Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

1,1 tỷ USD cho 2 dự án đường sắt cao tốc TP.HCM


14/12/2010 19:07:29

 - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 14/12 đã phê duyệt một gói hỗ trợ tài chính trị giá 1,1 tỷ USD cho hai dự án giao thông lớn giúp giảm tắc nghẽn giao thông tại những con đường quá đông đúc tại TP.HCM.

Theo đó, ADB sẽ cung cấp 540 triệu USD cho một dự án trị giá 1,4 tỷ  USDđể xây dựng đường sắt cao tốc thứ hai tại TP.HCM từ Bến Thành tới trung tâm TP,HCM, và một khoản bổ sung trị giá 636 triệu  USD cho một dự án có giá trị 1,6 tỷ USD để xây dựng đường cao tốc tới phía nam của thành phố từ Bến Lức đến Long Thành.
 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Ông James Lynch, Vụ trưởng Vụ Giao thông Đô thị và Giao thông vận tải khu vực Đông Nam Á của ADB cho biết: Những dự án này sẽ giảm đáng kể tắc nghẽn giao thông, giảm tai nạn giao thông đồng thời giảm bớt phát thải các-bon.

Toàn bộ các tuyến đường cao tốc này sẽ được khánh thành vào năm 2017. Dự kiến, việc đi lại qua trung tâm thành phố sẽ hạn chế hơn và giảm thời gian đi lại đông-tây xuống 80%, với  tỷ lệ tai nạn giao thông giảm 10%.

Với việc chú trọng tới tình trạng thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, đường cao tốc này cũng được thiết kế để tránh lụt lội với một nửa phần đường là cầu và cầu cạn dây văng.

Đối với tuyến Bến Thành tới trung tâm TP.HCM sẽ chạy ngầm với độ dài 11,3 km, đi qua Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất tới Tham Lương. Trong đó, 9,3 km đường cao tốc sẽ chạy ngầm và 2 km đường kết nối từ đường ngầm lên trên mặt đất. 

Ước tính có khoảng 213.000 lượt người sử dụng một ngày vào năm 2017 và tăng lên 300.000 lượt/ngày vào năm 2020 và trên 700.000 lượt/một ngày vào năm 2035.

Đường tàu điện ngầm sẽ giúp giảm thời gian đi lại khoảng 20% từ năm 2010 và ước tính tai nạn giao thông sẽ giảm 30%.

Đường tàu điện ngầm do ADB hỗ trợ sẽ được xây dựng đồng bộ với những hệ thống đường sắt khác đang được phát triển tại TP.HCM, trong đó có tuyến đường sắt đầu tiên được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ đáng kể.

Các nhà tại trợ khác cho Chương trình đầu tư Đường sắt cao tốc nội đô thứ hai của TP.HCM là Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW Bankengrupe (313 triệu USD) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu – EIB (195 triệu USD). Chính phủ Việt Nam tài trợ phần còn lại là 326,5 triệu USD.

Đối với dự án đường cao tốc từ Bến Lức tới Long Thành kéo dài 57 km, sẽ làm giảm hơn nữa lưu lượng giao thông trong trung tâm TP.HCM, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa giữa các cảng chính của TP.HCM.

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp 635 triệu USD cho dự án này, phần còn lại là 337 triệu USD sẽ do Chính phủ Việt Nam cung cấp.

Hiện các phương tiện tư nhân hiện đang chiếm lĩnh các tuyến đường giao thông tại Việt Nam, còn tại TP.HCM cơ sở hạ tầng đường xá đã đạt đến điểm bão hòa.

Với dân số ngày càng tăng ở khu vực TP.HCM ước tính sẽ tăng từ mức hiện tại là 9 triệu người lên 14 triệu người vào năm 2015, giao thông sẽ tiếp tục trở thành vấn đề bức xúc, đặc biệt là khi nhiều người chuyển từ phương tiện xe máy sang ô tô do có thu nhập tăng.

Hai dự án này sẽ giúp giảm tắc nghẽn giao thông tại những con đường quá đông đúc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • N.Yến

Hoang mang bởi bình sữa cho trẻ có chất độc hại


Thứ ba, 14/12/2010, 18:11 GMT+7


Nghe nói bình sữa nhựa chứa BPA có thể gây ung thư, chị An có cậu con trai gần một tuổi lập tức bỏ chiếc bình mua với giá hơn 20.000 đồng đang dùng, để thay bằng một cái khác có chữ "BPA free", dù đắt hơn.
Đồ chơi trẻ em 'thờ ơ' với quy định dán tem chất lượng

"Thực ra tôi cũng chả rõ chất đó là gì, nhưng nghe có thể ảnh hưởng đến con thì phải tránh thôi, nhưng lại băn khoăn cơ quan chức năng đã kiểm tra chất lượng đối với bình sữa ghi không có BPA chưa", chị An (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết.

Một nghiên cứu mới đây tại các nước Châu Âu công bố, BPA (Bisphenol A) gồm các chất polymer dẻo nóng và trong suốt, dùng để tráng bên trong các hộp đựng bằng nhựa và kim loại nhằm bảo quản, chống lão hóa, chống thấm và ăn mòn sản phẩm. Chất này được sử dụng rộng rãi trong các loại đồ hộp, bình sữa và đồ chơi trẻ em. Nghiên cứu kết luận, BPA có thể gây ra các bệnh như: tim, ung thư vú, vô sinh, béo phì, dậy thì sớm ở trẻ và rối loạn thần kinh.

Trước cảnh báo trên, Canada và Ủy ban Châu Âu đã cấm các loại bình sữa dành cho trẻ em chứa BPA vì lo ngại ảnh hưởng tới nội tiết của trẻ.

Việt Nam hiện nay áp dụng theo quy chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế, cho phép BPA ở mức 0,05mg trên một kg vật liệu, nên chưa có thông báo nào cấm các sản phẩm có chứa chất này.

Trong khi đó nhiều phụ huynh tỏ ra ngỡ ngàng, số khác thì lo lắng trước thông tin bình sữa cho trẻ có thể chứa chất độc hại. Họ cũng tính đến chuyện mua bình sữa thủy tinh để thay thế bình nhựa, song lại lo bình nặng và dễ vỡ nguy hiểm cho trẻ.

Ghi nhận của VnExpress.net, tại thị trường Hà Nội và TP HCM hiện có hàng trăm loại bình sữa, chén dĩa, hộp nhựa phong phú về kiểu dáng và nguồn gốc xuất xứ. Hầu hết sản phầm này không có chú thích hàm lượng chất BPA.

Các loại bình sữa sản xuất trong nước có giá chỉ từ 10.000 đến 90.000 đồng, hàng cao cấp nhập ngoại (Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Đức, Nhật) dao động từ 130.000 đến 300.000 đồng. Sản phẩm có ghi dòng chữ "BPA Free" (không có BPA) thì giá trăm nghìn đồng trở lên.

Người bán cho biết, những loại bình sữa được làm từ nhựa PES hoặc PP nên không có BPA. Một số sản phẩm khác chỉ ghi đảm bảo tiêu chuẩn châu Âu hoặc đã được kiểm nghiệm tại Hàn Quốc an toàn tuyệt đối, tuy nhiên không đề cập đến việc có hay không có chứa BPA.

Các sản phẩm nhựa bóng được bán tràn lan trên thị trường. Ảnh: Thi Trân.

Bà Hoa, chủ một tiệm tạp hóa có bán nhiều loại bình sữa, hộp, dĩa, đồ chơi trẻ em làm bằng nhựa trên đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP HCM) cho biết, mặc dù đã nghe thông tin về chất BPA có trong các sản phẩm này có thể gây bệnh, song do chưa thấy khuyến cáo nào nên vẫn nhập hàng bình thường.

"Tôi buôn bán mà, có người mua thì nhập về bán ra thôi chứ cũng chẳng để ý gì nhiều, chủ yếu chọn sản phẩm có giá thành hợp túi tiền bà con", bà Hoa nói.

Nhiều nhà sách ở TP HCM cũng bày bán bình sữa cho trẻ con. Tất cả sản phẩm không hề có bất kỳ ghi chú nào về BPA. Giám đốc một siêu thị sách tại quận 5 cho biết, bình sữa trẻ con do một số công ty ký gửi nên mọi vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm không thuộc sự quản lý của siêu thị.

Đứng về góc độ kiểm định chất lượng, ông Hoàng Lâm, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 TP HCM cho biết, hàm lượng BPA đã phát hiện được theo một nghiên cứu của nước ngoài là rất nhỏ nên mức độ không đến nỗi nghiêm trọng.

"Hiện nay chưa ai có thông tin rõ ràng về điều này. Đây không phải mức độ mà người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ ung thư hay vô sinh nam. Tất nhiên phải lưu ý đến khả năng gây bệnh khi sử dụng lâu ngày hay đun nóng hoặc dùng không đúng hướng dẫn", ông Lâm phân tích.

Cũng theo ông Lâm, người tiêu dùng không nên hoang mang về thông tin trên nhưng phải cẩn trọng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một điển hình là hộp xốp chẳng hạn, có nguy hiểm nhưng không quá nghiêm trọng như mọi người nghĩ.

"Trung tâm 3 vẫn kiểm tra các loại hộp nhựa và bình sữa theo tiêu chuẩn chung của Bộ Y tế và sẵn sàng tham gia rà soát kiểm tra BPA khi có quan ngại thật sự và mức độ nghiêm trọng", ông nói.

Nhóm phóng viê
n


# HT Tin La`nh Mennonite Bi. San Ba(`ng, MSQuang Va` MSTha.ch Bi. Ba('t

Mục sư Nguyễn Hồng Quang bị bắt, văn phòng Giáo Hội Mennonite bị san bằng

http://danlambao.com/2010/12/14/m%e1%bb%a5c-s%c6%b0-nguy%e1%bb%85n-h%e1%bb%93ng-quang-b%e1%bb%8b-b%e1%ba%aft-van-phong-giao-h%e1%bb%99i-mennonite-b%e1%bb%8b-san-b%e1%ba%b1ng/

Danlambao – Đến 12 giờ trưa ngày 14.12.2010 thì 2 cơ sở của Giáo Hội Mennonite Việt Nam tại Quận 2- Sài Gòn đã hòan tòan  bị san bằng. Mục sư Nguyễn Hồng Quang bị an ninh đánh đập dã man và đã bắt đi lúc 9 giờ sáng cùng ngày.

Cùng bị bắt đi và hiện không có tin tức gì là mục sư Phạm Ngọc Thạch. Ông bị bắt lúc 9 giờ 40 ngày 14.12.2010 đang lúc nhà cầm quyền Quận 2 tiến hành cưỡng chế san bằng các cơ sở Giáo Hội. Mục sư Phạm Ngọc Thạch cũng là người trước đây bị bắt ra tòa và đi tù như mục sư Nguyễn Hồng Quang.

Theo tin từ trang nhà của Giáo Hội Mennonite Việt Nam thì còn có 16 sinh viên các địa phương bị bắt ép lên xe để về địa phương.

Dù lệnh cưỡng chế thông báo là ngày 14.12.2010 sẽ thi hành cưỡng chế nhưng từ 1 tuần trước các họat động của Giáo Hội và gia đình mục sư Nguyễn Hồng Quang đã bị phong tỏa. Ngày 13.12.2010 là ngày mà an ninh cọng sản tăng cường lực lượng nghiêm ngặt. Khộng một ai có thể ra vào khu vực này. Những nhân sự của Giáo Hội có việc ra khỏi cơ sở đều bị bắt giữ ngay lập tức. Những ai từ ngoài đi vào cũng bị bắt giữ.

Toàn bộ máy móc thiệt bị của Giáo Hội đã bị tịch thu và mang đi. Điện thọai di động của tất cả những ai có mặt tại hiện trường đều bị thu giữ để đảm bảo không có tin tức gì về việc cưỡng chế trái pháp luật lọt ra bên ngoài.

Cùng một lúc nhiều mục sư, nhân sự của Giáo Hội Mennonite Việt Nam bị câu lưu và giam giữ tại địa phương của họ. Đến khi việc cưỡng chế hòan thành, hai cơ sở  Trung Ương của Giáo Hội Mennonite Việt Nam bị san bằng thì họ mới được thả về lúc 12 giờ 30 ngày 14.12.2010.

Một số vật dụng không bị lấy đi như bàn ghế, nồi niêu, quần áo, chăn màn… thì bị dồn về 2 nhà tạm có diện tích là 50 mét vuông. Theo lệnh cưỡng chế thì toàn bộ chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng cho việc cưỡng chế thì phía gia đình của bà mục sư Lý Thị Phú Dung phải trả cho lực lượng cứu hỏa, y tế, an ninh, dân phòng, thuê xe ủi… Tức là phía Giáo Hội và gia đình của mục sư Nguyễn Hồng Quang phải trả toàn bộ chi phí cho những người đến cướp và san ủi nhà của ông và hai cơ sở của Giáo Hội Mennonite Việt Nam.

Một nguồn tin từ một Tòa tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Sài Gòn cho hay là khi nhận được đơn kêu cứu của mục sư Nguyễn Hồng Quang và Giáo Hội Mennonite Việt Nam họ đã liên lạc với chính quyền thành phố Sài Gòn, thì chính quyền thành phố đổ thừa là việc của chính quyền Quận 2 họ không có thẩm quyền can thiệp. Các nhân viên ngọai giao tìm mọi cách liên lạc với chính quyền quận 2 thì không được.

Một nhân chứng cho hay là có mặt tại hiện trường từ đầu đến cuối và thấy rõ phía an ninh và dân phòng rất mạnh tay, dù là với phụ nữ cũng bị đánh đập dã man. Một mục sư của Giáo Hội cho cộng tác viên của Dân Làm Báo hay là điện thọai di động của ông bị thu giữ rồi. Theo quan sát của cộng tác viên Dân Làm Báo thì đến 12giờ 30 ngày 14.12.2010 thì tình hình lắng dịu nhưng người của an ninh và dân phòng vẫn dày đặc. Hiện các nhân sự của Giáo hội đã tán lạc tứ tung trong tình thần hỏang sợ khiếp kinh.

Người điều phối mạng thông tin của Giáo Hội cho hay là đã kịp chuyển những gì cần thiết ra khỏi cơ sở Giáo Hội trước đó nhiều ngày nên bảo toàn mọi cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên phía an ninh đã vào đánh phá trang mạng thông tin bằng những comment tục tĩu và hacker nhiều lần nhưng đều bị ngăn chặn.

Nhiều mục sư Tin Lành không liên quan gì đến Giáo Hội Mennonite cũng bị cắt điện thoại từ sáng đến lúc 1 giờ chiều ngày 14.12.2010.

Có tin cho hay là một thành viên của nhóm 8406 đến theo dõi cũng bị bắt giữ lúc 10 giờ sáng ngày 14.12.2010 tại một quán cà phê cách xa địa điểm bị cưỡng chế hơn 1 km thuộc phường An Khánh, Quận 2- Sài Gòn.

Một mục sư của Giáo Hội Mennonite trả lời phỏng vấn cộng tác viên Dân Làm Báo một cách chua chát: "Đây là món quà Giáng Sinh mà nhà cầm quyền dành cho Giáo Hội nhân mùa Giáng sinh 2010."

Một sinh viên bị ép hồi hương, nhưng giữa đường trốn được hiện đang náu trong một nơi an toàn tại Sài Gòn cho hay là: "họ quăng tụi em lên xe y như là quăng heo lên như vậy!". "Họ rất mạnh tay, những cô nữ còn bị sờ mó rất thô bạo". "Chúng em không muốn về, muốn sống chết cùng Giáo Hội, có chết thì cũng chết chung, có đi tù thì cũng đi tù chung luôn". Em sinh viên này vẫn giọng Miền Trung và nói trong tinh thần hoảng loạn.

Giáo Hội Mennonite Việt Nam có đi vào lịch sử sau hành động phá hoại cơ sở ngày 14.12.2010 của nhà cầm quyền Việt Nam? Số phận của mục sư Nguyễn Hồng Quang, mục sư Phạm Ngọc Thạch có bị thủ tiêu hay không? Chúng ta chờ xem diễn biến tiếp theo. Những thông tin về bách hại, bắt bớ, cưỡng chế trái pháp luật đã được lọt ra thế giới bên ngoài thì những ngụy biện, chối cãi trách nhiệm khó mà được dư luận thế giới tự do chấp nhận.

Những ai tin vào tuyên bố của nhà nước cọng sản Việt Nam là hiện nay ở Việt Nam có nhân quyền, có tự do Tôn Giáo thì đây là dịp để kiểm chứng lại những tuyên bố xảo trá và bịp bợm của một chính thể độc tài đang trên bờ vực bị nhân dân đứng dậy xóa bỏ. Lẽ nào chúng ta làm ngơ yên lặng để cho tội ác của cọng sản Việt Nam hoành hoành ngay trên quê hương yêu dấu của chúng ta?.

VIETMENCHURCH VIDEO - ĐẬP PHÁ VĂN PHÒNG GH MENNONITE VN TẬP 2:

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Ze-cDf4IGg0

hoặc

http://viethunggiao.multiply.com/video/item/39/39

# Dda` Na(~ng: Ho+n 2000 La^`n Bi. "Ta`u La." Xa^m Pha.m Ha?i Pha^.n


HÀ NỘI 13-12 (TH)Hơn 2,000 lần, tàu đánh cá của ngoại quốc đã xâm phạm vào chủ quyền vùng biển của Việt Nam, theo một viên chức biên phòng tại Ðà Nẵng công bố, được báo điện tử Dân Việt tường trình hôm Thứ Hai.


Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam nằm bến vì sợ ra khơi sẽ bị Trung Quốc bắt giữ hay đâm chìm. (Hình: AFP/Getty Images)

"Ngày 12 tháng 12, 2010, Ðại Tá Nguyễn Quốc Bình – phó chỉ huy trưởng Bộ Ðội Biên Phòng Ðà Nẵng, cho biết 5 năm qua, BÐBP Ðà Nẵng đã nhận được 2,732 nguồn tin có giá trị về bảo vệ chủ quyền vùng biển của ngư dân."

Báo Dân Việt chỉ có một bản tin rất ngắn, thêm một câu nữa, nói rằng "Trong đó, ngư dân đã giúp phát hiện hơn 2,000 lượt tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam".

Từ cuối năm 2009 sang đầu năm 2010, hàng trăm tàu đánh cá của Trung Quốc mà báo chí ở Việt Nam nêu đích danh, đã xâm phạm vùng biển của Việt Nam để đánh cá.

"Nhiều khi các tàu thuyền này còn lấn sâu vào vùng biển Ðà Nẵng, chỉ còn cách bờ 35 hải lý về hướng Ðông Bắc." Bản tin báo Tiền Phong và nhiều báo khác ngày 4 tháng 1, 2010 tường thuật sự việc đã xảy ra.

"Hầu như ngày nào cũng có tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam, có khi số lượng tàu xâm nhập trái phép lên tới hàng chục chiếc chia thành 3-4 tốp. Tình trạng này vẫn tiếp diễn trong những ngày đầu năm 2010." Ông Ðinh Tiến Dũng, trưởng ban tác chiến của Bộ Ðội Biên Phòng Ðà Nẵng nói với báo chí.

Các nước khác trong khu vực thì bắt giữ tàu ngoại quốc, bỏ tù thuyền viên, bắt đóng tiền phạt rồi mới thả. Trong khi đó, tờ Tiền Phong kể lại rằng "Từ cuối tháng 12 năm 2009, BÐBP TP Ðà Nẵng đã 3 lần cho tàu ra đẩy đuổi các tàu cá trên ra khỏi vùng biển Việt Nam, tuy chưa có trường hợp nào phải dùng đến biện pháp lập biên bản tạm giữ phương tiện."

Ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ hồi giữa tháng 6, 2009 khi đánh cá gần khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn xác định chủ quyền. (Hình: Báo mạng Trung Quốc)

Ðến ngày 6 tháng 2 năm 2010, người ta lại thấy báo VietNamNet đưa tin "Hôm 2 tháng 2, tiếp nhận nguồn tin do ngư dân phản ánh qua mạng thông tin biển, BÐBP Ðà Nẵng đã cử lực lượng xuất kích, phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập sâu vào vùng biển miền Trung, chỉ còn cách bờ biển Ðà Nẵng-Thừa Thiên Huế khoảng 45 hải lý. Ðặc biệt, hôm 29 tháng 1, có đến 100 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đang đánh bắt hải sản trái phép ở vĩ độ 17, kinh độ 108'30, sát bờ biển Quảng Trị-Thừa Thiên Huế."

Nguồn tin vừa kể nói rằng "các lực lượng chức năng Việt Nam chưa lập biên bản xử lý hoặc tịch thu tang vật đối với một trường hợp nào mà chỉ hướng dẫn họ không được phép tái phạm."

Chuyện từng đoàn tàu đánh cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển miền Trung Việt Nam bất chấp thời tiết không ngừng ở mấy tháng đầu năm.

Theo báo Người Lao Ðộng ngày 8 tháng 10/2010 "lợi dụng lúc thời tiết xấu (gió cấp 5-6), không có lực lượng tuần tra của Việt Nam, tàu thuyền Trung Quốc kéo đến từng đoàn, từ vài chục chiếc trở lên, ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam. Tàu thuyền Trung Quốc lớn lại nhiều nên ngư dân Việt Nam thường tránh né, không thể khai thác được hải sản".

Trước tình hình như thế "Hội Nghề Cá tỉnh Quảng Ngãi vừa báo cáo và đề nghị Hội Nghề Cá Việt Nam kiến nghị chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam để khai thác hải sản trái phép", theo bản tin Bee.net.

Trái ngược với cách cư xử của Hà Nội, khi ngư dân Việt Nam đánh cá trên vịnh Bắc bộ gần khu vực đánh bắt chung hay gần quần đảo Hoàng Sa đều bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc hay đâm chìm tàu.

Ngoài những lần bắt giữ, ngày 19 tháng 5 năm 2009, tàu đánh cá số hiệu QNg-95348-TS của ngư dân Quảng Ngãi bị "tàu lạ" đâm chìm, 26 ngư dân trên tàu đã may mắn được một tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở cùng khu vực cứu sống.

Ngày 15 tháng 7 năm 2009, tàu đánh cá số hiệu QNg-2203-TS của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động tại tọa độ 13o45′N-110o32′E bị "tàu lạ" đâm chìm làm bị thương 9 người trong đó có 2 người bị thương rất nặng.

Báo chí ở Việt Nam được lệnh dùng từ "tàu lạ" thay vì chỉ đích danh tàu tuần Trung Quốc.

Hàng năm, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Ðông từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 8 lấy cớ bảo vệ thủy sản ở ngay các vùng biển mà Việt Nam xác định chủ quyền, thời gian chính vụ của ngư dân miền Trung Việt Nam. Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ phản đối suông và cũng không đưa ra biện pháp cụ thể nào để bảo vệ ngư dân.

Cuối tháng 3năm nay, thống kê ghi nhận trên báo chí trong nước cho thấy có 751 ngư dân Việt Nam còn đang bị bắt giữ ở nước ngoài vào thời điểm này. Ðây là con số do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới đưa ra tại hội nghị khẩn cấp bàn về tình hình ngư dân và tàu đánh cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ.

Nếu chỉ kể từ đầu năm đến cuối tháng 3 đã có 18 vụ bắt giữ tàu đánh cá với 208 ngư dân Việt Nam; do các nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, và Philippines. Các biện pháp áp chế đối với ngư dân Việt Nam khi bị bắt giữ là tịch thu tàu, xử phạt hành chính và phạt tù đối với thuyền trưởng. Ðịa phương có số tàu cá bị bắt giữ, xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang, với tổng cộng khoảng 277 ngư dân bị bắt giữ từ năm 2009 đến nay.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội chỉ áp dụng biện pháp "đẩy đuổi".

Nguồn : Người Việt

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=124373&z=1

# 8 Co^ng Nha^n Vie^.t: Tu+` Na.n Nha^n Tha`nh Nha^n Chu+'ng

8 Công Nhân Việt: Từ Nạn Nhân Thành Chứng Nhân
Malaysia Truy Tố Một Công Ty Về Tội Bóc Lột Công Nhân Việt

Cảnh sát Malaysia vừa xúc tiến việc truy tố một công ty chế biến các mặt hàng nhôm về tội buôn người. Trên ba chục công nhân Việt đã bị công ty này quịt lương và bỏ đói trong thời gian dài.

Sau nhiều lần được nhắc nhở và đốc thúc bởi Liên Minh CAMSA, ngày Thứ Sáu 10 tháng 12 vừa qua cảnh sát Malaysia nộp đơn vào toà án để truy tố hãng Spektra Alucast. Ngày hôm nay, 13 tháng 12, toà án đã lấy cung của 2 trong số 8 nạn nhân. Số còn lại sẽ lần lượt ra toà làm chứng trong những ngày tới đây.

"Chúng tôi hoan hỉ đón nhận tin này vì  ý nghĩa tạo tiền lệ của nó", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, bầy tỏ.

Đây là lần đầu tiên chính phủ Malaysia truy tố một công ty về tội buôn lao động.

Các nạn nhân của Spektra Alucast bị đối xử như tù nhân (ảnh CAMSA)



Theo Ts. Thắng, trước đến giờ chính phủ Malaysia chỉ thực hiện đạo luật chống buôn người một cách rất hời hợt; phần lớn họ tập trung vào các vụ buôn tình dục và lờ đi tình trạng buôn lao động rất trầm trọng.

Luật chống buôn người này được ban hành cuối năm 2007, sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Malaysia vào Hạng 3, nghĩa là hạng chót, về buôn người. Theo luật Hoa Kỳ, nếu không thay đổi, Malaysia có thể sẽ bị chế tài.

"Trong 3 năm qua, Malaysia có truy tố một số ít thủ phạm buôn lao động nhưng toàn là hồ sơ cá nhan trong những vụ cò con," Ts. Thắng giải thích. "Biết vậy nên các công ty và tổ chức buôn lao động không hề e ngại và tiếp tục hoành hành."

Văn phòng của Liên Minh CAMSA ở Malaysia nhận được lời cầu cứu của nhóm công nhân Spektra Alucast đầu năm 2009.

Cuối tháng 6 cùng năm, Ts. Thắng tiếp xúc với số công nhân này tại nơi cư ngụ của họ nhằm chuẩn bị kiện dân sự và vận động chính phủ Malaysia truy tố hình sự. Cùng có mặt tại buổi họp là cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, Cố Vấn Cao Cấp Về Các Dự Án Quốc Tế của BPSOS, và Luật Sư Daniel Lo, do Liên Minh CAMSA mướn để đại diện cho các nạn nhân.

"Sau đó chúng tôi đã họp với ban quản trị của công ty Spektra Alucast. Họ hứa hợp tác và trả đầy đủ tiền lương bị thiếu cũng như sẽ gia hạn chiếu khán lao động cho công nhân," Ts. Thắng nói.

Theo Ông, công ty Spektra Alucast có bồi hoàn lương cho một số công nhân và do đó Liên Minh CAMSA đã đình chỉ dự tính kiện và truy tố. 

Tuy nhiên chỉ ít lâu sau thì đâu lại vào đó. Không những quịt lương của công nhân, công ty Spektra Alucast cũng không gia hạn chiếu khán lao động cho họ.

Đầu năm 2010, khi Liên Minh CAMSA đang chuẩn bị đơn kiện dân sự và đưa lập hồ sơ để yêu cầu cơ quan cảnh sát quốc gia truy tố hình sự công ty Spektra Alucast thì cảnh sát địa phương bắt giam 8 trong số công nhân này vì không có giấy tờ hợp lệ. Các công nhân này cho rằng công ty Spektra Alucast đã báo cho cảnh sát đến bắt nhằm trục xuất nạn nhân để phi tang.

Nhân viên Phòng Quản Lý Lao Động của toà đại sứ Việt Nam đã cùng với luật sư của Spektra Alucast cố gắng thuyết phục các nạn nhân nhận tội để sớm hồi hương. 

Ls. Daniel Lo, nay là Quản Trị Toàn Quốc của Liên Minh CAMSA ở Malaysia, cố gắng thuyết phục toà án rằng đây là trường hợp buôn người và các nạn nhân cần được bảo vệ thay vì bị trừng trị.

Trong phiên xử ngày 18 tháng 6, toà án Malaysia phủ nhận tính đại diện cho nạn nhân của luật sư do Spektra Alucast mướn và không cho phép nhân viên của toà đại sứ Việt Nam can dự vào phiên toà xử. Quan toà sau đó bãi nại và trả tự do cho 8 công nhân này. Họ được đưa về một trung tâm bảo vệ nhân chứng.

Công ty Spektra Alucast đồng ý trả tiền lương cho 8 nạn nhân l à 22.000 Ringgits (tương đương 7.000 Mỹ kim).

Trong nhiều tháng nhân viên cảnh sát hữu trách đã không thực hiện điều tra mặc dù có sự hối thúc của toà án. Một mặt Ls. Daniel Lo hối thúc một số giới chức cảnh sát quốc gia, một mặt Ông nêu tình trạng này với phái đoàn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khi Đại Sứ Luis Cdebaca, Giám Đốc Văn Phòng Theo Dõi và Bài Trừ Nạn Buôn Người, trong chuyến viếng thăm Malaysia vào cuối tháng 11 vừa qua.

 "Tôi hy vọng là sau khi ra toà làm chứng thì các nạn nhân sẽ sớm được chính phủ Malaysia gi ải quyết để hồi hương," Ts. Thắng giải thích.

Cách đây vài hôm, một trong 8 công nhân này đã toan tính tự sát. Trước đây anh ta đã nhiều lần bày tỏ sự trầm cảm và mong muốn được hồi hương. Được cấp cứu, anh ta hiện nằm điều trị ở bệnh viện.  Luật Malaysia truy tố hành vi tự sát. Hiện nay luật sư của CAMSA đang làm việc với cảnh sát Malaysia để nạn nhân này không bị truy tố vì sự tuyệt vọng của anh phần lớn do cách làm việc chậm trễ của chính cảnh sát gây nên.

Đây là trường hợp tại tiền lệ về chấp pháp luật chống buôn người của Malaysia", Ts. Thắng nhấn mạnh.

Vụ truy tố này, theo Ông, cũng đặt vấn đề với chính quyền Việt Nam về vai trò và trách nhiệm của toà đại sứ của họ trong việc bảo vệ nạn nhân và về trách nhiệm điều tra và truy tố các tổ chức xuất khẩu lao động: Công Ty Hợp Tác QuốcTế (COCECOC) ở Nghệ An, Trung Tâm Tư Vấn Công Nghệ đào Tạo và Xuất Nhập Khâu (Hantech) ở Hà Nội, và Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sơn La (SOLGIMEX JSC).

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia), hiện đang hoạt động thường trực ở Mã Lai và Đài Loan.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

 

# Mo^.t Bo.n Ca^`m Quye^`n Lu+u Manh

# Một Bọn Cầm Quyền Lưu Manh
 
Khốn nạn thiệt, tạm giam mà 4 tháng?????????, cái quân VC lưu manh, xong 4 tháng, có lại có quyền tạm giam thêm 3 lần 4 tháng nữa, tổng cộng là 16 tháng. Nếu có qúa 16 tháng, nó ngồi xổm lên Bộ Luật Hình Sự Tố Tụng của chính nó đặt ra, như trường hợp của chị Phạm Thanh Nghiên, rõ cái quân lưu manh, Quốc Hội đã làm gì được đối với những bất công rõ rệt này ??? Hay chỉ làm những cây kiểng để tô điểm cho chế độ. Nếu QH có thực quyền theo Điều 83 của Hiến Pháp, QH dám đem chuyện Phạm Thanh Nghiên ra giải quyết không ??? QH có dám đem chuyện 2 em học sinh Thúy và Hằng đang bị giam 11 năm tù ra giải quyết không ??? 2 vụ án này nó bất công đến tột cùng, tại sao QH chỉ im lặng ???
 
In a message dated 12/14/2010 9:27:31 A.M. Eastern Standard Time, lyvanxuan2006@yahoo.de writes:
Việt Nam gia hạn tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng bốn tháng
CuÙc hÍp báo t¡i trå sß RSF sáng 14/12/2010.
Cuộc họp báo tại trụ sở RSF sáng 14/12/2010.
Thanh Hà
Thanh Hà

Việt Nam gia hạn thêm bốn tháng lệnh tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng. Trên đây là thông tin do gia đình giáo sư Hoàng cho biết, nhân cuộc họp báo tại trụ sở tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tại Paris vào sáng nay (14/12).

Ngày 13/8/2010 Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giam ông Phạm Minh Hoàng, giáo sư giảng dạy môn toán tại Đại học Bách khoa Sài Gòn với lời cáo buộc là đảng viên của đảng Việt Tân. Chính quyền Việt Nam buộc tội nhà giáo này «âm mưu lật đổ chính quyền » vi phạm điều 79, bộ Luật Hình sự. Ngày 28/9 Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố giáo sư Phạm Minh Hoàng về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Tại cuộc họp báo sáng nay em trai ông Hoàng là ông Phạm Duy Khánh cho biết Việt Nam vừa gia hạn thêm bốn tháng lệnh tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng. Tình trạng sức khỏe của ông này đang bị sa sút cả về thể chất lẫn tinh thần. Gia đình giáo sư Hoàng kêu gọi chính phủ Pháp và các phương tiện truyền thông vận động để ông chóng được trả tự do. Gia đình ông Hoàng cũng cho biết, là trong bốn tháng qua, vợ giáo sự Hoàng là bà Lê Thị Kiều Oanh đã được gặp chồng hai lần.

Về phần Tổng thư ký Phóng viên Không biên giới, ông Jean François Julliard cho biết RSF tiếp tục vận động với ê- kíp của tân Ngoại trưởng Pháp, bà Michèle Alliot Marie để kêu gọi trả tự do cho giáo sư Phạm Minh Hoàng, một Việt kiều Pháp. Ông Phạm Minh Hoàng tốt nghiệp Đại học Orsay, Paris và đã hồi hương cách nay 10 năm.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101214-viet-nam-gia-han-tam-giam-giao-su-pham-minh-hoang-bon-thang