navigation in the South China Sea is in the common interests of the international community."
All territorial disputes in the South China Sea should be resolved through a collaborative, diplomatic process without coercion or the use of force," the two countries said in a joint statement.
Disputes have flared in recent weeks in the South China Sea, with Vietnam holding live-fire military exercises after accusing Chinese ships of ramming an oil survey ship and cutting the exploration cables of another one.
China staged its own three days of military exercises in the South China Sea, which state media said was aimed at boosting the country's offshore maritime patrol force.
"The US side reiterated that troubling incidents in recent months do not foster peace and stability within the region," the statement said.
Secretary of State Hillary Clinton, on a July 2010 visit to Vietnam that was closely watched around Asia, said that the United States had a vital national interest in freedom of navigation in the South China Sea.
China has myriad disputes in the potentially resource-rich sea with countries including Vietnam, Malaysia, Brunei and the Philippines – which said Friday that it was sending its aging naval flagship into the disputed waters.
Amid the tensions, China said Tuesday that it would not resort to the use of force in the South China Sea and urged other countries to "do more for peace and stability in the region."
In the statement, the United States and Vietnam threw their support for talks under the aegis of a 2002 agreement between China and the 10-nation Association of Southeast Asian Nations, in which the two sides pledged to work on a code of conduct for the South China Sea.
China and ASEAN have done little in the intervening nine years to reach the code. Diplomats say that the Chinese appear to favor one-on-one talks with each nation, fearing that ASEAN would gang up on them in a group setting.
Despite the memories of war, the United States and Vietnam have been rapidly building relations — in part due to a spike in tensions between Beijing and Vietnam, which bitterly recalls 1,000 years of Chinese rule.
"The situation with the sovereignty issues in the South China Sea has actually helped our relationship in a sense that they understand that they have a commonality of interest," Senator Jim Webb said at a conference Monday.
Webb, a former combat Marine in Vietnam, said that the United States needed to be firmer on disputes in the South China Sea. The United States officially does not take a position on disputes to which it is not party.
President Barack Obama's administration has put a focus on building ties with growing US-friendly nations in Southeast Asia and has enthusiastically welcomed the growing relationship with Vietnam, which includes military ties.
While mostly supportive of warmer ties, many members of Congress are sharply critical of Vietnam over its human rights record and demand progress in return for better ties. Human rights did not figure in the joint statement.
The annual US-Vietnam talks involved Andrew Shapiro, the assistant secretary of state for political-military affairs, and Vice Foreign Minister Pham Binh Minh.

Thẩm phán TQ vào Tòa Quốc tế về Luật biển

Ông Cao Chi Quốc

Thẩm phán Cao Chi Quốc người Trung Quốc vừa tái đắc cử chức thẩm phán tại Tòa án Quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea - Itlos).

Itlos là cơ quan độc lập được thiết lập bởi Công ước Liên hiệp Quốc về Luật biển (Unclos) nhằm phân xử các tranh chấp xung quanh việc thực hiện công ước.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho hay ông Cao vừa được bầu chọn với số phiếu áp đảo tại hội nghị lần thứ 21 các quốc gia tham gia Unclos đang họp từ 13/06-17/06 tại New York.
Ông Cao, 56 tuổi, nhận 141/149 phiếu trong vòng bỏ phiếu kín, vượt quá yêu cầu hai phần ba để tái đắc cử.
Hiện ông là Giám đốc điều hành Viện Hàng hải thuộc Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc và có bằng tiến sỹ về luật.
Ông đã được bầu chọn làm thẩm phán Itlos từ 30/01/2008 để tiếp tục công việc của người tiền nhiệm cũng là một thẩm phán Trung Quốc.
Nhiệm kỳ mới của ông Cao sẽ là chín năm.
Trong cuộc phỏng vấn ngay sau khi tái đắc cử, ông Cao nói thành công của ông là nhờ sự giúp đỡ và nỗ lực của chính phủ Trung Quốc.
Ông nói với các nhà báo: "Tôi có một người ủng hộ mạnh mẽ phía sau - đó là Tổ quốc Trung Hoa của tôi, một quốc gia đang lên và có trách nhiệm".
"Không có sự hỗ trợ của Trung Quốc thì tôi không thể nào thắng cử."
Itlos có 21 thành viên, trong đó có 19 thẩm phán, với 5 vị thuộc khu vực Á châu là từ các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Nga và Ấn Độ.
Việt Nam chưa bao giờ đặt chân được vào tổ chức này, nhưng Trung Quốc trước ông Cao đã có hai vị ngồi ghế thẩm phán Itlos.

Công bằng và không thiên vị

Ông Cao tuyên thệ sẽ làm tròn bổn phận một cách "công bằng và không thiên vị".
Trung Quốc, với tư cách là nước lớn, có mặt tại hầu hết các thể chế luật pháp và tổ chức quốc tế; và thường có tiếng nói trọng lượng.
Nước này là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ với quyền phủ quyết.
Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 được cho như hệ thống pháp lý toàn diện về biển và đại dương trên thế giới, với các quy định về khai thác biển và nguồn lợi biển.
Hiện có 162 quốc gia, trong có Việt Nam, tham gia Unclos.
Tòa án Quốc tế Luật biển được lập ra tại Hamburg, Đức, vào năm 1994.
Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, hiện đang có kêu gọi rằng Việt Nam phải mang các vấn đề nảy sinh ra giải quyết theo luật pháp quốc tế, và trước Tòa án Quốc tế về Luật biển.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Hàng trăm công ty VN ngừng sản xuất hải sản

Thuyền cá Việt Nam

Tin cho hay nhiều công ty Việt Nam phải ngừng sản xuất chế biến hải sản vì thiếu nguyên liệu do thương nhân Trung Quốc 'vét hàng'.

Cùng lúc có tin Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 ra các vùng biển tranh chấp ở Đông Nam Á.

Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết "nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất".
"Nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về."
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, được báo này dẫn lời nói từ đầu năm đến nay đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác.
VASEP nói đang có tình trạng thương nhân Trung Quốc "tranh giành, đón mua" tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển.
Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cho tới tận 01/08 tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, trong có nhiều vùng biển mà Việt Nam cũng nói là của mình.
Hàng năm Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để "bảo vệ nguồn hải sản".
Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ.

Nguồn hải sản cạn kiện

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc cũng nói trên báo Tuổi Trẻ rằng "nhiều vùng đánh bắt đang có dấu hiệu cạn kiệt nguồn hải sản".
Giới chức Việt Nam đang kêu gọi tạo điều kiện cho ngư dân ra đánh cá xa bờ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh, cũng trên Tuổi Trẻ, cho hay đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm.
ảnh của Nguyễn Giang

Thuyền cá của ngư dân Việt Nam phần nhiều còn rất thô sơ

Bà Minh kêu gọi chính phủ có chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển hạ tầng cầu cảng, trang bị kỹ thuật hiện đại hơn cho ngư dân và kêu gọi đầu tư của nước ngoài.
Bảo đảm an toàn cho ngư dân là vấn đề đau đầu cho chính phủ, vì ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam "gặp nạn" khi đánh bắt ở các vùng biển xa.
Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn.
Hồi đầu tháng, thực trạng này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore.
Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, "nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam".
"Để xử lý, chúng ta cần ứng xử bằng luật pháp quốc tế, một cách láng giềng, hữu nghị và nhân đạo, không xâm phạm thân thể và vật chất của ngư dân."
Ông Phùng Quang Thanh cũng đề cập tới lệnh cấm đánh bắt hàng năm mà Trung Quốc đưa ra, rằng lệnh này Trung Quốc tuyên bố áp dụng cho cả những vùng biển của Việt Nam.
"Chúng tôi không đồng tình với việc này, và đã phản đối qua con đường ngoại giao. Các tuyên bố đưa ra cần thể theo luật pháp quốc tế."
Tin hôm 16/6 cho hay Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 đi qua Biển Đông để đến Singapore trong bối cảnh căng thẳng vẫn còn cao trong vùng.
Phía Trung Quốc nói chiếc tàu hải giám thuộc loại lớn nhất của nước này, có cả bãi đỗ cho trực thăng, sẽ "tuần tra, giám sát các tuyến hàng hải trong biển Nam Hải".
Dự kiến tàu sẽ tới Singapore vào ngày 23/6, chỉ vài hôm trước khi Hoa Kỳ và Philippines dự kiến có cuộc tập trận CARAT, trước khi quay trở về Trung Quốc.
Báo chí nước ngoài theo dõi câu chuyện cho hay tàu Hải Tuần 31 sẽ đi ngang vùng Trường Sa đang bị nhiều bên tranh chấp.

Hèn Với Tiền, Ác Với Dân: Bé 11 tuổi bị Công an đánh phải nhập viện

Thursday, 16 June 2011


(NLĐO) - Lỡ trộm tiền của cô ruột đi mua điện thoại, một cháu bé bị công an phường đánh, phải nhập viện điều trị.

Ngày 16-6, đại diện Bệnh viện GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đang tiến hành theo dõi và điều trị các vết thương cho bệnh nhân Ngô Đình Phát (SN 2000, học lớp 5 Trường Tiểu học Phường Đúc), trú tại tổ 20, khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP Huế.

Trước đó, vào khoảng 21 giờ ngày 15-6, cháu Phát được gia đình đưa tới cấp cứu trong tình trạng có nhiều vết thương bầm tím tại đùi và mông.

Bác sĩ Trần Nhân Thao, Khoa Ngoại - Bệnh viện GTVT, cho biết cháu Phát bị tổn thương từ đầu đến chân, trong đó ở vành tai trái, mông và mặt sau hai đùi chân bị bầm tím. Tuy nhiên, do ngày 16-6, bệnh viện bị cắt điện nên chưa thể làm các xét nghiệm và chụp X-quang, vì vậy chưa có kết luận về mức độ chấn thương. "Các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác về tổn thương của cháu Phát sẽ có trong ngày 17-6" - bác sĩ Thao cho biết.

Theo chị Nguyễn Thị Son, mẹ cháu Phát, nguyên nhân cháu bị chấn thương là do Công an phường Thủy Xuân đánh vào chiều 15-6.

Chị Son kể lại: Vào 12 giờ ngày 15-6 cháu Phát qua nhà cô ruột là Ngô Thị Ánh thì phát hiện số tiền 3,1 triệu đồng của cô giấu ở dưới gối để trên giường. Phát đã lấy số tiền này mua một ĐTDĐ 800.000 đồng, một thẻ nhớ, một sim điện thoại và một cục sạc điện thoại.

Biết Phát trộm tiền mình nên chị Ánh nhờ người thân, hàng xóm đi tìm cháu về để hỏi lấy lại số tiền. Sau khi đi mua điện thoại về tới gần nhà thì Phát bị một người hàng xóm tên là An bắt được, đưa về nhà.
ại

Phát khai đã mua những thứ trên hết 900.000 đồng, trả lại chị Ánh 1,7 triệu, còn 500.000 đồng Phát nói đã rơi ở đâu đó không nhớ. Sau đó, Phát được mẹ và chị Ánh, cùng một người hàng xóm dẫn tới quầy điện thoại nơi Phát mua để trả lại điện thoại và lấy lại tiền nhưng chủ quầy điện thoại này chối bỏ rằng Phát không mua điện thoại ở đây.

Khoảng 15 giờ cùng ngày, chị Ánh cùng một người hàng xóm tên Tý chở Phát xuống Công an phường Thủy Xuân để nhờ công an ra can thiệp, yêu cầu trả lại điện thoại để lấy lại tiền. Sau đó, chủ quầy điện thoại đã trả lại tiền cho chị Ánh.

Sau đó, chị Ánh và Phát được đưa về trụ sở công an phường làm việc. Chị Ánh được đưa sang một phòng riêng viết lời khai, còn Phát ở lại một phòng riêng để "điều tra".

Đến 16 giờ 40 phút, anh Ngô Đình Chung, cha của cháu Phát, được ông Nguyễn Ánh - Phó Trưởng Công an phường Thủy Xuân, gọi lên làm giấy bảo lãnh để đưa con về.

Anh Chung kể: "Sau khi viết xong giấy bảo lãnh thì tôi đưa Phát ra xe cùng cô ruột định chở về nhà thì cháu van đau bụng, đau chân, đi lại không vững. Thấy cháu gần ngã xuống đất nên cô Ánh phải đỡ cháu lên xe".

Chở về nhà, cháu Phát kêu đau, sốt nặng. Khi vén hai ống quần của con lên thì thấy ở hai đùi và mông cháu Phát bị bầm tím.

"Chồng tôi điện thoại hỏi lại ông Ánh sao đánh con tôi nặng vậy thì ông này bảo có đánh ở đùi, lấy muối xát vào cho cháu là không sao đâu" - chị Son kể.

Tại bệnh viện, cháu Phát kể rằng sau khi bị đưa vào phòng cách ly với cô Ánh, cháu đã bị hai công an viên thay nhau lấy dùi cui đánh vào đùi và mông, trong khi tay thì xách tai trái của Phát. Hai người này còn dùng chân đá vào hai bên đùi của Phát.

Chị Son cho biết sáng 16-6, có một số người xưng là công an phường Thủy Xuân tới gặp chị ở một quán nước trong Bệnh viện GTVT và nói rằng muốn dạy dỗ cháu Phát nhưng do lỡ tay nên làm cháu bị thương nặng. "Họ năn nỉ tôi bỏ qua, gia đình tôi đừng làm ầm lên mà to chuyện" - chị Son kể.

Cũng trong sáng 16-6, anh Chung đã tới gửi đơn khiếu nại với UBND phưởng Thủy Xuân và Công an phường Thủy Xuân về việc con mình bị đánh. Tuy nhiên, sau khi Công an phường Thủy Xuân đứng ra xin lỗi gia đình và đưa cho anh Chung 1,5 triệu đồng bảo về lo thuốc thang cho cháu Phát nên anh Chung đã làm đơn bãi nại, đồng thời rút đơn khiếu nại.

Theo trả lời của ông Nguyễn Ánh với cha cháu Phát, người trực tiếp đánh cháu Phát là một cảnh sát khu vực có tên là Quang. "Thấy Quang đánh cháu Phát nên tôi nói đừng đánh nữa nhưng Quang nói thằng cu này hay nghịch để em dạy nó" - ông Ánh cho biết.

Một phó trưởng Công an TP Huế cho biết sẽ tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. Nếu cán bộ, chiến sĩ nào sai phạm sẽ xử lý nghiêm minh.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Bức ảnh 12/06/2011 va` câu hỏi công an Việt nam ăn lương của dân để làm gi`?

Phan Nguyên - Tôi Phan Nguyên, là người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12/06/2011) trông như một con vật giữa thế kỷ 21 này. Vào buổi sáng 12/06 tôi cùng đoàn biểu bình tuần hành qua nha thờ Đức Bà, bên phía công viên đối diện hình như xẩy ra vụ "bắt bớ". Đoàn biểu tình chia làm hai hướng, một hướng về dinh Độc Lập, một hướng vể đường Lê Duẩn, chúng tôi bị kẹt giữa đường, ngay bùng binh nhà thờ Đức Bà.


Ngay lập tức, một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực ( như bức ảnh các bạn đang thấy). KINH !

Tôi bị đưa vào Ủy ban nhân nhân dân Quận 1 trên đường Lê Duẩn, tại đây tôi bị đẩy vào một góc và bị ăn 2 cú lên gối (chỉ bị đau tay thôi, rất may,hi), lại một lần thất KINH !

Rất may, một anh an ninh( chắc cũng sếp lớn) ra can thiệp và tôi không bị đánh nữa. Tiếp theo là màn làm việc xác minh lý lịch. Tôi hợp tác 100%, hỏi gì trả lời nấy, chẳng có gì che giấu (anh làm việc với tôi rất lịch sự). Khoảng 12h trưa tôi bị đau bao tử và rất đói, nên tôi đè nghị được ăn trưa và cung cấp 2 viên Maalox. Đúng như anh em nói đùa, trưa 12/06 tôi ăn cơm nhà nước "một bún gạo" và Maalox thì chưa thấy.

Làm việc nói cho mỹ miều thôi, chứ cũng xác minh tôi là cái thằng nào thôi,( mà chung quy, tôi chả là thằng nào, chỉ một thằng bày tỏ lòng yêu nước. thế mới đau), hỏi han thăm do đến khoảng 14h là kêt thúc và nội dung thì cũng xoay quanh: sơ yêu lý lịch, đi biểu tình với ai, tại sao lại đi...những câu hỏi đã gặp năm 2007.

Nghỉ giải lao 15 phút, thì đến màn đấu tranh tư tưởng, nào là giải thích đúng sai về đi biểu tình, đi biểu tình với cơ sở pháp lý nào, đã có Đảng Nhà nước lo rồi..., tâm lý chiến nữa, ghê lắm!

Tôi dân Quảng Nam, cũng ham hố lắm, tranh luân tơi bời. Biểu tình được Hiến Pháp Việt Nam công nhân, nhưng chưa có luật điều chỉnh. Vậy cho nên, công dân có thể làm những gì luật pháp không cấm. Chắc cũng vì lý do đó, tôi được rất nhiều anh an ninh ra "trò chuyện".

Khoảng 16h thì một anh an ninh (theo phong cách, tôi nghĩ là sếp) có cầm theo chứng minh thư của tôi đến gặp tôi, ( tôi tưởng mình được thả, chỉ là tưởng bở thôi), và yêu cầu tôi viêt cam kết không đi biểu tình nữa thì sẽ được về.

Tôi kiên quyết không viết cái cam kết vô lý đó, khoảng 16h30, xe công an Phường 7 (nơi tôi tạm trú) đưa tôi về trụ sở công an phường tiếp tục làm việc. Lại làm việc, thực nực cười, cũng chỉ những câu hỏi lúc sáng thôi, không có gì mới lại còn không chi tiết bằng nữa.

Làm việc tại công an phường khoảng 18h là xong và ngồi đợi. Ngồi không, nhưng tai trụ sơ công an cảm giác sẽ như thế nào? Đến 18h30 mình yêu cầu được ra về, nếu tạm giừ thì cung cấp cho mình lệnh tạm giữ. Ạnh trực ban tại phường rất ôn hòa, giả thích mình sẽ không bị tạm giữ qua đêm, ơn trời. 15 phút sau bên an ninh xuống xác nhận, và mình được trả lại CMND, điện thoại di động. Dĩ nhiên là được ra về.