Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Giao thông Hà Nội rối loạn


 
21/01/2011 22:35 
Những cảnh tắc đường như thế này không chỉ có vào giờ cao điểm - Ảnh: Ngọc Thắng
Hà Nội lại rơi vào cảnh tắc đường trầm trọng. Hàng loạt giải pháp được tung ra để tháo gỡ như tăng cường lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát hay phân luồng hướng dẫn giao thông từ xa, nhưng người dân vẫn đang phải sống chung với cảnh rối loạn, ùn tắc.

8 giờ 40 phút sáng ngày 21.1, đã qua giờ cao điểm, nhưng tại một loạt các tuyến đường như Kim Mã - Nguyễn Thái Học, Đê La Thành - Khâm Thiên… từng đoàn xe vẫn nối đuôi nhau, nhích từng vòng bánh xe. Chị Nguyễn Thu Hiền, nhà ở ngõ 54, phố Hoa Bằng (Q.Cầu Giấy), làm việc tại một cơ quan có trụ sở trên phố Tô Hiến Thành cho biết, đã hơn một tuần nay chị liên tục gặp tình trạng tắc đường vào bất cứ thời điểm nào trong một ngày.

Phân luồng từ xa... vẫn tắc

Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc xảy đến trước Tết Nguyên đán, ngay từ tháng 12.2010, Sở GTVT Hà Nội đã có quyết định hướng dẫn phân luồng giao thông từ xa cho các phương tiện. Cụ thể, các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ từ 1 tấn trở lên và xe chở khách 25 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu ưu tiên) bị cấm hoạt động và dừng đỗ từ 6 - 21 giờ hằng ngày trên các tuyến phố từ vành đai II trở vào. Nhưng trên thực tế thì tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra, và nguy cơ ùn tắc kéo dài hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà mật độ phương tiện tham gia giao thông đang tăng nhanh vào những ngày cuối năm.

Trung tá Đinh Thanh Thảo, Đội trưởng đội khám nghiệm, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội cho biết, sẽ tăng cường xử lý nghiêm, tập trung các trường hợp vi phạm như xe khách nhồi nhét khách, bắt trả khách không đúng điểm quy định. Đồng thời bố trí tối đa quân số ứng trực, tham gia điều tiết, phân luồng tại các ngã tư, ngã năm, tại những "điểm đen", trên những tuyến phố chính, những tuyến đường huyết mạch dẫn vào nội đô, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc ùn tắc.

Còn theo ông Đinh Văn Hải, Phó chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội, lực lượng thanh tra đang tập trung rà soát lại các điểm, các nút có nguy cơ ùn tắc cao như: Minh Khai, Đại La, Trường Chinh, Láng, Bưởi, Lạc Long Quân, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi... để có những giải pháp hiệu quả. Sở cũng sẽ tiến hành sơn lại kẻ vạch, tuyên truyền để người tham gia giao thông đi đúng làn đường. Nhưng cũng đồng thời tiến hành xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, đi không đúng làn đường.

Ông Hải cho rằng, việc phân luồng từ xa, cụ thể là cấm xe tải trên một tấn từ vành đai II trở vào tỏ ra khá hiệu quả, khi hạn chế được tối đa xảy ra xung đột tại các ngã tư - nguyên nhân chính gây tắc đường. Tuy nhiên, việc cấm xe tải trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống dân sinh, khi mà thời gian gần tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa vào nội đô tăng cao.

Thiếu một giải pháp căn cơ

TS Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cho rằng, bùng phát tắc đường cuối năm do lưu lượng tham gia giao thông tăng tới 20-30% so với bình thường khi người dân đi sắm tết, các địa phương về T.Ư chúc tết, đặc biệt trời lạnh khiến người dân sử dụng ô tô cá nhân nhiều hơn để tránh rét.

"Các ban ngành của Hà Nội theo cách làm của mình đã cố gắng hết sức như tổ chức giao thông lại, mở nút, bịt nút… Nhưng có giải pháp cần phải làm ngay khẩn cấp, mạnh tay là hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt là ô tô, nhưng Hà Nội lại rất e dè gần như không có động thái nào về việc này, trong khi TP.HCM đã làm nghiên cứu khả thi và chuẩn bị kết thúc nghiên cứu khả thi này", ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, "giai đoạn trước mắt khi năng lực cơ sở hạ tầng, vận tải công cộng của Hà Nội đến năm 2020 vẫn hết sức hạn chế, đặc biệt là khu vực trung tâm, Hà Nội sẽ phải kiểm soát rất chặt chẽ quyền tiếp cận, khả năng được tiếp cận hạ tầng của các phương tiện cơ giới, đặc biệt taxi và ô tô".

Cụ thể, theo ông Hùng cần kiểm soát quyền sử dụng đường, có thể dùng biện pháp hành chính như không cho sử dụng đường A, đường B trong thời gian nhất định hoặc thu phí giờ cao điểm. Hay việc cân nhắc lại phí đỗ sao cho hợp lý, tương ứng với giá trị cung ứng cơ sở hạ tầng. "1m2 đường Hàng Bè (Q.Hoàn Kiếm) đền bù tới 1 tỉ đồng, nhưng thu phí đỗ xe chỉ 10.000 đồng/lần cũng trên diện tích 1m2 là quá thấp", ông Hùng phân tích. "Hiện nay Nhà nước trợ cấp, trợ giá ngầm quá nhiều cho người sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô, trong khi xe buýt trợ giá 3.000 đồng/lượt đã bị kêu ầm lên", ông Hùng nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng, mục tiêu thu phí không phải lấy tiền mà để giảm ách tắc giao thông, nên phải đủ mạnh để người tham gia giao thông cân nhắc chọn phương tiện, chọn đường đi, điểm đến hay thời gian đi.

Ô tô chiếm gần 65% tổng diện tích đỗ xe

Một nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cho biết, xe ô tô chiếm 10% phương tiện, nhưng chiếm 55% diện tích sử dụng động trên đường và gần 65% tổng diện tích đỗ xe. "Quyền sử dụng hạ tầng của những người khác đang bị xe ô tô xâm hại nhiều, chúng ta không cấm, hay hạn chế mà cần cân nhắc. Đặc biệt phải có sự ủng hộ nhất quán từ cơ quan chức năng cao hơn, tín hiệu hiện nay đang rất yếu như Bộ GTVT, Bộ Tài chính chưa có động thái nào. Như thông tư thu phí đường bộ của Bộ Tài chính ban hành đã nhiều năm nhưng tới giờ chưa có điều chỉnh nào", TS Khuất Việt Hùng nhìn nhận.

Minh Sang - Mai Hà


# Thông Báo (1) Tuy?t Th?c G?i TBT Nguy?n Phú Tr?ng Ðòi Ða Ð?ng

 
# Thông Báo (1) Tuyệt Thực Gởi TBT Nguyễn Phú Trọng Đòi Đa Đảng

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2122/2122

Linh đã nhịn ăn và nhịn uống từ 7 giờ sáng ngày hôm qua thứ năm 20/1/2011 giờ miền Đông Hoa Kỳ.  Trước đó, Linh có ăn một dĩa bánh cuốn.  Tính đến giờ, đã tuyệt thực và tuyệt ẩm luôn được 37 tiếng rồi.  Hồi nảy, khi đi tắm thấy rất sảng khoái, nhất là miệng được thấm tí nước.  Hiện tại, Linh đã bị nhức đầu, hơi nhức cổ và vai bên phải, và đi đứng hơi chóng mặt.  Bụng thấy đói, nhưng không thèm ăn mấy, có lẽ cơn đói hôm qua đã qua khỏi, và đã ngủ được.

Nhớ lần trước Linh đã tuyệt thực được qua 5 ngày, nhưng không tuyệt ẩm, nên không thấy bị nhức đầu.  Lần này chưa chi đã bị nhức đầu rồi, tuy vậy, Linh vẫn ráng sức thêm xem sao, khi chịu đựng không nỗi, sẽ tin cùng qúy anh chị em trong lần thông báo tới.

Mong rằng qúy anh chị em phổ biến Thư Tuyệt Thực đến mọi người quen biết ở Việt Nam, để chúng ta cùng vận động cho việc Đa Đảng.  Linh tham dự Facebook đã lâu, nhưng không có thì giờ nhiều để sử dụng nó, hôm nay rảnh rổi, vào tìm thêm bạn, và đã biết cách chuyển bài từ http://www.multiply.com qua Facebook để qúy bạn bên Facebook có thể đọc Thư Tuyệt Thực của Linh.

Lần này Linh có chụp hình bàn tay trái của mình, vài ngày sau, Linh sẽ chụp lại bàn tay của mình để xem nó thay đổi như thế nào và sẽ thông báo cho qúy vị sau.

Hiến Pháp là luật pháp cơ bản của một đất nước và luật pháp khi đặt ra phải dựa vào sự công bằng.  Trong khi đó Điều 4, khẳng định quyền lãnh đạo Nhà nước là của ĐCSVN, đã phá nát đi sự công bằng.  Chẳng lẽ các đảng phái khác không được quyền lãnh đạo đất nước?  Thêm nữa, ĐCSVN là một danh từ riêng của một đảng phái, không thể đưa vào Bản Hiến Pháp.  Nếu sau này ĐCSVN phải thay đổi tên đảng như Đảng Lao Động chẳng hạn, vậy bắt bản HP phải thay đổi Điều 4?

Hai sự kiện nêu trên chỉ có câu trả lời thích hợp là phải hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, có nghĩa là Phải Đa Đảng Cho Việt Nam.

Ngày 21 tháng 1 năm 2011 (20:18)
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS: Thư Tuyệt Thực (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2121)

# Thu Tuy?t Th?c Không Tem G?i Ông T?ng Bí Thu Nguy?n Phú Tr?ng Ðòi Ða Ð?ng

 
# Thư Tuyệt Thực Không Tem Gởi Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đòi Đa Đảng
Kính thưa ông Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng,
 
Biết được tin từ lâu, trước Ngày Đại Hội ĐCSVN, ông sẽ được đắc cử chức vụ Tổng Bí Thư ĐCSVN, tôi vẫn còn ngờ vực, vì muốn được chính xác, nên chưa tiện viết thư cho ông.  Đến hôm nay, sau Đại Hội, mọi việc đã rõ, ông là người đã đắc cử chức vụ TBT, tôi mạo muội viết bức thư này xin gởi đến ông.  Trước là lời chúc mừng ông đã thật sự trúng cử vào trọng trách lớn nhất của đất nước vì theo Điều 4 của Bản Hiến Pháp, ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
 
Trước những vấn nạn vô cùng đau thương của đất nước.  Từ hàng chục năm qua, biết bao nhiêu công trình xây dựng đã làm thất thoát hàng chục tỉ đô la.  Ví như Đập Thủy Điện Hòa Bình (thuộc tỉnh Hòa Bình) để dẫn Đường Dây Cao Thế 500KiloVolt vào tận Phú Lâm - SàiGòn, thời ông Võ Văn Kiệt đã hứa hẹn, giờ ra sao?  Rồi Đập Thủy Điện Hố Hô ở Hà Tỉnh, bị tràn lũ làm hàng chục ngàn nóc gia bị ngập lụt và mang theo cái chết của 9 nhân mạng.  Kế đến đập Thủy Điện Trị An cũng không còn đi vào hoạt động.  Ngày nay lại đến Đập Thủy Điện Sơn La, được xem như một công trình lớn nhất ở Đông Nam Á, lại đang có những vết nứt.  Nếu đập này bị vỡ, theo dự tính, sẽ cuốn đi 15 triệu nhân mạng.  Còn Con Đường HCM được xây từ năm 2000 với kinh phí 3.5 tỉ đô la đi đến đâu rồi?  Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất cũng thế, kinh phí dự trù từ năm 1997 có 1.2 tỉ đô la, nhưng bây giờ đã tốn hơn 3 tỉ đô, nhà máy vẫn đang đóng cửa.  Bước sang Đường Hầm Thủ Thiêm, được xây từ tháng 1 năm 2005, kinh phí khoảng 700 triệu đô la, chưa hoàn tất, đã có những vết rạn nứt.  Chưa kể tất cả những công ty quốc doanh như Tập Đoàn Công Ty Điện Lực Việt Nam, cứ bị thua lỗ nên tiếp tục tăng gía điện đến mức 32% trong năm 2010.  Kế đến là Công Ty Bưu Chính Viễn Thông (VNPT) cũng sắp sụp đổ đi theo con tàu Vinashin với 4.5 tỉ đô la đầu tư.  Tất cả những công trình kể trên chỉ là những tảng băng nỗi, còn chìm ở dưới những khối thối tha, những mục rữa của biết bao nhiêu công trình khác, nhưng chẳng ai được biết đếnỞ một thể chế độc tài, độc đảng, chẳng ai chịu trách nhiệm, và chẳng ai có quyền kiểm soát được nó, đó là đầu mối của những thất bại mà bất cứ ai cũng có thể hiểu được. 
 
Không phải chỉ có những sụp đổ của những công trình và của các công ty quốc doanh nêu trên, mà còn sự băng hoại của một xã hội về mặt đạo đức, sự chênh lệch của khoảng cách giàu nghèo với hàng triệu gia đình dân đen đang sống đời túng quẩn vì không đủ tiền đóng học phí cho con em của họ.  Hàng triệu trẻ em và người gìa phải lang thang ngoài đường phố bán bánh, kẹo, đánh giày, hay với những tờ vé số cầm tay để bán khắp 64 tỉnh thành.  Trong khi thật khôi hài, Điều 59 của Bản Hiến Pháp khẳng định: "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí."  Hàng trăm ngàn gia đình mà người nhà của họ, bị buộc phải đi "xuất khẩu lao động" tại nước ngoài và hàng trăm ngàn phụ nữ Việt Nam phải làm dâu nơi xứ người bằng những lời quảng cáo vô cùng sỉ nhục cho phụ nữ Việt Nam được bắt gặp trên những trang báo ngoại quốc, với 4 bảo đảm:

1) Đảm bảo là trinh nữ.
2) Trong vòng 3 tháng cưới về nhà.
3) Không phải trả thêm chi phí nào.
4) Trong vòng 1 năm nếu cô dâu trốn sẽ được đền bù 1 cô dâu mới.

Kính thưa ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng,

một người Việt Nam, tôi thiết nghĩ ông TBT chắc chắn không thể chấp nhận những điều sỉ nhục như thế này.  Vì những lý do nêu trên, tôi kính gởi thư đến ông để mong được cứu xét chấp thuận việc Đa Đảng.   Tôi không cần giải thích nhiều, ông chỉ cần nhìn qua Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên.  Hai quốc gia, cùng một dân tộc, cùng văn hóa, cùng ngôn ngữ, nhưng mức sống của người dân Hàn Quốc với thể chế tự do, đa đảng đã vượt trội hơn Bắc Triều Tiên với thể chế cộng sản độc đảng xa lắm.

Vừa rồi, tôi có đọc qua một bài viết mang tựa đề "Các Thế Lực Thù Địch" (*1) của thượng tọa Thích Viên Định, đã nêu lên tình trạng xâm lăng của Trung Quốc, với sự mất nước gần kề, với nguyên văn như sau: "Không nên điên đảo, nhìn kẻ cướp là bạn, xem đồng bào ruột thịt là thù.
Đây mới thật sự là thế lực thù địch mà các ông cần quan tâm.

Giờ phút này mà ông vẫn huyênh hoang tự đắc kiên định chủ nghĩa Mác Lê, một chủ nghĩa đã từng gieo đau thương tang tóc cho toàn dân tộc Việt Nam trong suốt 66 năm qua ở miền Bắc và 36 năm qua ở miền Nam là một điều vô cùng ngu xuẫn, có thể nói là phải mang tội làm trì trệ sự phát triển của đất nước, và tiếp tục làm chia rẽ sự đoàn kết của toàn dân, trong khi chủ nghĩa Mác Lê này đã sụp đổ hoàn toàn tại những nơi đã sinh sản ra nó.

Kính thưa ông Trọng,

Ông có biết, người dân Việt Nam, hiện tại, được xem như những người ăn nhờ ở đậu trên chính quê hương của mình.  Độc Lập, Thống Nhất, Tự Do, Hạnh Phúc chỉ là những sáo từ dỏm.  Người dân Việt Nam trở thành những kẻ nô lệ da vàng đang sống trên chính quê hương của mình. Đơn giản là họ không có quyền bầu ra người lãnh đạo, để thay thế họ điều hành đất nước.  Nghĩa là từ hồi ĐCSVN lãnh đạo tới giờ, chưa khi nào có cuộc trưng cầu dân ý (quyền phúc quyết) như nguyên chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An đã từng lên tiếng.  Mong ông thực hiện cuộc trưng cầu dân ý xem người dân có đồng ý việc đa đảng hay không.

Trước Lời Kêu Gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý, hôm nay tôi bắt đầu cuộc biểu tình tuyệt thực 10 ngày tại nhà để đòi hỏi việc ông tuyên bố chấp nhận đa đảng.

Kính,

Ngày 21 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS: Hình ảnh bàn tay trái của người viết:


 
http://mylinhng.multiply.com/photos/hi-res/1M/1097
http://mylinhng.multiply.com/photos/hi-res/1M/1095

(*1)
 

Các thế lực Thù Địch


Tài liệu từ email.
Bài phân tích rất tuyệt vời của Thượng tọa Thích Viên Định (GHPGVNTN).

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thường gán tội "cấu kết với các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền" lên các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, các Giáo Hội độc lập của các tôn giáo, các thân hào, nhân sĩ, các nhà trí thức, các văn nghệ sĩ, các sinh viên, học sinh biểu tình, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho Tổ quốc Việt Nam.

Không một quốc gia văn minh, dân chủ nào trên thế giới có "các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền", không luật pháp nước nào có tội danh đó.

- Tại sao Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản luôn có các "Thế lực thù địch"?

          Năm 1975, Cộng sản Bắc Việt dùng vu lực cuỡng chiếm miền Nam rồi duy trì sự cai trị độc tài, độc đảng suốt từ đó đến nay bằng súng đạn, quân đội, nhà tù, công an, khủng bố, bưng bít, lừa dối, tuyên truyền. 

            Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là một trong số rất ít những nhà cầm quyền còn sót lại trên thế giới đã cướp chính quyền bằng bạo lực. 

       Trong khi đó, toàn dân lại luôn mong muốn có một chính quyền được bầu cử hợp pháp bằng lá phiếu của người dân một cách tự do, dân chủ, công bằng, một chính quyền thật sự của dân, do dân, và vì dân. Không do dân bầu, bất hợp pháp, 
nên Nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam luôn ở trong tình trạng bất an, lúc nào cũng cảm thấy có "các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền".

http://1.bp.blogspot.com/_LWlzENQgTXs/TTekF8OtnWI/AAAAAAAAUnw/NwPuF790seo/s1600/danoan3.jpg

http://3.bp.blogspot.com/_LWlzENQgTXs/TTekj0bV1ZI/AAAAAAAAUn0/uvm4iTN66dY/s1600/danoan2.jpg
 Các thế lực "thù nghịch" đang đàn áp dân tộc Việt Nam.

Trong một chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các đảng phái, mặc dù đối lập nhau, nhưng không thù địch, trái lại, hỗ tương, bổ khuyết nhau, rất cần cho sự cạnh tranh để phát triển đất nước. Trái lại, dưới chế độ độc tài, độc đảng, thì bất cứ tổ chức, cá nhân nào vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đều bị xem là vi phạm luật pháp, là thù địch.

Mặc dù bị nhà cầm quyền độc tài bỏ tù, quản thúc, gán tội vi phạm luật này, luật nọ, những điều luật mơ hồ, phản tự do, phi dân chủ, chống nhân quyền, trái với Công ước quốc tế… những người bị hãm hại này lại chính là những người mà Đức Cố Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đại Lão Hoà thuợng Thích Huyền Quang gọi là những người "tù không tội". Bởi vì vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ, góp công với đất nước, sao gọi là tội?

- Các " thế lực thù địch" của Nhà cầm quyền cộng sản là ai?

"Thế lực thù địch" dễ biết nhất là cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở nước ngoài, tiếp đến là các đảng phái chính trị không cộng sản trong và ngoài nước, và cuối cùng là 85 triệu người dân Việt trong nước ngày đem mong muốn được sống trong không khí Tự do, Dân chủ, Nhân quyền như các dân tộc văn minh khác trên thế giới. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số tổ chức, hội đoàn và chính quyền các nước văn minh chống độc tài, độc đảng, yểm trợ các phong trào vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng, phát triển tại Việt Nam.

- Có "âm mưu lật đổ chính quyền" hay không?

              Tất cả các đảng Cộng sản trên thế giới đều dùng bạo lực để cướp chính quyền. Trái lại, các đảng phái chính trị, không cộng sản, của người Việt trong và ngoài nước, các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các bậc sĩ phu, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh và 85 triệu người dân trong nước, hiện nay, không có thành phần nào chủ trương dùng bạo lực để lật đổ chính quyền. 
 
          Theo trào lưu dân chủ trên thế giới, người dân Việt Nam, ai cũng mong muốn có một cuộc bầu cử trong tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra một chính quyền đích thực "của dân, do dân, và vì dân". Đảng phái nào được dân ủng hộ, đắc cử, thì đứng ra lập chính quyền. Trong thế giới dân chủ, văn minh ngày nay không chấp nhận việc dùng bạo lực để cướp chính quyền. cũng không chấp nhận việc dùng súng đạn, công an, nhà tù…để duy trì quyền lực.

            Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam, theo chủ thuyết Mác-Lê, vừa sai lầm, vừa lạc hậu đã cản trở bước tiến của dân tộc. Vì đặc quyền đặc lợi, muốn tiếp tục nắm giữ quyền hành, nhưng Nhà cầm quyền cộng sản lại không dám tranh cử công bằng với các đảng phái, cá nhân thuộc thành phần đối lập, nên cố tình gán cho các thành phần khác là "các thế lực thù địch" để dễ tuyên truyền, đàn áp, tiêu diệt. Việc ghép tội "âm mưu lật đổ chính quyền" lên các cá nhân, đảng phái đối lập là hoàn toàn vu cáo.

http://3.bp.blogspot.com/_LWlzENQgTXs/TTelCZ0I8yI/AAAAAAAAUn4/GWL_eOodONA/s1600/namquan33.jpg
 Nam Quan. Đây mới là những thế lực thù nghịch đang bán nước của dân tộc Việt Nam.

      Tình trạng độc tài đảng trị lâu ngày sinh ra các tệ nạn tham nhung, hối lộ, cắt xén, mua bằng, bán chức…làm băng hoại xã hội, cản trở bước tiến của dân tộc. Lo lắng trước hiểm hoạ độc tài này, trong Thu Chúc Xuân gửi các bậc sĩ phu, trí thức, văn nghệ sĩ năm Ất Dậu, 2005, Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện truởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã nói rằng, "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cương vị Tăng si, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị". 

           Hoà thượng đã đề nghị giải pháp đa nguyên đa đảng, bước đầu có thể là 3 đảng, "Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung hòa đại diện cho các dòng suy nghĩ chính lưu". Nhưng Nhà cầm quyền cộng sản cứ khăng khăng cố giữ thể chế độc tài độc đảng, cho rằng "bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát". Điều 4 trong Hiến Pháp hiện nay, dành cho Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước, giống như thời phong kiến, Thiên tử, con trời, được độc quyền cai trị đất nước, không ai được tranh giành.

Nghị quyết 1481, ngày 25.1.2006, Quốc Hội Âu châu đã lên án các Đảng cộng sản trên thế giới là phi nhân tính, là thảm hoạ dân tộc, là tội ác chống nhân loại. Hoa kỳ đã lập Đài tuởng niệm trên 100 triệu nạn nhân đã bị các chế độ cộng sản sát hại trên thế giới. Vậy mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn còn tiếp tục làm những việc trái luật pháp, phản dân chủ, bắt người, giam giữ mà không cho liên lạc với thế giới bên ngoài, không cho luật sư biện hộ, dùng những lời khai, đưa lên báo, đai để bôi nhọ, lăng nhục, trong khi Hiến Pháp, điều 72, xác nhận rằng: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật".

Không sao cả, có thể, nay một vài luật sư, mai vài ba bác sĩ, ngày mốt là các tu sĩ, bữa kia là công nhân, rồi tiếp đến là nông dân, thương gia, sinh viên, học sinh…các giới cùng bị đưa lên báo, đài, với cùng tội danh, "chống nhà cầm quyền độc tài, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền và công lý". Càng có nhiều người chống độc tài, nền dân chủ sẽ đến với dân tộc ngày càng gần hơn.

Mỗi người, tuỳ sức khoẻ cá nhân, tuỳ hoàn cảnh gia đinh, vợ dại, con thơ, cha già, mẹ yếu, có cách đối phó riêng trong cuộc chiến giành tự do rất gian khó này. Cần phải sống để giành cho được Tự do, Độc lập cho dân tộc. Cái tội, "chống độc tài, yêu tự do", ai lại không muốn lãnh? Nếu những người vận động cho tự do, dân chủ, nhất thời có bị đàn áp, chỉ đưa tới sự thắng thế của bạo lực, không có gì phải tủi hỗ. Cuối cùng, Tự do, Dân chủ sẽ thắng!

Tuy chăm chú việc lên án các đảng phái chính trị và những người khác chính kiến là "thù địch", nhưng hiện nay Nhà cầm quyền cộng sản, luôn tránh né, không bao giờ đề cập, lên án tội "Cấu kết với thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam", cái tội liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc mà các nhà lãnh đạo các tôn giáo, các đảng phái, các tổ chức, các sĩ phu, trí thức, sinh viên, học sinh và 85 triệu người dân đang rất quan tâm, hồi hộp, lo lắng từng ngày. Nếu gọi là thù địch thì giặc ngoại xâm mới thật sự là thù địch. Không nên điên đảo, nhìn kẻ cướp nước là bạn, xem đồng bào ruột thịt là thù.

                 Cái "Thế lực thù địch lâu đời" này mới đáng lo, nó không âm mưu lật đổ chính quyền, mà nguy hại hon, "âm mưu xâm chiếm Tổ quốc Việt Nam!".                     Việc thay đổi chính quyền chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nội bộ. Tổ quốc là của chung, không phải riêng ai. Các đảng phái thay nhau lập chính phủ chỉ là sự cạnh tranh, cần có, tránh sự trì trệ, để phát triển đất nước. Không thể một mình một chợ, một đội bóng một sân banh, mặc tình, tham nhung, hối lộ, cắt xén, làm đất nước suy yếu, nghèo đói, tụt hậu. Nay, đảng này lên, mai, đảng kia xuống, chỉ là những chuyện thường ngày trong các bản tin thời sự quốc tế, không có gì là quan trọng, ầm ỉ hay thù địch.
 
   Tổ quốc bị xâm lăng mới là chuyện lớn, mới là chuyện thù địch.

- "Thế lực thù địch" của Dân tộc đang "âm mưu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam" là ai?

           Hỏi tức là trả lời. Toàn dân, già, trẻ, lớn, bé, ai cũng biết, cái "thế lực thù địch" với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ xua đến nay chính là Bắc phương! Việt Nam đang bị Hán hoá! Hoạ mất nước đã bắt đầu:

- Năm 1958, Nhà cầm quyền Trung cộng tuyên bố lãnh hải của Trung quốc bao gồm các hải đảo Hoàng sa, Trường sa của Việt Nam. Năm 1974, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng sa. Năm 1979, Trung cộng đánh chiếm 6 tỉnh miền Bắc, khi rút về, dời cọc biên giới, lấy mất Ải Nam quan, Thác Bản Giốc. Năm 1988, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Trường sa. Năm 2005, 2006, ngư dân Thanh Hóa ra đánh cá trong vùng lãnh hải Việt Nam quen thuộc, nhiều lần bị lính Trung cộng bắn chết, bắt người bị thương, cướp ghe thuyền kéo về giam cầm tại đảo Hải Nam Trung quốc. 

http://1.bp.blogspot.com/_LWlzENQgTXs/TTeop_jqyYI/AAAAAAAAUn8/tTSZXl2tpGM/s1600/namquan41.jpg
                                                                                                                                        
 Trung cộng -Việt cộng trao đổi công tác tại Km0 (tháng 04.2007). Đây mới là những thế lực thù nghịch đang bán nước của dân tộc Việt Nam.

         Năm 2007, Trung cộng tuyên bố thiết lập Huyện Tam sa bao gồm các quần đảo Hoàng sa, Truờng sa của Việt Nam. Năm 2008, Trung cộng và nhà cầm quyền Hà nội hoàn thành việc cấm mốc biên giới phía Bắc lùi sâu vào địa phận lãnh thổ Việt Nam. Năm 2009, Trung cộng được nhà cầm quyền Hà nội mời vào khai thác quặng Bô-xit ở Tây nguyên, gây nguy co an ninh quốc phòng nơi vùng chiến luợc yết hầu của Việt nam và Đông dương do sự uy hiếp của hàng chục nghìn công nhân Trung quốc. 

       Ngoài ra còn tàn phá môi trường, thải ra hàng núi Bùn đỏ độc hại làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, lâu dài trong lòng đất, sông ngòi và khí hậu cho cả khu vực Nam Trung bộ và Miền nam Việt Nam. Nguy hại nhất là vị trí chiến lược quốc phòng bị chiếm đóng. Năm 2009, Trung cộng cấm đánh cá 3 tháng trên Biển Đông, bắt tàu thuyền, ngư dân Việt Nam, đòi tiền chuộc…

                  Suốt 4 ngàn năm lịch sử, ông cha ta không làm mất một tấc đất, ngày nay, mới vài chục năm, tổ quốc đã bị xâm lấn từ biên giới phía Bắc đến hải đảo phía Đông, cả Tây nguyên cũng sắp mất.

Đã xác định được "thế lực thù địch âm mưu xâm lăng Tổ quốc" là "Trung cộng" thì cũng xác định được:

- Ai là kẻ "cấu kết với thế lực thù địch âm mưu xâm lăng Tổ quốc"?

Nhân dân Việt Nam, với truyền thống anh hùng, mấy nghìn năm chống "thế lực thù địch phương Bắc", tại sao ngày nay lại để quê huong tổ quốc, từng phần, rơi dần vào tay kẻ thù truyền kiếp một cách âm thầm nhu vậy?

Phải có sự cấu kết trong nước nên các cuộc biểu tình, lên tiếng chống Trung cộng của sinh viên, học sinh và đồng bào ta mới rụt rè, yếu ớt, mau tàn rụi vì bị hăm doạ, cản trở từ phía Nhà cầm quyền vào đến cảc truờng đại học bởi lý do: "không được phép".

          Phải có sự cấu kết trong nước, Trung cộng mới vừa là kẻ xâm lăng vừa lại được ưu tiên trong việc đấu thầu các công trình khai thác ở Việt Nam.

               Phải có sự cấu kết trong nước, Trung cộng mới dễ dàng xâm chiếm các hải đảo, lãnh hải, biên giới, đưa dân tràn vào Việt nam một cách tự do, ào ạt, không cần chiếu khán. Đây là một cuộc xâm lăng kiểu mới, rất tinh vi, quân dân Trung cộng đang đổ bộ vào chiếm đóng nuớc ta một cách nhẹ nhàng, êm thắm, không tốn một viên đạn, không mất một giọt máu.

         Quân đội và đồng bào ta đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc trong các trận chiến đảo Hoàng sa năm 1974, đảo Trường sa năm 1988, nhất là cuộc chiến rất ác liệt ở biên giới phái Bắc năm 1979, gần 40 nghìn quân dân Việt Nam đã bỏ mình vì tổ quốc, vậy mà hàng năm không thấy tổ chức kỷ niệm, nêu gương hy sinh bảo vệ tổ quốc cho con cháu noi theo.

         Trái lại, cứ mỗi lần Tết đến, Nhà cầm quyền lại tổ chức viếng lễ các nghĩa trang quân xâm lăng Trung cộng, đặt vòng hoa: "đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung quốc".

http://4.bp.blogspot.com/_LWlzENQgTXs/SZX6NkPtKkI/AAAAAAAAJ30/EYus-GbGkrQ/s1600/NTLongChau.jpg
http://3.bp.blogspot.com/_LWlzENQgTXs/SZX6NepFgJI/AAAAAAAAJ3s/vDmZ7LuHCjA/s1600/KhangMyLLietSi6.jpg


                    Công Hàm ngày 14.9.1958, do Thủ tuớng Bắc Việt, Phạm văn Đồng, ký công nhận tuyên bố của Trung cộng, lãnh hải Trung quốc bao gồm đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, có phải là bằng chứng cấu kết với thế lực thù địch âm mưu xâm lăng tổ quốc?

http://4.bp.blogspot.com/_LWlzENQgTXs/TTeuk1YdZ5I/AAAAAAAAUoA/6NVsBAa7HrQ/s1600/image001.jpg


Phương châm 16 chữ vàng: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và 4 tốt: "láng giềng tốt, hợp tác tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" có phải là bằng chứng của sự cấu kết?

Đảng cộng sản Việt Nam theo chủ thuyết Mác-Lê với lý tưởng: "vô gia đinh, vô tổ quốc, vô tôn giáo". Nếu hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc đã: "hợp tác toàn diện" theo lý tưởng "vô tổ quốc" trong tinh thần: "đồng chí tốt" thì còn gì là Dân tộc!, còn gì là non sông!

                 Hoạ mất nước đã đến, tái hiện cảnh: Ngàn năm làm nô lệ Bắc phương!
Tổ quốc lâm nguy!!!

Thích Viên Định

"Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách".


# Tho^ng Ba'o (1) Tuye^.t Thu+.c Go+?i TBT Nguye^~n Phu' Tro.ng Ddo`i Dda Dda?ng

# Thông Báo (1) Tuyệt Thực Gởi TBT Nguyễn Phú Trọng Đòi Đa Đảng

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2122/2122

Linh đã nhịn ăn và nhịn uống từ 7 giờ sáng ngày hôm qua thứ năm 20/1/2011 giờ miền Đông Hoa Kỳ.  Trước đó, Linh có ăn một dĩa bánh cuốn.  Tính đến giờ, đã tuyệt thực và tuyệt ẩm luôn được 37 tiếng rồi.  Hồi nảy, khi đi tắm thấy rất sảng khoái, nhất là miệng được thấm tí nước.  Hiện tại, Linh đã bị nhức đầu, hơi nhức cổ và vai bên phải, và đi đứng hơi chóng mặt.  Bụng thấy đói, nhưng không thèm ăn mấy, có lẽ cơn đói hôm qua đã qua khỏi, và đã ngủ được.

Nhớ lần trước Linh đã tuyệt thực được qua 5 ngày, nhưng không tuyệt ẩm, nên không thấy bị nhức đầu.  Lần này chưa chi đã bị nhức đầu rồi, tuy vậy, Linh vẫn ráng sức thêm xem sao, khi chịu đựng không nỗi, sẽ tin cùng qúy anh chị em trong lần thông báo tới.

Mong rằng qúy anh chị em phổ biến Thư Tuyệt Thực đến mọi người quen biết ở Việt Nam, để chúng ta cùng vận động cho việc Đa Đảng.  Linh tham dự Facebook đã lâu, nhưng không có thì giờ nhiều để sử dụng nó, hôm nay rảnh rổi, vào tìm thêm bạn, và đã biết cách chuyển bài từ http://www.multiply.com qua Facebook để qúy bạn bên Facebook có thể đọc Thư Tuyệt Thực của Linh.

Lần này Linh có chụp hình bàn tay trái của mình, vài ngày sau, Linh sẽ chụp lại bàn tay của mình để xem nó thay đổi như thế nào và sẽ thông báo cho qúy vị sau.

Hiến Pháp là luật pháp cơ bản của một đất nước và luật pháp khi đặt ra phải dựa vào sự công bằng.  Trong khi đó Điều 4, khẳng định quyền lãnh đạo Nhà nước là của ĐCSVN, đã phá nát đi sự công bằng.  Chẳng lẽ các đảng phái khác không được quyền lãnh đạo đất nước?  Thêm nữa, ĐCSVN là một danh từ riêng của một đảng phái, không thể đưa vào Bản Hiến Pháp.  Nếu sau này ĐCSVN phải thay đổi tên đảng như Đảng Lao Động chẳng hạn, vậy bắt bản HP phải thay đổi Điều 4?

Hai sự kiện nêu trên chỉ có câu trả lời thích hợp là phải hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, có nghĩa là Phải Đa Đảng Cho Việt Nam.

Ngày 21 tháng 1 năm 2011 (20:18)
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS: Thư Tuyệt Thực (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2121)

Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII vào ngày 22/5/2011


22/01/2011 07:01:00

Sẽ tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày Chủ nhật, 22/5/2011.

Ngày 21/1, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
 
Theo đó, sẽ tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày Chủ nhật, 22/5/2011.
 
Hội đồng bầu cử được thành lập để phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, do Ông  Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử.
 
Bà Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử.
 
Ngoài ra, Hội đồng bầu cử còn có các PCT: Ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bà Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 16 thành viên khác...
 
(Theo TTXVN)

Giá lương thực - ẩn số lớn của lạm phát


2011-01-21

Lạm phát 2010 của Việt Nam là 11,75% nhưng có những cảnh báo lạm phát năm nay có thể rất cao tương tự như 2008 là năm lạm phát 23,1%.

AFP photo

Một sạp bán thịt heo trong chợ ở Hà Nội hôm 04/08/2008

Trong khi đó, TS Lê Xuân Nghĩa Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định trên VnExpress: "Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm'.
Theo thông tin này, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc thực hiện giá điện, than và xăng dầu theo định hướng thị trường sẽ chỉ tác động một phần đến tỷ lệ lạm phát 2011. Tuy vậy, chỉ số tăng giá tiêu dùng CPI sẽ bị chi phối rất lớn bởi giá nông sản, thực phẩm.

Nhập khẩu lạm phát của thế giới

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đạt Chí Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đồng thuận về việc giá điện than xăng dầu không phải là yếu tố mạnh ảnh hưởng lạm phát. TS Lê Đạt Chí nhận định:

"Tác động lạm phát của Việt Nam năm nay 2011 là nhập khẩu lạm phát. Bởi vì tác nhân của Việt Nam là tình trạng nhập siêu rất là lớn, mà trong đó các yếu tố về hàng hóa nguyên liệu cơ bản trên thế giới dự kiến gia tăng trong năm nay. Điều đó sẽ góp phần gia tăng lạm phát của Việt Nam.

Nhóm ngành thứ hai tác động nữa là thực phẩm, bởi vì cơ cấu chi tiêu cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, người dân dành phần lớn chi tiêu cho nhóm lương thực thực phẩm. Cho nên sự biến động của giá lương thực thực phẩm trong nước cũng như thế giới sẽ là một yếu tố tác động lớn thứ hai."

TS Lê Đạt Chí phân tích, nếu nhập khẩu lạm phát từ hàng hóa nguyên liệu cơ bản, thì nhóm này còn chịu tác động kép là điều chỉnh tỷ giá ở Việt Nam làm gia tăng mức nhập khẩu lạm phát của nước ngoài. Cộng với nhóm thứ hai là cơ cấu chi tiêu trong những nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam, lương thực thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn, sẽ làm duy trì trạng thái lạm phát của Việt Nam trong năm 2011.

Trên VnExpress, TS Lê Xuân Nghĩa ước tính mức tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI năm nay riêng về ảnh hưởng tăng giảm giá xăng dầu chỉ vào khoảng 1,1-1,4%, trong điều kiện cơ quan quản lý điều chỉnh giá nhiên liệu tương tự như năm ngoái, tức là 3 lần điều chỉnh tăng, 2 lần điều chỉnh giảm.

Nhiều tổ chức tài chính ở nước ngoài dự báo lạm phát Việt Nam 2011 quanh mức 10%. Tuy nhiên các dự báo cho thấy có yếu tố tùy thuộc vào biến động diễn biến giá thế giới là chính yếu.
TS Lê Đạt Chí 


Cùng với cách tính toán này, nếu giá lương thực thực phẩm tăng 10% thì mức tăng CPI sẽ vào khoảng 2,6%. Nhóm nghiên cứu của TS Lê Xuân Nghĩa nhận định rằng, mức tác động vừa nêu là rất đáng quan tâm bởi tỷ trọng trong tổng chi tiêu dùng của nhóm lương thực thực phẩm trong công thức tính CPI là khá lớn. Hơn nữa việc tăng giá thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống đại đa số người dân Việt Nam vốn là tầng lớp nghèo.

Theo lời vị Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: thống kê chính thức thể hiện mức tăng giá lương thực thực phẩm năm ngoái khoảng 16%, nhưng trên thực tế người tiêu dùng đã chịu đựng nhiều hơn. Hơn nữa, đợt lũ lụt tại miền Trung hai tháng cuối năm ngoái cũng gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.

Đồng tiền mất giá

Một bà nội trợ ở TP.HCM nói với chúng tôi, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã tăng trong năm ngoái tiếp tục tăng trong thời gian gần đây.

000_Hkg3375125-200.jpg
Dãy hàng bún tươi ở một chợ nhỏ HN. AFP photo
"Cái gì cũng lên hết nhưng mà đường sữa dầu ăn là lên nhiều nhất…Tôi vẫn ăn gạo mười bốn mười lăm ngàn thì bây giờ lên mười sáu ngàn/kg. Rau trứng cũng lên, đại loại mọi khi mua một ngàn đồng hành ngò khá nhiều bây giờ chỉ còn một phần ba thôi…mứt món thì lên lắm vì đường đắt, gas nấu ăn bây giờ ba trăm mấy chục nghìn càng ngày càng lên. Nói tóm lại cái gì cũng lên, ít thì 20% có thứ 30%, thí dụ hồi trước mình có một trăm đồng, bây giờ giá trị chỉ còn sáu bảy chục đồng thôi mà chỉ trong vòng có mấy tháng." 

Đáp câu hỏi của chúng tôi là có quá nhiều ẩn số liên quan tới tỷ lệ lạm phát, vậy dự báo lạm phát năm nay sẽ có tồi tệ như năm 2008 hay không. TS Lê Đạt Chí phát biểu:

"Nhiều tổ chức tài chính ở nước ngoài dự báo lạm phát Việt Nam 2011 quanh mức 10%. Tuy nhiên các dự báo cho thấy có yếu tố tùy thuộc vào biến động diễn biến giá thế giới là chính yếu. Kịch bản ở đây lệ thuộc vào kinh tế thế giới chứ không phụ thuộc vào nền kinh tế Việt Nam nữa. Cho nên mục tiêu lúc này vấn đề  đặt ra là đề phòng thích ứng nguy cơ biến động giá thế giới chứ không phải là yếu tố trong nội tại nền kinh tế là yếu tố chính." 

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và nhóm nghiên cứu của ông có đầy đủ dữ kiện để đưa ra nhận định 'Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm'.

Các chuyên gia nói với chúng tôi, Việt Nam có thể kiểm soát giá lương thực thực phẩm như chính phủ đã làm trong quá khứ. Chỉ một quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo cũng có thể chặn đứng đà tăng giá lương thực. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp trong nước bao gồm trồng trọt, nuôi thủy sản và chăn nuôi bị lệ thuộc vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với tỷ lệ khá lớn. Giá lương thực thực phẩm dù được kềm chặt cũng không thể tạo ra một thị trường giá rẻ.

Nhận định về giá vật tư nông nghiệp đầu vào đang tăng cao, Cục trưởng Cục Trồng Trọt Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nhận định:

"Giá hiện nay theo mặt bằng chung, theo tình hình hiện nay. Tuy nhiên điều này bất lợi cho người nông dân vì giá đầu vào sẽ làm tăng chi phí sản xuất của nhà nông."

Nông dân ở vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long, những người đã đóng góp vào tổng lượng 6,8 triệu tấn gạo xuất khẩu năm ngoái với trị giá kỷ lục hơn 3 tỷ USD, mong muốn được hưởng phần lợi nhuận tương ứng. Một nông dân nói:

"Vật giá tất cả đều tăng, giá lúa cũng tăng so với năm rồi và các năm trước, nhưng tôi thấy thu nhập của mình vẫn vậy. Bán lúa được nhiều tiền hơn nhưng khi mua lại các thứ cũng cao hơn. Cụ thể phân bón tăng khoảng gần 30%, có một số loại phân tăng trên 30%, thuốc sâu thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng từ 20% đến 30%.

Vật giá tất cả đều tăng, giá lúa cũng tăng so với năm rồi và các năm trước, nhưng tôi thấy thu nhập của mình vẫn vậy.

Một nông dân ĐBSCL

Cuộc sống bây giờ khó khăn vật giá cái gì cũng lên hết kể cả con cái đi học, tiền học phí tiền mua sách, tất cả mọi thứ linh tinh đều tăng. "     

Ngay từ đầu tháng Giêng, báo chí trong đó có Tuổi Trẻ, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam đưa tin giá lương thực thế giới đã chạm mức kỷ lục mới trong tháng 12 năm ngoái, vượt qua những kỷ lục cũ thiết lập trong thời kỳ khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007-2008. Theo đó Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) công bố chỉ số giá lương thực cuối năm 2010 là 214,7 điểm vượt qua mức 213,5 điểm thời gian khủng hoảng lương thực 2008.  Giá ngũ cốc toàn cầu tăng nhanh, ngoại trừ giá gạo vẫn đứng thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục. Giá  đường tăng cao nhất trong vòng 30 năm gần đây, giá các loại hạt có dầu và thịt cùng leo thang. 

Lạm phát được đẩy lên cao vì giá lương thực tăng, đây là mối quan ngại lớn lao của những nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Trong tình hình biến động giá thế giới như vậy, rõ ràng 'ẩn số lớn của lạm phát Việt Nam 2011 là giá thực phẩm.'

Theo dòng thời sự: