05/05/2011 | 10:36 Người dân ở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội vẫn xôn xao về sự việc ông Bí thư kiêm Chủ tịch xã này bị hành hung bằng... vợt muỗi khi bị "bắt quả tang" ghé thăm nhà một nữ hiệu phó trường mầm non trong đêm.Cuộc truy lùng trong đêm tối Chiều 2.5, rất nhiều người dân tại địa phương xác nhận việc lùm xùm giữa bà Đặng Thị Lý (hiệu phó trường mầm non Hoàng Văn Thụ) và ông Phùng Xuân Thư, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Hữu Văn (Chương Mỹ, Hà Nội) xảy ra vào đêm 18.4, khi chồng bà Lý là một sĩ quan quân đội đang công tác vắng nhà! Thậm chí, nhiều người còn khẳng định ông Phùng Xuân Thư đã bị người nhà chồng bà Lý dùng vợt muỗi hành hung ngay khi bị "bắt quả tang" đang lẩn trốn trong khe tường nhà bà phó hiệu trưởng.
Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Duy Dũng (anh họ của chồng chị Lý) kể lại: "Tôi là người trực tiếp phát hiện được ông Thư đang trốn trong khe tường nhà thím Lý. Trước đó, người trong làng đã có nhiều dị nghị về mối quan hệ khuất tất của giữa thím Lý và ông Thư. Khoảng 21h15 ngày 18.4, tôi nhận được tin báo từ một số người trong làng về việc ông Thư có mặt tại nhà Lý. Ngay lập tức, tôi khua mọi người trong nhà trở dậy, kéo đến nhà thím Lý. Sự việc loang ra rất nhanh, chỉ ít phút sau có tới cả trăm người trong làng tụ tập tại đây, theo dõi sự việc". Cũng theo lời ông Dũng, ông cùng mọi người tìm hết các ngóc ngách trong nhà bà Lý nhưng không thấy bóng dáng vị chủ tịch xã đâu. "Bất ngờ lúc đó tôi thấy Lý bước đi như chạy gần tới cổng trong bộ quần áo ngủ màu đỏ, tay cầm chùm chìa khóa. Tôi hỏi Lý "đi đâu đấy Lý?". Lý nói lý nhí: "Anh định xử lý ra sao? Chuyện của chúng em, xin anh để em tự giải quyết không thì hỏng hết việc. Nghe xong câu này, tôi nghĩ chắc chắn có ông Thư trong nhà". Ông Phùng Duy Vĩnh, một người dân trực tiếp có mặt khi sự việc xảy ra nhớ lại: "Quyết tìm bằng được người, ông Dũng một tay cầm gạch, một tay cầm điện thoại "lần" hết các phòng trong nhà, lên cả sân thượng nhưng không thấy ông Thư. Tới khe tường ngăn sân nhà chị Lý với nhà bố chồng, ông Dũng hét lớn: "Trộm, trộm, tìm thấy rồi, vào đánh chết nó đi". Ông Dũng toan dùng gạch đánh ông Thư thì ông Ngô Văn Tại, một người ở trong làng đã kịp thời ngăn cản. Ông Tại cũng xác nhận sự việc trên và nói thêm: "Khi đó, ông Thư vẫn đang trang trang phục chỉnh tề như đang làm việc trong trụ sở. Sau đó ông Dũng và mọi người đưa ông Thư vào nhà Lý để nói chuyện. Vào nhà, ông Thư đã phải lĩnh trọn chiếc vợt muỗi vào mặt". Đến đêm, người nhà vị chủ tịch xã mới đến để "giải cứu" ông Thư về nhà. Đi tìm lời giải Sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của hàng trăm bà con nhân dân đã gây ra cảnh ách tắc đường trong đêm. Toàn bộ lực lượng an ninh xã đã được huy động nhưng cũng phải "toát mồ hôi hột" mới giải tán được đám đông đang vô cùng nhốn nháo. Anh Bùi Văn H, một người dân trong làng đặt câu hỏi: Nếu không có gì khuất tất, nếu chỉ đơn thuần là mối quan hệ bình thường, vì sao ông Thư lại vào nhà chị Lý khi chồng chị đi vắng vào buổi tối? Nếu không có gì khuất tất, việc gì ông Thư lại phải lẩn trốn vào khe tường? Theo GDVN |
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011
Can thiệp cho trường hợp của ông Nguyễn Văn Lía
Việt Nam điên lên vì sức mạnh của internet
Trong số các bài này, đáng chú ý nhất là bài viết "Vì sao người ta đòi Việt Nam không được "hạn chế Internet" ? của tác giả Bắc Hà. Ngoài ra còn phải kể đến bài "Tự do báo chí vì lợi ích quốc gia, dân tộc" của Hưng Hà đăng trong báo Quân Đội Nhân Dân ngày 27/2/1011.
Cả hai bài báo đếu tập trung lên án những người bị vu cáo là "các phần tử phản động, chống đối ở trong và ngoài nước" và những cá nhân và tổ chức quốc tế lên án chính sách kìm kẹp tự do ngôn luận và tự do sử dụng Internet tại Việt Nam.
Bắc Hà phản ảnh sự lo ngại của đảng CSVN trong bài viết của mình: "Ở Việt Nam, ngay sau khi xảy ra sự kiện bạo loạn, khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông, các phần tử phản động, chống đối ở trong và ngoài nước như vớ được vàng, họ xem đây là cơ hội để kích động các lực lượng chống đối đẩy mạnh hoạt động chống phá Nhà nước theo kịch bản mà người ta đã thực hiện thành công ở Ai Cập, Tuy-ni-di. Chúng tung lên mạng nhiều bài phân tích, bình luận, gợi ý vận dụng những kinh nghiệm thắng lợi ở Bắc Phi, Trung Đông vào Việt Nam. Người ta cho rằng "tình hình Việt Nam và Ai Cập khác nhau - sự độc tài ở Việt Nam là "đảng phiệt", do đó, chống độc tài ở đây là chống lại vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản"; hoặc cộng sản sẽ không bao giờ nhượng bộ, "ra đi" như ở Ai Cập, Tuy-ni- di, cho nên phải dùng sức mạnh áp đảo của đông đảo nhân dân; Tranh thủ sự ủng hộ của quân đội là việc người ta đã nghĩ đến, họ nói: "nếu quân đội chọn thái độ đứng về phía nhân dân và bảo vệ đất nước, đồng bào, thay vì bảo vệ Đảng Cộng sản thì tình hình chính trị sẽ có cơ hội ổn định sớm hơn".
Không phải như vậy sao?
Sở dĩ đảng CSVN còn đứng vững được cho đến hôm nay không phải vì đã được "nhân dân đồng tình ủng hộ", hay "đảng đã có quan hệ máu thịt với nhân dân" như đảng tuyên truyền mà hoàn toàn do quân đội và lực lượng cảnh sát công an ăn lương của dân để bào vệ chế độ, làm chỗ tựa lưng cho đảng tồn tại.
Bằng chứng đảng không thật lòng khi viết rằng: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc". (Điều lệ Đảng mới bổ sung, sửa chữa tại Đại hội đảng XI ngày 19/1/2011)
Tại sao ? Bởi vì hai giai cấp "công nhân" và "lao động" lại là những thành phần bị đảng bóc lột và phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội ngày nay.
Những người cầm đầu đảng cứ thử đốt đuốc đi tìm xem trong số 200 Uỷ viện Trung ương đảng khoá XI có người nào là đại biểu của giới công nhân và lao động khố rách áo ôm được ngồi mát ăn bát vàng không hay toàn là người của phe cánh ăn trên ngồi trốc đã tự cho mình có quyền ngồi trên đầu dân lãnh đạo. Đến khi hết nhiệm kỳ hay nghỉ hưu, hoặc có địa vị cao trong đảng, trong chính quyền đã gài con cháu mình vào Trung ương để tiếp tục ăn theo theo chế độ cha truyền con nối ? Bằng chứng: Nông Quốc Tuấn, con cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Nguyễn Thanh Nghị,con Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng; Nguyễn Xuân Anh,con Nguyễn Văn Chi, cựu Trưởng ban Kiểm tra Trung ương đảng và Nguyễn Chí Vịnh, con tướng Nguyễn Chí Thanh, người đã bị ngăn lại nhiều lần vì kém tiêu chuẩn đạo đức đã được vào Ban Chấp hành Trung ương đảng Khoá XI.
Thế rồi đảng cũng nói trong Điều lệ rằng: "Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản" là những mục đích và tiêu chuẩn chỉ mới đạt được một điều đó là "độc lập".
Các mục tiêu cơ bản còn lại, kể từ năm 1946 cho đến bây giờ (2011), vẫn còn nguyên trên giấy với nhửng tấm bánh vẽ khổng lồ đã tả tơi hay tan theo mây gió.
Vì vậy, cho dù tất cả những nguyên nhân như độc tài, gia đình trị, tham nhũng, bất công xã hội và không có tự do đã khơi ngòi cho cuộc cách mạng tự phát của nhân dân các nước Bắc Phi và Trung Đông đã hội dủ trong xã hội Việt Nam cho điều kiện một cuộc nổi dậy của nhân dân bị trị. Vấn đề còn lại là thời gian mà thôi.
Do đó, nếu đảng CSVN vẫn đứng nguyên để đi theo Chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh , hoàn toàn không do dân yêu đảng, muốn trao quyền lãnh đạo cho đảng như đảng đã tuyên truyền mà đảng phải trông cậy vào lượng công an, cảnh sát và trên một triệu quân đội được đảng nuôi ăn để đổi lấy sự trung thành tuyệt đối.
Nhưng bài học ở Tunisia và Ai Cập vẫn còn nóng hổi. Một quân đội dưới quyền lãnh đạo trên 20 năm của Tổng thống Ben Ali của Tunisia và 30 năm dưới quyền cai trị độc tài của Tổng thống Hosni Mubara ở Ai Cập đã quay lưng đứng về phía nhân dân tự phát vùng lên đòi dân chủ, tự do và cải tạo xã hội.
Bắc Hà phê bình tiếp rằng, khi có người hy vọng quân đội nhân dân sẽ có lúc sẽ xoay chiều khi nhận ra đâu là chân lý để đưa đất nước tiến lên ngang tầm với các dân tộc láng giềng và để được sống trong một quốc gia có dân chủ và quyền bình đẳng được tôn trọng thì những người "ở nước ngoài sẽ tưởng rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam chỉ có thể tồn tại được tính từng ngày! Còn những người đang sống ở trong nước thì ngỡ rằng những kẻ viết những bình luận phân tích trên đang nằm mơ hoặc mắc chứng hoang tưởng".
Đúng hay sai chỉ có tương lai mới trả lời được, nhưng nếu Bắc Hà và đảng CSVN can đảm thì thử tổ chức một cuộc trưng cầu ý kiến nhân dân, có quốc tế và các tổ chức nhân dân bên ngoài Việt Nam kiểm soát, xem đảng CSVCN có còn được người dân tín nhiệm nữa hay không?
Vì vậy, chừng nào đảng CSVN chưa dám lấy vàng thử lửa thì hãy khoan nói những điều chủ quan.
Tác giả Bắc Hà viết tiếp để biện bạch cho hành động đàn áp tự do ngôn luận, một điều đã được Hiến pháp 1992 công nhận: "Trở lại câu chuyện ở Việt Nam, phụ hoạ cho ý kiến của Ngoại trưởng Mỹ, người ta đã post lên mạng nhiều bài chỉ trích Việt Nam bắt bớ, cầm tù một số blogger như trường hợp cogaidolong – Lê Nguyễn Hương Trà hoặc "Điếu cày"- Nguyễn Văn Hải và cả Cù Huy Hà Vũ đã tung lên mạng những bài viết và trả lời phỏng vấn… rằng họ là những người yêu nước, họ có quyền tự do ngôn luận, báo chí theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết… Ai cũng biết vấn đề ở đây không phải là sử dụng phương tiện thông tin gì mà là ở nội dung thông tin đó ra sao. Việc những blogger nói trên bị bắt là do họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Có nhiều nội dung, trong đó cả việc xâm phạm bí mật riêng tư của cá nhân, nhất là việc tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam bằng những hình thức khác nhau".
Lý do bắt giữ những tiếng nói đòi dân chủ, tự do và chỉ trích những việc làm sai trái của nhà nước như trường hợp Tiến sĨ Cù Huy Hà Vũ được nguỵ tạo như "vi phạm pháp luật Việt Nam", hay "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam" hoàn toàn không đứng vững. Nếu những người bị nhà nước quy kết tội danh được xét xử tại các toà án không phải của nhà nước CSVN thì họ hoàn toàn vô tội, bởi vì toà án của Việt Nam là thứ toà án, trong các vụ án chính trị, đều là "vừa đá bóng, vừa thổi còi" xét xử theo lệnh đảng chứ không theo luật.
Vì vậy, khi tranh luận về quyền tự do thông tin trên làn sóng điện tử Internet thì Bắc Hà cũng phân bua: "Lại nói về khái niệm "tự do Internet"- chưa có cá nhân, tổ chức nào định nghĩa về khái niệm này. Song, nếu đọc qua những bài nói về chủ đề này của các nhà dân chủ, nhân quyền phương Tây thì người ta thấy ngay đây là một thủ thuật chơi chữ của các chính trị gia. Khía cạnh mập mờ ở đây chính là ở chỗ Internet là một thành quả của nền văn minh nhân loại, khi một quốc gia nào bị vu cho tội vi phạm "tự do Internet" thì có nghĩa chính phủ đó đang đi ngược lại nền văn minh nhân loại, là chế độ độc tài, là lạc hậu, bảo thủ, quân phiệt…, làm như vậy người ta dễ tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân, nhất là giới trẻ".
Lối cãi lý của Bắc Hà chỉ lọt tai những ai muốn cãi chày cãi cối thế nào là quyền tự do của nhân loại khi sử dụng Internete để liên lạc hay thông tin cho nhau.
Bằng chứng khi Nhà nước CSVN bắt những người sử dụng Internet để truyền tài tư tưởng của họ mà không có có hành động bạo lực hay cổ võ bạo lực gây bất ổn định xã hội hay lật đổ chính quyền thì không phải là độc tài, đàn áp tự do ngôn luận và dân chủ thì là cái gì?
Việt Nam cũng xây hết bức tường lửa này đến bức tường lửa khác để ngăn chận thong tin từ nước ngoài vào Việt Nam, ngoại trừ những kênh riêng được dành riêng cho các cơ quan đảng và nhà nước thì việc làm này có phản dân chủ và chống quyền được thông tin của người dân không?
Do đó khi Bắc Hà khoe rằng: "Những ai quan tâm đến tình phát triển Inernet ở Việt Nam thì đều nhận thấy rằng: Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu trong khu vực trên lĩnh vực này. Hiện nay có tới gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân số. Một chuyên gia nước ngoài nhận định rằng Internet không chỉ phát triển rộng rãi ở Việt Nam mà "công nghệ 3G đang phổ cập tại đây, loại công nghệ mà không phải nước nào cũng có", thì không khác gì bảo rằng: "Ở Việt Nam hàng gì cũng có, nhưng bạn chỉ được mua hàng của chúng tôi làm ra hay phải có phép của chúng tôi bạn mới được mua hàng khác".
Nhưng những mạng nhà nước cho phép không phải là những kênh bị liệt vào loại "nhạy cảm" có nội dung làm chói tai đảng.
Hay còn biện bạch như người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nan Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báp chiều 17/2/2011 thì: "Việt Nam coi trọng quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến Pháp và thực tế. Ở Việt Nam, Internet được tạo điều kiện thuận lợi và phát triển mạnh mẽ.
Cũng như các quốc gia khác, mọi thông tin trên Internet đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Nếu vi phạm, mọi đối tượng đều bị xử lý theo pháp luật".
Bà Nga đã nói như thế khi được yêu cầu lên tiếng về lời chỉ trích Việt Nam đã vi phạm quyền tự do sử dụng Internet của các nhà báo tự do (bloggers) của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton trong bài diễn văn nói về sức mạnh và quyền tự do thông tin của Internet tại Đại học George Washington ngày 15/2/2011.
Bà Nga còn nói thêm rằng: "Trong các quan hệ quốc tế, mọi khác biệt cần được trao đổi trên cơ sở xây dựng, tôn trọng hiểu biết lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".
Các bài viết trong Tạp chí Cộng sản và một số báo điện tử của đảng CSVN còn lên án kế hoạch viện trợ tài chính 25 triệu Mỹ kim của Hoa Kỳ dành cho các tổ chức muốn bành trướng tự do thông tin và quyền sử dụng Internet của các dân tộc trên thế giới như là hành động của Hoa Kỳ muốn xúi bẩy các dân tộc nổi lên chống chính quyền của họ theo ý muốn của Mỹ.
Đến lượt Hưng Hà của báo Quân Đội Nhân Dân thì tác giả này đã quay mũi súng vào các lực lượng tưởng tượng để bênh vực cho điều được giọi là "tự do báo chí" của Việt Nam.
Trong bài viết ngày 27/02/2011, Hưng Hà nói: "Trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" chống phá cách mạng Việt Nam, bên cạnh các vấn đề về "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tự do tôn giáo"... các thế lực thù địch thường sử dụng chiêu bài "tự do ngôn luận", "tự do báo chí", vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Mục tiêu là làm cho báo chí tách rời sự lãnh đạo của Đảng, làm cho các nhà báo mất phương hướng chính trị, mất sức chiến đấu trong hoạt động báo chí, tiến tới gây mất ổn định và rối loạn về tư tưởng xã hội.
Mới đây, có tổ chức báo chí và quan chức ngoại giao nước ngoài lại đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình tự do báo chí, tự do internet ở Việt Nam. Họ xuyên tạc rằng Việt Nam "có nhiều hoạt động chống lại giới bloggers khi họ phổ biến các thông tin về các dự án bauxite ở Tây Nguyên"; rằng Việt Nam đang "siết chặt kiểm soát internet, từ các quán cà phê internet tới trang mạng Facebook"; rằng Việt Nam là nước trong số các quốc gia "hạn chế ngôn luận trên internet", và đòi thúc đẩy "tự do báo chí", "tự do internet"!".
Tác giả của những lời chỉ trích không ai khác hơn là tổ chức Freedom House và bà Ngoại trưởng Clinton, người đã đánh trúng "tim đen" của đảng CSVN trong Bài diễn văn ngày 15/2/2011.
Hưng Hà phê bình bà Clinton rằng: "Đó là cách nhìn nhận và đánh giá thiếu khách quan, vô căn cứ, không đúng với tình hình tự do báo chí và sự phát triển internet ở Việt Nam, cho thấy thái độ thiếu thiện chí của họ đối với Việt Nam. Những luận điệu trên không có gì mới và chúng được tung ra nhằm hậu thuẫn những người cố tình lợi dụng tự do internet và tự do báo chí để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đưa những thông tin nguỵ tạo, truyền bá những thông tin thiếu xác thực, chưa được kiểm chứng, thậm chí cả những ý kiến mạo danh các lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên blog cá nhân, lên các trang mạng phục vụ ý đồ cá nhân".
Hưng Hà ngon trớn nói tiếp: "Những ai đòi Việt Nam mở rộng hơn nữa "tự do báo chí", "tự do internet" cần phải hiểu đúng hơn về các khái niệm trên. Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền căn bản của con người, nhưng tự do báo chí không có nghĩa là vô tổ chức, là đổi trắng thay đen, là tự do đảo lộn chính-tà... Chúng ta khuyến khích tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Và lẽ tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do báo chí, tự do internet để gây mất ổn định, chống lại tổ quốc và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xâm phạm lợi ích của công dân. Thực chất "tự do báo chí" và tự do internet mà một số thế lực mong muốn là kiểu tự do vô chính phủ, hoàn toàn trái với dân chủ đích thực. Quyền tự do báo chí, tự do internet ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ. Bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào lợi dụng tự do báo chí để chống lại tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, vi phạm pháp luật, đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Điều này là hiển nhiên mà bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào cũng đều phải thực hiện".
Những ngôn ngữ đao to búa lớn đe doạ kiểu hàng tôm hàng cá, cả vú lập miệng em chỉ phản ảnh một thái độ sợ hãi tự do báo cghí, khiếp đảm trước sức mạnh của tự do Internet như đã và đang xẩy ra trong các Cuộc cách mạng tự phát đứng lên chống độc tài của các dân tộc ở Bắc Phi và Trung Đông.
Khi khoe có tự do báo chí hay tự do Internet phải trong vòng kỷ cương của luật pháp không được phát biểu trái chiều với hệ thống thông tin một chiều của nhà nước thì tự do ngôn luận này chỉ còn là thứ tự do trong rọ mõm lợn (heo), như Công an đã để lại tấm ảnh lịch sử bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trước toà án cách nay ít năm.
Ngoài ra khi bênh vực chính sách tự do báo chí và Internet của đảng thì Hưng Hà cũng quên không giải thích tại sao khi đã có tự do mà lại chỉ có báo nhà nước, không cho ra báo tư nhân?
Và tại sao đảng lại sợ đa nguyên, đa đảng đến hơn sợ Cọp?
Như vậy có phải đội ngũ tuyên truyền của đảng đã sợ đến phát run trước các phong trào quần chúng nổi lên ở Trung Đông hay lãnh đạo đảng đang điên lên vì các yếu tố cho một cuộc cách mạng hoa Nhài ở Việt Nam cũng đã chín muồi? Phạm Trần
Cụ bà 100 tuổi bán vé số mưu sinh bên lề xã hội
Cụ Hy trên đường đi bán vé số. |
Cụ Hy trong "nhà" mình. |
Thủ tướng: 'Việt Nam vẫn là nước nghèo'
Thứ năm, 5/5/2011, 13:51 GMT+7 Việt Nam đã bước vào ngưỡng thu nhập trung bình, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đất nước còn nghèo và tiếp tục cần hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB và các nước thành viên. |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị thường niên ADB ngày 5/5. Ảnh: PV |
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thường niên ADB lần thứ 44 trưa nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế... thông qua việc thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Riêng 5 năm tới sẽ là giai đoạn kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, với mục tiêu tăng trưởng bình quân 7% một năm và tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% qua các năm. Việt Nam cũng đặt mục tiêu thu nhập khu vực nông thôn 5 năm tới sẽ tăng gấp đôi 2010.
10 năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,26% mỗi năm, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống dưới 10% năm 2010.
"Tuy đạt được nhiều thành tựu, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, chặng đường phát triển phía trước còn rất nhiều khó khăn. Việt Nam sẽ huy động và sử dụng tốt nhất nội lực của mình, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của cộng đồng quốc tế, của các nhà tài trợ, trong đó có ADB và các nước thành viên", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Tính đến tháng 3 năm nay, ADB đã cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 10 tỷ USD cho Việt Nam, với hơn 100 chương trình và dự án, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, nông thôn, năng lượng và giáo dục.
"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất nguồn vốn quý báu này. Việt Nam tin tưởng vững chắc vào con đường hướng tới mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững, và rất vui mừng vì luôn có một người bạn đồng hành thực sự là ADB", Thủ tướng nhấn mạnh.
Chủ tịch ADB Kuroda. Ảnh: TTXVN |
Chúc mừng Việt Nam đã bước vào ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình, Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda cho biết Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực còn đối mặt với nhiều thách thức, cho dù châu Á đang gia tăng vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo ông Kuroda, trước mắt, các nước châu Á sẽ chịu ảnh hưởng ngắn hạn của thảm họa sóng thần tại Nhật Bản. Sau khi tăng trưởng bình quân 9% trong năm ngoái, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ tăng trưởng chậm lại với tốc độ dự kiến 7,8% năm nay và 7,7% trong năm tới. Lạm phát sau khi duy trì ở mức thấp 4,4% trong năm ngoái, năm nay sẽ bùng phát trở lại do sự tăng trưởng nóng ở một số nền kinh tế và cú sốc giá lương thực, nhiên liệu.
"Các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc cẩn trọng các biện pháp kiểm soát lạm phát bởi những công dân nghèo nhất trong các quốc gia sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi điều này", Chủ tịch ADB khuyến cáo và không quên nhắc lại thực tế là châu Á hiện còn hàng trăm triệu người thuộc diện nghèo nhất thế giới.Vấn đề lạm phát đã được ông Kuroda và nhiều diễn ra khác đề cập tại nhiều phiên thảo luận trước đó của ADB, như một trong những thách thức lớn nhất của châu Á hiện nay.
Chia sẻ quan điểm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kinh tế thế giới vẫn biến động khó lường do tác động của cuộc khủng hoảng còn kéo dài, trong khi nguy cơ trì trệ và suy thoái vẫn tiềm ẩn. Theo Thủ tướng, đây là những hệ quả không mong muốn của chính sách kích thích kinh tế ở nhiều nước và lạm phát cao đang xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, nợ công và thâm hụt tài khóa ở Châu Âu, nguy cơ thất nghiệp và phục hồi kém bền vững của một số nền kinh tế lớn, sự tàn phá nặng nề của các thảm họa thiên nhiên, bất ổn chính trị ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông....
"Trong bối cảnh đó, chúng tôi mong muốn ADB đóng vai trò chủ động và tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ phát triển, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy hội nhập, hợp tác thương mại và đầu tư ở khu vực; đóng góp thiết thực vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu", Thủ tướng nói.
Trong bài phát biểu của mình, ông Kuroda đã gợi ý 5 vấn đề chủ chốt đóng vai trò thiết yếu nhằm khai thông tiềm năng phát triển của khu vực như: nâng cao vai trò lãnh đạo và cam kết quản trị điều hành hợp lý, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư khổng lồ, cải tổ hệ thống tài chính, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, đồng thời gia tăng hợp tác và hội nhập khu vực.
Theo tính toán của ông Kuroda, từ nay đến 2020, mỗi năm châu Á cần khoảng 750 tỷ USD cho đầu tư phát triển hạ tầng, kể cả phần cứng lẫn phần mềm. Trước đó, Việt Nam cho biết sẽ cần 300 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới, trong khi Ấn Độ cho biết số vốn cần trong 10 năm là 3.000 tỷ USD.
"Đầu tư phát triển hạ tầng đang thiếu hụt hiện nay là chìa khóa để đạt được sự tăng trưởng bền vững", ông nhấn mạnh.
Phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) diễn ra trưa nay, hai ngày sau hàng loạt sự kiện và các phiên thảo luận trong khuôn khổ của sự kiện quan trọng này. Sau 45 phút văn nghệ chào mừng của nước chủ nhà, là các diễn văn khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu và Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda. Trước bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đều bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ với đất nước và nhân dân Nhật Bản sau thảm họa sóng thần vừa qua. Chủ tịch Kuroda và nhiều nhân viên khác trong ADB có quốc tịch Nhật Bản. |
Song Linh
500 người Việt nhập lậu bị bắt ở Nga
RFA 05.05.2011Khoảng năm trăm di dân lậu Việt Nam bị cảnh sát Liên bang Nga bắt giữ tại thành phố Malakkhova cạnh thủ đô Mascơva. Nguồn tin cảnh sát Nga hôm thứ Năm cho biết năm trăm người Việt bị bắt đều là công nhân bất hợp pháp trong một xưởng may áo khoác và áo choàng, trong lúc nhiều bằng chứng cho thấy những sự vi phạm luật lao động đã xảy ra ở đây. Những người bị bắt sinh sống với gia đình trong khuôn viên của xưởng may mà họ làm việc. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Giết một giáo sư đại học không phải là một hành động anh hùng
Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-05-05Mới đây trong dịp lễ 30 tháng 4, ba tờ báo lớn trong nước đồng loạt đăng bài viết của ông Vũ Quang Hùng, người tổ chức vụ ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông dưới bài viết mang tên "Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn". RFA Ông Vũ Quang Hùng lúc đó là sinh viên năm thứ ba Đại học Khoa Học Sài Gòn và là thành viên của tổ trinh sát vũ trang của Ban An Ninh T4. Còn người ngồi sau xe honda là Lê Văn Châu là trung úy quân đội VNCH nhưng đồng thời cũng là cơ sở của An Ninh T4 như trong bài báo tường thuật, là người tự tay ném chiếc cặp có chứa chất nổ vào xe của GS Bông. Sau Cách Mạng 1 Tháng Mười Một, Giáo sư Nguyễn Văn Bông đảm nhận chức vụ cố vấn cho Tối Cao Pháp Viện, ủy viên Hội Ðồng Quản Trị Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Ông là thạc sĩ công pháp quốc tế đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp tại Pháp, bị giết vào lúc 12 giờ trưa ngày 10 tháng 11 năm 1971, khi đang giữ chức Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính. Mặc Lâm phỏng vấn bà Lê Thị Thu Vân, vợ của GS Nguyễn Văn Bông để tìm hiểu thêm chi tiết về viêc này. Ngày định mệnh của giáo sư Nguyễn Văn BôngMặc Lâm: Thưa bà mới đây nhiều tờ báo trong nước đã đăng bài viết của ông Vũ Quang Hùng, người tổ chức vụ ám sát cố giáo sư Nguyễn Văn Bông. Là vợ của nạn nhân xin bà cho biết những gì đã xảy ra trong ngày định mệnh ấy?Giáo sư Nguyễn Văn Bông là thạc sĩ công pháp quốc tế đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp tại Pháp, bị giết vào lúc 12 giờ trưa ngày 10 tháng 11 năm 1971, khi đang giữ chức Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính.Bà Lê Thị Thu Vân: Thưa lúc ấy tôi đang đi ngoài đường về tới nhà trước trường học Gia Long. Tôi với bà chị của anh mới về với đứa con tụi này đi ngoài đường. Khi gần tới nhà thì ông Trí, là học trò của giáo sư Bông lúc ấy là quận trưởng quận 5, ông ấy nghe tin nên lái chíêc xe Jeep của ổng tới nhà và những người trong nhà nói là tôi đã ra ngoài. Khi ông ấy thấy tôi thì chạy lại nói rằng giáo sư Bông bị tai nạn xe hơi. Lúc đó tôi chưa biết GS Bông mất thì tôi có hỏi là bây giờ GS ở đâu. Lúc ấy ổng nói là đã mang GS vào bệnh viện Sài Gòn. Tôi hỏi sao không mang GS vào Bệnh viện Grall cho đủ phương tiên mà lại đem vào bện viện Sài Gòn? Ông Trí trả lời vì bệnh viện Sài Gòn gần chỗ xảy ra tai nạn. Ông Trí đưa tôi chạy tới nhà thương Sài Gòn bằng xe của ông ấy. Chưa bước xuống xe thì tôi thấy rất đông người đứng trước cửa nhà thương. Có cảnh sát cũng nhưng những nhân viên an ninh chìm mặc thường phục. Tôi hỏi GS Bông có sao không thì mấy người ấy lắc đầu. Lúc đó tôi mới biết rằng GS Bông mất thì tôi xỉu liền ngay trên xe. Mặc Lâm: Thưa rất xin lỗi vì đã khơi lại chuyện thương tâm của bà … Bà Lê Thị Thu Vân: Lúc tôi xỉu thì người ta đưa tôi vào nhà thương một chút xíu thì tôi về nhà vì không ai cho tôi gặp mặt GS Bông… Mặc Lâm: Xin bà cho biết lúc ấy cuộc hôn nhân của bà với Giáo Sư được bao lâu? Bà Lê Thị Thu Vân: Lúc đó tôi ba mươi tuổi và hai cháu sinh đôi của tôi đều sáu tuổi và cháu nhỏ 4 tuổi. Mặc Lâm: Tôi xin đọc nguyên văn một đoạn trong bài báo mà ông Hùng kể lại như sau: "Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam - Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): "Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch" Xin bà cho biết liệu những hồi ức này có đúng với sự thật đang diễn ra trên chính trường lúc ấy hay không? Tức là GS đã được kín đáo cử giữ chức vụ Thủ tướng của miền Nam Việt Nam? Trước đó có người kêu điện thoại cho tôi nói biết là GS Bông đang ăn tiệc, bây giờ kêu GS về vì có người theo dõi và muốn hại ông. Tôi cũng điện thoại liền cho nhà một người bạn xin họ đưa GS Bông về liền…Tôi nhận được rất nhiều cú điện thoại hăm dọa như vậy.Bà Lê Thị Thu Vân: Thật sự ra chưa bao giờ tôi nói ra cho ai, mấy tuần lễ trước khi GS Bông mất có những sự việc rất căng thẳng vì báo chí cứ nói ông Kissinger qua gặp GS Bông và GS Bông sẽ là thủ tướng. Trước đó thì ông Đỗ Cao Trí bị nổ tung trên máy bay, cũng tuổi bằng GS Bông. Một hai tháng sau thì ông Tổng trưởng Giáo dục cũng bị bắn mà cũng cùng tuổi với GS Bông thành ra chính tôi có nói tình hình lúc này rất là căng thẳng, nếu có gì xảy ra cho anh thì em và mấy con phải làm sao? GS Bông nói không sao đâu đừng lo, trời sinh voi sinh cỏ thì em cứ ráng mà lo nuôi con. Theo tôi thấy thì GS Bông cũng rất lo lắng tôi không biết có chuyện gì hay không vì ông không nói nhưng tôi rất lo. Mặc Lâm: Xin bà cho biết trước khi bị ám sát GS có bao giờ thố lộ điều gì với bà hay không, chẳng hạn những lo lắng nghi ngờ về một chuyện xấu sẽ xảy ra cho ông? Hay có ai đó dò xét tình trạng đi lại của GS mà bà biết được? Bà Lê Thị Thu Vân: Trước đó có người kêu điện thoại cho tôi nói biết là GS Bông đang ăn tiệc, bây giờ kêu GS về vì có người theo dõi và muốn hại ông. Tôi cũng điện thoại liền cho nhà một người bạn xin họ đưa GS Bông về liền…Tôi nhận được rất nhiều cú điện thoại hăm dọa như vậy. Ca ngợi một hành động khủng bốMặc Lâm: Là vợ của nạn nhân bị ám sát cách nay đúng 40 năm, bây giờ được đọc lại những lời kể của người giết chồng minh bà có cảm giác ra sao?Việc người mà giết người thì người đó là khủng bố để đạt được cái mục tiêu tốt hay xấu của họ.Bà Lê Thị Thu Vân: Cái việc này ông Hùng cũng đã viết cách đây 11 năm rồi chứ không phải là lần đầu tiên. Ổng viết một bài báo đăng trên một tờ báo bên Việt Nam. Nhưng vì lúc đó không có Internet nên có người copy gửi cho tôi đọc. Trong cuốn di cảo của GS Bông cách đây 2 năm có một người publisher xuất bản những bài viết của GS Bông và những bài của người khác viết về giáo sư. Tôi có đăng bài của Vũ Quang Hùng trong cuốn di cảo này. Bài viết mới đây thì cũng từa tựa bài viết của ông ta cách đây gần 12 năm. Mặc Lâm: Việc giết hại Giáo sư Nguyễn Văn Bông được báo chí làm nóng lại lại chỉ hai ngày trước cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden. Bà có liên tưởng gì về hai nhân vật sát nhân này? Bà Lê Thị Thu Vân: Tôi đọc bài này một ngày sau khi ông Osama Bin Laden bị giết. Tôi thấy nó có một sự trùng hợp của một tên sát nhân và một tên khủng bố muốn giết hại người khác để đi đến mục tiêu dù có chính nghĩa hay không có chính nghĩa của họ. Ông Osama Bin Laden giết 1 người hay giết 3.000 người hay 100.000 thì cũng là giết người. Thành ra tôi thấy cái anh Vũ Quang Hùng này ảnh được lệnh bề trên thôi! Tôi biết chắc chắn cộng sản Hà nội ra lệnh cho ảnh giết GS Bông vì sợ giáo sư có thể lên làm thủ tướng thì cái chánh nghĩa cộng sản nó không đạt được như là ý muốn. bây giờ ông Vũ Quang Hùng ổng lại viết thêm nữa không biết mục tiêu ông ấy muốn chứng tỏ mình là anh hùng hay có ý định gì nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường là tôi sẽ cầu nguyện cho ông ấy và cho linh hồn của ông ấy thôi.Việc người mà giết người thì người đó là khủng bố để đạt được cái mục tiêu tốt hay xấu của họ. Mặc Lâm: Tâm tình của bà đối với người giết hại chồng bà hiện nay ra sao? Bà có còn thù hận kẻ đã làm tan vỡ gia đình bà không? hay là câu chuyện đã nguôi ngoai sau một thời gian khá dài.. Bà Lê Thị Thu Vân: Khi mà biết những người giết hại chồng tôi thì rất nhiều người khuyên tôi phải kiện họ thì tôi nói "không", tôi là một người Phật giáo, tôi chỉ cầu nguyện cho linh hồn của họ. Họ làm trật họ làm xấu thì để lương tâm và trời Phật sẽ xử họ chứ tôi không xử họ. Và bây giờ ông Vũ Quang Hùng ổng lại viết thêm nữa không biết mục tiêu ông ấy muốn chứng tỏ mình là anh hùng hay có ý định gì nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường là tôi sẽ cầu nguyện cho ông ấy và cho linh hồn của ông ấy thôi. Mặc Lâm: Chúng tôi được biết hiện nay dưới cái tên mới là Jackie Bông bà đang tham gia sinh hoạt nhiều công tác xã hội tại Hoa Kỳ, nếu được đề nghị với chính phủ Việt Nam thì bà sẽ nói gì? Bà Lê Thị Thu Vân: Tôi mong rằng nhà cầm quyền mở lòng ra, mở mắt ra để mục tiêu của họ không phải là để hại dân, để giết dân hay là để bỏ tù dân, cấm miệng dân. Mở ra tấm lòng của họ cho dân sống một cuộc sống có những "basic human rights" (quyền con người căn bản) cho người ta cái quyền làm người. Tôi chỉ cần xin vậy thôi chứ không cần xin nhiều hơn nữa. Mặc Lâm: Xin cám ơn bà. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |