Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

ASEAN cảnh báo ảnh hưởng phóng xạ từ các lò phản ứng ở Nhật


2011-03-15

Sau khi vụ nổ lò phản ứng số 2 của nhà máy năng lượng hạt nhân Fukushima của Nhật xảy ra vào sáng sớm hôm nay, lượng phóng xạ tăng lên ở khu vực xung quanh nhà máy và lan sang các vùng lân cận khiến cho nhiều nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương lo ngại.

Phòng ngừa phóng xạ

Vụ nổ thứ tư xảy ra ở nhà máy năng lượng hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đối với các khu vực lân cận. 

Các quan chức Nhật cho biết đã phát hiện mức phóng xạ ở mức độ thấp tại 
Dải ảnh chụp lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật phát nổ hôm 14/03/2011. AFP
Dải ảnh chụp lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật phát nổ hôm 14/03/2011. AFP
Tokyo, nơi cách khu vực nhà máy Fukushima đến 250 km. 

Chính phủ Nhật khuyến cáo người dân Tokyo nên ở trong nhà, đóng tất cả cửa sổ, không mở quạt thông gió hay phơi quần áo bên ngoài để tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ. 

Trong khi đó, tại các nước Á châu, một số chính phủ như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Philippines, Đài Loan và Thái Lan cho biết sẽ bắt đầu kiểm tra thực phẩm nhập khẩu từ Nhật xem có bị nhiễm chất phóng xạ không.

Ông Pipat Yingseree, Tổng thư ký Cơ quản quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan, cho biết:

"Ngày mai chúng tôi sẽ bắt đầu lấy mẫu thực phẩm ngẫu nhiên từ Nhật Bản gửi qua đường hàng không. Chúng tôi sẽ tìm hiểu thông tin trước xem liệu có thể xảy ra nguy cơ gì trong tương lai mà chúng tôi chưa được biết. Có thể chúng tôi sẽ kiểm tra các mặt hàng rau quả, trái cây, ngũ cốc hay hải sản đông lạnh là chính và những thực phẩm được gửi đi từ Nhật từ ngày hôm nay."

Theo ông Pipat Yingseree, việc ăn phải thức ăn nhiễm chất phóng xạ cũng giống như bị nhiễm phóng xạ trực tiếp từ thảm hoạ Chernobyl trước đây vì chất phóng xạ từ thực phẩm sẽ ở lại trong cơ thể, gây ra rối loạn gene và có thể gây ung thư.
Việc ăn phải thức ăn nhiễm chất phóng xạ cũng giống như bị nhiễm phóng xạ trực tiếp từ thảm hoạ Chernobyl trước đây vì chất phóng xạ từ thực phẩm sẽ ở lại trong cơ thể, gây ra rối loạn gene và có thể gây ung thư.
Một số hãng máy bay của Trung Quốc, Đài Loan đã hủy bỏ chuyến bay đến Nhật. Nam Hàn cho biết đang thảo luận xem liệu có nên đưa công cụ rà soát hành khách đến từ Nhật xem có bị nhiễm chất phóng xạ hay không. 

Chính quyền Hồng Kông khuyến cáo người dân trở về từ Nhật nếu lo ngại về nguy cơ nhiễm phóng xạ thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. 

Ngoài kế hoạch di tản người dân khỏi những khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất, một số nước bắt đầu chú ý đến việc đo mức độ ô nhiễm phóng xạ. 

Trung Quốc cho biết cho đến 10 giờ sáng ngày hôm nay, hệ thống quan trắc phóng xạ vẫn cho thấy không có dấu hiệu bất thường về mức độ nhiễm phóng xạ ở nước này. 

Theo các chuyên gia nước này cho biết, hướng gió hiện nay đang thổi về hướng tây bắc, xa khỏi Trung Quốc ít nhất trong 3 ngày tới. Chính phủ Nam Hàn cũng cho biết tình hình tương tự, chưa phát hiện có phóng xạ mặc dù đây là quốc gia gần Nhật Bản nhất. 
Viện Năng lượng Nguyên tử đã yêu cầu Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tiến hành đo mức độ phóng xạ trong môi trường sau khi xảy ra vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản sáng nay. 
Tại Việt Nam, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam – ông Vương Hữu Tấn – cũng khẳng định với báo Thanh Niên là chưa phát hiện ô nhiễm phóng xạ tại Việt Nam.

Được biết, Viện Năng lượng Nguyên tử đã yêu cầu Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tiến hành đo mức độ phóng xạ trong môi trường sau khi xảy ra vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản sáng nay. 

Trong khi đó, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết hiện vẫn chưa có chỉ thị gì từ phía Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc di tản công nhân Việt Nam ra khỏi Nhật. Cục này cho biết nếu tình trạng nhiễm phóng xạ tiếp tục xấu đi, các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ có kế hoạch đưa lao động về nước.

Theo dòng thời sự:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét