Hơn 10km đường vành đai 3, từ cầu vượt Mai Dịch đến cầu cạn Pháp Vân, dòng ngườixe chết cứng. Hàng ngàn người với túi xách, hành lý dạc dài đứng chờ xe để dờithành phố. Tất cả các ngả đường từ nội thành đổ về cửa ngõ phía Nam đều như nêm.
Theo tường thuật của báo Dân trí, đoàn người xe nhích từng bước, chôn chân hàngtiếng đồng hồ từ sáng sớm nay, 30/4. Từ cầu vượt Mai Dịch, xe dồn tới cổng bến Mỹ Đình thì tắc cứng. Tất cả các phương tiện chen chân nhau, khó phân biệt đượcđâu là đường và vỉa hè vì dòng xe máy lũ lượt "bốc" lên hè và đoàn người chờ xe đổ cả xuống lòng đường.
Gương mặt người nào cũng ngao ngán chờ đợi trong cảnh khói bụi, tiếng động cơ ầmầm, ù ù, hoảng hồn vì những cú vượt hè đánh vèo trước mặt, sau lưng. Nhiều kháchchờ xe đã ngả cả vali, hành lý làm thành chỗ ngồi tạm để chờ đợi. Những quánnước vỉa hè ken người trên ghế gỗ, ghế nhựa và cả gạch, đá bọc sơ nilon, giấybáo làm ghế…
Đường tắc, xe khách không về bến được càng gia tăng cảnh dòng người đợi xe, càngtăng thêm áp lực cho tuyến đường vành đai hướng ra Quốc lộ 1. Người đợi xe lạitiếp tục nhao ra đường bắt xe dù nhưng cũng không có. Hàng trăm người đã chờ xenhiều giờ.
Ô tô đã dàn hàng 3, hàng 4 trên đường, xen lẫn là dòng xe máy len lách, lấp kínnhững khe hở hẹp giữa các ô tô. Vòng xoay Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi tắc đặc. Các dòng phương tiện đến từ 4hướng gần như không chuyển động nổi, mặc do tín hiệu đèn vẫn liên tục chuyển màuxanh đỏ. Mạnh hướng nào, xe nấy tiến.
Thêm đoạn dài "lô cốt" quây công trường trên đoạn Khuất Duy Tiến kéo dài, cảnhùn tắc càng nối mãi. Một đoạn cua thắt hẹp, chiếc xe du lịch giường nằm gần nhưquay ngang trên đường, dồn cục đám xe con, taxi, xe máy về phía lề trái. Chiếcxe kềnh càng vẫn không đủ không gian để thoát. Cảnh càng thêm lộn xộn.
Nhiều tuyến đường trong nội thành cũng đông nghẹt, ùn tắc, đặc biệt những tuyếnđường hướng tới các bến xe phía Nam. Cầu Giấy, Nguyễn Trãi, Giải Phóng… đều tắcdài.
Trong khi đó, theo tường thuật của báo Tuổi trẻ, từ sáng sớm 30-4, dòng người từhướng TP.HCM đổ về các tỉnh miền Tây theo quốc lộ 1A ngày càng nhiều khiến nhiềuđoạn bị ùn tắc hoặc kẹt xe nhiều cây số.
Đến 9g30 tại ngã tư quốc lộ 1A - đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (huyện ChâuThành, Tiền Giang), cầu Kinh Xáng (xã Long Định, huyện Châu Thành), thị trấn CaiLậy (huyện Cai Lậy), ngã ba An Thái Trung (điểm giao quốc lộ 30 đi Cao Lãnh vàquốc lộ 1A), cầu An Hữu (huyện Cái Bè) tình trạng kẹt xe vẫn diễn ra nghiêmtrọng.
Tại cầu Kinh Xáng, từ 7g-10g, ô tô xếp hàng dài tới 6km, trong khi xe gắn máychen chúc, nhích từng chút phía trong lề. Lực lượng cảnh sát giao thông Công anTiền Giang phải chặn hai đầu, cho ô tô đi vòng vào đường tỉnh lộ 864 để giảm bớttình trạng kẹt xe. Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại cầu An Hữu, huyện Cái Bè.
Đoạn quốc lộ 60 từ ngã ba Trung Lương (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) đến cầu Rạch Miễuđi Bến Tre cũng bị ùn tắc nghiêm trọng do mật độ xe gắn máy lưu thông về Bến Tre,Trà Vinh tăng đột biến.
30/4/1975, ngày quốc hận ấy Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt quốc gia đã bị hạ xuống bởi những người Cộng Sản chiến thắng, từ ngày vắng bóng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên quê hương miền Nam Việt Nam thì ngày đó không còn tự do. Trong ngày Quốc Hận 30/04 thứ 36 năm nay, cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lại tung bay ở miền Tây do thanh niên sinh viên Cần Thơ treo lên ở thành phố Cần Thơ để nhớ lại những ngày sống trong không khí thanh bình của tự do của đời người.
Từ ngày lá cờ Đỏ Sao Vàng chiến thắng tung bay, là ngày mà người dân bắt đầu cuộc sống trong không khí đầy ngột ngạt, khó thở…thanh niên sinh viên Cần Thơ đâu có muốn hít thở không khí độc tài ngột ngạt ấy. Hôm nay những người Thanh Niên Sinh Viên Cần Thơ phải đi tìm không khí tự do ngày nào.
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng của tự do bay trên đường phố Cần Thơ sau 36 năm vắng bóng. Chắc đồng bào Cần Thơ tim đập mạnh hồi hộp khi thấy bóng dáng biểu tượng này…đừng ngạc nhiên sẽ có ngày cờ này tung bay trước mọi nhà, trên đường phố, lúc ấy tràn đầy không khí tự do để hít thở.
Ngày này, 36 năm về trước cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bị hạ xuống, giờ đây đang sừng sững trở về phất phới trên đường phố thơ mộng Cần Thơ. Thanh niên sinh viên Cần Thơ chỉ mong sao dân tộc Việt Nam được tự do và hạnh phúc. Tự do và hạnh phúc đích thực có được khi chế độ độc tài không còn ngư trị trên quê hương Việt Nam…mộng ước của tuổi trẻ bao giờ cũng ước mơ cho tương lai của dân tộc đi lên, mộng ước của người thanh niên sinh viên đến trường để mở rộng kiến thức, để có tầm nhìn ra xa thế giới văn minh không thể cúi đầu sống trong ao tù của nô lệ độc tài mãi mãi được…
Đêm nay cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay trên đường phố Cần Thơ là một biểu tượng tự do đang đến với đồng bào Cần Thơ, đang đến với người Việt….xin các bạn thanh niên sinh viên, xin mọi mọi người hãy đón nhận nó như một biểu tượng tự do chứ không phải của một kẻ thù như sự tuyên truyền thiếu lương thiện…
Lời của Thanh Niên Sinh Viên Cần Thơ treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Về Tình Trạng Nhà Báo Tự Do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Nhà Báo Tự Do Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đáng lý phải được trả tự do vào ngày 19-10-2010, sau khi mãn hạn 30 tháng tù vì tội "trốn thuế" bị áp đặt, nhưng anh lại tiếp tục bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "tạm giam" với lời cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước". Tới nay đã qua 6 tháng, gia đình anh Hải vẫn chưa hề được thăm gặp hoặc biết tin tức gì về anh.
Căn cứ theo tình trạng anh Hải bị đối xử rất khắc nghiệt trong thời gian tù đày vừa qua, gia đình anh Hải đang rất lo lắng về tình trạng sức khỏe, thậm chí về sự sống còn của anh hiện nay.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam bầy tỏ sự quan ngại sâu xa trước tình trạng Nhà Báo Tự Do Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008, hiện đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cầm tù phi pháp.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải chấm dứt mọi hành vi bạo lực bất chính đối với những người dân yêu nước, dám can đảm lên tiếng đòi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền bày tỏ lòng yêu nước chống nguy cơ ngoại xâm, trong đó có Nhà Báo Tự Do Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam kêu gọi sự tiếp tay hỗ trợ của các tổ chức nhân quyền quốc tế, quốc hội và chính phủ của các quốc gia tự do trên thế giới, cùng lên tiếng đỏi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền của người dân, và cụ thể, là phải trả tự do tức khắc, vô điều kiện cho Nhà Báo Tự Do Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Làm tại California, ngày 29 tháng 4 năm 2011
Cần thêm chi tiết, xin liên lạc: TS Nguyễn Bá Tùng (714) 657-9488
VIETNAM HUMAN RIGHTS NETWORK
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
14550 Magnolia St., Suite 203, Westminster, CA 92683
BloggerDieuCayNguyenVanHai was supposedtobe releasedon Oct 19, 2010 after 30months of imprisonmentfor a bogus tax evasion charge; however, the Vietnamese authorities continue to keep him in jail without a trial, unjustly accusing him of "propagandaagainstthe state." At present, oversixmonths later, his family has still been prevented from visiting him or even learning about his situation.
Based on his past brutal treatments by the Vietnamese police, his family is extremely anxiousabout his health, particularly his chance of survival.
The VNHRN is deeplyconcerned about Vietnam's illegal detention of Blogger Nguyen Van Hai, a recipient of Vietnam Human Rights Award in 2008.
The VNHRN demands that Vietnam stopall its illegalacts of violenceagainst Vietnamese patriotic citizens, including the most famous Blogger Dieu Cay Nguyen Van Hai, who have bravelyspoken outfor the freedoms of speech, press, and expression, concerning theirpatriotic opposition to potential foreignaggressors.
The VNHRNcalls on international human rightsorganizations, parliaments,and governmentsofthefree nations in the world to show their solidarity with the Vietnamese people by unanimously and strongly urge the Vietnamese authorities to respect their citizens' basic rights, especially to immediately and unconditionally release Blogger Dieu Cay NguyenVanHai.
California April 29, 2011
For more information, please contact: Tung Nguyen, DPA (714) 657-9488
Ông Ninh trao đổi với VnExpress tại buổi họp báo Chính phủ chiều 29/4, một tuần sau khi Bộ Tài chính đề xuất 3 đối tượng được miễn thuế. Ông cũng chia sẻ một số công việc Chính phủ chuẩn bị triển khai trong thời gian tới nhằm điều tiết thị trường giá cả, chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, ông cũng không quên gửi thông điệp: Chính phủ sẽ tiếp tục cân nhắc tăng mức hỗ trợ cho một số đối tượng chính sách như công nhân lao động thuộc các khu chế xuất, doanh nghiệp FDI, lực lượng vũ trang nhân dân và giới học sinh sinh viên.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trong cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/4. Ảnh: Nhật Minh.
- Trong bối cảnh giá cả hầu hết các mặt hàng đang tăng cao như hiện nay, việc sửa thuế thu nhập cá nhân được coi là việc không đừng. Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc miễn giảm thuế được thực hiện khi nào và mức giảm ra sao?
- Thuế thu nhập cá nhân có rất nhiều vấn đề phải bàn. Trên quan điểm của cá nhân tôi và Bộ Tài chính, tôi có thể khẳng định rằng cần thiết phải sửa đổi thuế theo hướng miễn giảm cho một số đối tượng phù hợp.
Hiện nay, một người độc thân có thu nhập trên 4 triệu đồng mới bắt đầu phải nộp thuế. Trong đó, anh ta được trừ 4 triệu đồng cho bản thân, 1 triệu đồng tiếp theo mới phải nộp thuế 5%, tương đương với 50.000 đồng. Tương tự, những cá nhân có người phụ thuộc được chiết trừ 6,6 triệu đồng hay 7,2 triệu đồng, tùy vào số lượng người phụ thuộc. Nhưng đồng thu nhập dôi dư ra mới bắt đầu tính thuế. Như vậy, những người có mức lương trung bình mới bắt đầu phải nộp thuế. Những người có thu nhập thấp hầu như không thuộc diện điều chỉnh bởi Luật Thuế Thu nhập cá nhân.
Hiện nay, có 650.000 người nằm trong diện thường xuyên nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong đó có 20% người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nộp thuế cho ngân sách tới 80%. 80% số người còn lại chỉ nộp khoảng 20% trên tổng số thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách. Nói như vậy để thấy, đối tượng nào đang chịu đóng thuế và khi miễn giảm thuế cần phải nhắm vào đâu, vào những cá nhân nào. Quan điểm của chúng tôi là cần xem xét đối tượng miễn giảm để giảm cho đúng và cho trúng.
Bữa cơm người lao động cũng nhuốm màu lạm phát. Ảnh: Hoàng Hà.
- Khi nào phương án miễn giảm thuế sẽ được trình Quốc hội, thưa ông?
- Tại phiên họp tháng ba, chúng tôi đã trình Chính phủ phương án miễn giảm thuế cho một số đối tượng. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng miễn cái gì, giảm cái gì mà thuộc thẩm quyền của Thủ tướng thì nên xúc tiến làm trước. Cái gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì nên nghiên cứu kỹ để trình vào cuộc họp sau. Lúc đó, chúng tôi đã lựa chọn giãn thuế một năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm trước. Còn thuế thu nhập cá nhân tiếp tục xây dựng, lấy ý kiến để trình trong phiên họp tới. Phương án cuối cùng sẽ do Quốc hội quyết vào kỳ họp tới.
Như tôi cho rằng đã là thuế cần điều tiết cho công bằng, những người thu nhập khá thoải mái có thể "vô tư" đi du lịch thì không nên xem xét giảm thuế.
- Vậy, Bộ Tài chính sẽ đề xuất đối tượng có thu nhập bao nhiêu một tháng sẽ nằm trong diện được miễn thuế hoặc giảm thuế, thưa Bộ trưởng?
- Quan điểm của tôi là, sẽ cân nhắc giảm thuế với đối tượng có thu nhập nằm trong bậc 1 - thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng đang chịu thuế suất 5%. Chẳng hạn những người độc thân có thu nhập không quá 9 triệu đồng một tháng, sau khi đã trừ 4 triệu đồng cho bản, thân 5 triệu đồng còn lại đang đóng thuế suất 5% sẽ được cân nhắc miễn giảm.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tính đến việc miễn giảm thuế đối với thu nhập từ mua bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn.
- Sau xăng dầu, đến lượt điện được thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhiều ý kiến lo ngại việc nếu giá xăng dầu, điện tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ dẫn đến những cú sốc cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
- Đúng là chúng ta đang điều hành giá trong bối cảnh rất khó khăn. Giá thế giới tác động và sức ép trong nước khiến chúng ta không thể áp dụng phương thức điều hành như cũ nữa. Trong các phiên họp trước, Chính phủ thống nhất rằng vẫn kiên trì cơ chế thị trường, tức là giá cả sẽ do thị trường điều tiết. Thế nhưng, khi theo thị trường rồi nếu điều hành không cẩn thận sẽ gây có sốc lớn.
Ngay như giá điện, nếu chúng ta tính đúng tính đủ thì việc tăng giá chắc chắn sẽ làm đảo lộn cả nền kinh tế. Vì vậy, bước đầu, chúng ta thực hiện việc điều chỉnh giá bán theo lộ trình để đảm bảo cho sản xuất trong nước. Tức là lẽ ra điện có thể tăng tới 50% mới là tính đúng, tính đủ nhưng chúng ta chỉ điều chỉnh 15,28%. Như vậy, chúng ta tăng nhưng có lộ trình từng bước một. Các mặt hàng khác như xăng dầu, than... cũng trên nguyên tắc như vậy.
- Thưa Bộ trưởng, Chính phủ có chủ trương sử dụng khoản tiền cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên như thế nào?
- Việc cắt giảm 10% chi tiêu công, Chính phủ đang theo dõi và khi thấy đủ điều kiện sẽ có quyết định cụ thể.
Trong phiên họp thường trực Chính phủ hôm qua, Thủ tướng cũng hỏi các bộ ngành có biện pháp khác, ngoài Nghị quyết 11 không? Sau khi thảo luận, chúng tôi thấy rằng nghị quyết này phù hợp với thực tiễn và chỉ cần thực hiện quyết liệt hơn nữa đã có thể đạt được những tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, có thể Chính phủ sẽ bổ sung thêm đối tượng được ưu đãi đang chịu tác động bởi lạm phát như người có thu nhập thấp, lao động làm việc trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, lực lượng dân phòng và học sinh, sinh viên. Đối với việc sử dụng khoản cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên, đến nay chúng tôi chưa quyết định cụ thể.
Biểu thuế suất đối với các khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân:
Chiều 29/4, hàng vạn người, phương tiện giao thông đổ ra đường đi nghỉ lễ khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ TP HCM quá tải. Số khách đi xe ở bến tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường.
Dù chưa đến giờ tan tầm nhưng chiều 29/4, giao thông tại khu vực vòng xoay Hàng Xanh, quận Bình Thạnh đã trở nên nóng hơn ngày thường.
Xe buýt, xe tải, xe gắn máy... chen nhau luồn lách khiến giao thông trở nên hỗn loạn.
Do dòng xe đổ ra từ trung tâm thành phố tăng đột biến khiến giao thông hai đầu cầu Sài Gòn trở nên ùn ứ nghiêm trọng.
Ôtô xếp hàng dài hơn 1 km dưới chân cầu Sài Gòn hướng về Đồng Nai...
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - tuyến đường chính dẫn đến Bến xe Miền Đông kẹt cứng, xe gắn máy chạy loạn xạ. Ông Thượng Thanh Hải - Phó giám đốc Bến xe Miền Đông cho biết, chỉ trong ngày 29/4 bến xe đã huy động 1.891 lượt xe (tăng gần gấp đôi so với ngày thường.
Chiều 29/4, một cơn mưa nhỏ nhưng cũng khiến nhiều chỗ trũng quanh khu vực Bến xe Miền Đông bị ngập nước làm tình trạng ách tắc giao thông thêm nghiêm trọng.
Xe máy thi nhau luồn lách...
Nước bao phủ nửa phần đường trên quốc lộ 13 cộng với lượng xe vận chuyển khách từ Bến xe Miền Đông đổ ra khiến giao thông nơi đây càng căng thẳng, Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh (quận Bình Thạnh) phải rất vất vả điều tiết giao thông.
Cái chết oan khuất của anh Nguyễn Công Nhựt càng thêm sôi động trong dư luận sau khi cuộn băng ghi lời gạ tình đổi tự do cho anh Nhựt của viên công an tên Phú đối với vợ nạn nhân.
Photo courtesy of baomoi.com
Chị Tuyền khi nhìn thấy thi thể chồng
Cùng với bức thư tuyệt mệnh của nạn nhân hợp lại đã gây nên một làn sóng điều tra mạnh mẽ của báo chí.
Vào sáng ngày 26 tháng 4 sau cuộc phỏng vấn với chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền nói về cái chết oan khuất của chồng chị là anh Nguyễn Công Nhựt, những chi tiết đầu tiên cho thấy đây có thể là một vụ giết người rồi dàn cảnh nạn nhân treo cổ tự tử với bức thư tuyệt mạng gửi lại cho vợ là chị Tuyền.
Trở lại diễn tiến câu chuyện, vào lúc 12 giờ ngày 21/04/2011 anh Nhựt bị công ty vỏ xe Kumho của Hàn Quốc mời lên văn phòng để hợp tác điều tra rồi sau dó người của công ty này đưa anh tới đồn công an huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. Theo lời chị Tuyền kể lại thì cho tới 14h ngày 25/04/2011 người nhà mới gặp được tử thi của anh Nhựt đã chết.
Có dấu hiệu bị tra tấn đến chết
Theo lời chị Tuyền thì mãi tới lúc đó phó giám đốc công an tỉnh Bình Dương và viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương mới thông báo là anh Nhựt đã chết và có để lại bức thư tuyệt mệnh.
Qua những chi tiết mà chị Tuyền và gia đình cho chúng tôi biết thì có nhiều điều đáng chú ý trong vụ án này. Thứ nhất là các vết thương trên khắp người anh Nhựt cho thấy anh bị tra tấn nặng nề đến chết, đặc biệt là hai bên háng của anh như lời chị Tuyền kể lại:
"Hồi nãy em vô em coi khám tử thi em thấy trên mình chồng em nó có nhiều vết bầm và có chích điện thì nó mới bầm nó tái cỡ đó. Em nghĩ là nó chích điện chết xong rồi nó tạo hiện trường giả hay sao thì em không biết. Em có chụp lại hình có bốn dây điện thòng ở chỗ chồng em chết. Em biết chồng em chết do chích điện.
Họ tra tấn đến nỗi cái háng của chồng em chảy máu nữa! có nghĩa là họ đang đánh chồng em, tra tấn chồng em một việc gì đó chứ không phải là đơn giản. Bây giờ tóm lại em không dám khẳng định điều chi nhưng em biết chắc chắn chồng em chết vì bị tra điện!"
Cũng theo chị Tuyền thì trên cơ thể anh Nhựt có nhiều vết đánh đập, máu chảy rất nhiều, cả chân và tay nạn nhân đều có vết chích điện. Đặc biệt, trên cổ nạn nhân bị thắt chặt bởi một đoạn dây rất cứng, phía CA cho biết đó là dây điện thoại.
Người ta càng nghi ngờ thêm về cái chết của anh Nhựt khi CA giao lại hai bức thư, một viết cho vợ là chị Tuyền hai là cho những viên công an đã lấy khẩu cung của anh Nhựt. Về bức thư tuyệt mạng mà công an Bến Cát giao cho chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền thì câu hỏi đựơc chị đặt ra: Nét chữ không phải của chồng chị. Chị Tuyền đã đưa ra một quyển sổ có nét bút của chồng chị để đối chiếu. Theo chị, chữ của anh Nhựt to, khoảng cách giữa các chữ rộng chứ không nhỏ và khít như lá thư mà công an giao lại nói là thư tuyệt mạng.
Hai là tính chất lố bịch trong bức thư tuyệt mạng thứ 2 là mang cả chuyện tư tưởng Hồ Chí Minh vào. Theo lời chị Tuyền kể thì: "Nội dung trong thư toàn nói chuyện tư tưởng Hồ Chí Minh, đi theo Hồ Chí Minh. Chồng chị chưa bao giờ mà nói tư tưởng Hồ Chí Minh cả". Chị Tuyền còn cho chúng tôi biết sự nghi ngờ của chị về tình trạng gia đình của hai người mà bức thư viết sai lệch như sau:
Hồi nãy em vô em coi khám tử thi em thấy trên mình chồng em nó có nhiều vết bầm và có chích điện thì nó mới bầm nó tái cỡ đó.
Chị Thanh Tuyền vợ anh Nhựt
"Ba má em một đàn con nhưng thực sự đứa nào cũng công ăn việc làm ổn định hết má em không lo gì về tiền bạc hết mà tại sao chồng em nhắn nhủ lo cho ba má em là điều vô lý hết sức nên em nói lá thư này có nhiều vấn đề. Rồi lá thư gửi cơ quan cảm ơn mấy anh điều tra đólại càng vô lý vì có hai nét chữ, em ngồi suy nghĩ có thể chồng em ký vô khoảng trống rồi nó ghi chèn vô."
Nội dung mấy lời cảm ơn những người công an hỏi cung mình gồm có anh Phu, anh Phú, chị Phương và anh Nguyên có đoạn "Trong mấy ngày này, cơ quan điều tra họ cũng đến trò chuyện, quan tâm giúp đỡ những gì trong khả năng của họ, chị Phượng, anh Phu, anh Phú và anh Nguyên là những người điều tra tuyệt vời nhất, ban đầu gặp họ thì lạnh lùng và quát nạt nhưng sau vài ngày tiếp xúc họ cũng có thể hiểu được 70%-80% mình chưa phải là tội phạm".
Ai gạ gẫm vợ nạn nhân?
Người ta chú ý ngay đến tên Phú, viên công an mà chị Tuyền xác nhận là gọi điện thoại tống tình chị. Nội dung bức thư tuyệt mạng đã góp phần tố cáo với dư luận rằng chính viên CA tên Phú này là người đã tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra đồng thời cũng là kẻ có liên quan đến cái chết thương tâm của anh Nguyễn Công Nhựt.
Về lời thu âm gạ tình của viên công an tên Phú mà chị Tuyền và đồng nghiệp của chị thu được trên hai cuộc điện thoại mà tên Phú gọi cho chị. Xác nhận với chúng tôi về cuộc điện đàm này chị Tuyền kể lại chi tiết như sau:
"Em hỏi anh hỏi giùm sức khỏe của chồng em. Ổng hỏi là trả ơn cái gì? Em mới nói dạ, thì anh muốn cái gì? Ổng hỏi giờ em đang ở đâu vậy? Em đang ở nhà. Ở nhà với ai? Trả ơn anh cái gì vậy nếu anh đòi tầm bậy thì sao? Em nói thôi cái đó không có được. Bây giờ chỉ có em mới cứu được chồng thôi à. Em mới nói sao vậy anh? Ổng nói anh thích cái gì không được thì anh đòi cái đó.
Khi người ta cung cấp chứng cứ thì chưa thể kết luận là giọng nói của ai cả khi chưa có kết luận giám định của một cơ quan khoa học.
Luật sư Trần Đình Triển
Em muốn mời anh uống cà phê để em hỏi thăm chồng em một chút thôi mà. Ổng nói uống cà phê không được vì anh đang làm nhiệm vụ điều tra thì không gặp được thân nhân, anh chỉ gặp chỗ ít người thôi! Em hỏi gặp ở đâu? Ổng nói gặp ở khách sạn. Ổng nói Tuyền ơi chồng em phạm tội!"
Sáng ngày 27 tháng 4 chị Tuyền đã trao phần thu âm cho Viện Kiểm sát huyện Bến Cát để mở cuộc điều tra qua sự chứng kiến của nhiều người, và hơn nữa chị cho chúng tôi biết chị còn giữ lại bản sao được cất ở nhiều người bạn.
Có một điều đáng chú ý là Ông Lê Văn Thảo - Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Bến Cát, sau khi nghe đoạn ghi âm vào sáng 28.4, nói rằng ở Công an Bến Cát có người tên Phú, hiện là đội trưởng đội cảnh sát kinh tế. Tuy nhiên, giọng nói của người đàn ông trong đoạn băng ghi âm không giống tiếng của Phú ở Công an huyện Bến Cát.
Luật sư Trần Đình Triển đưa ra nhận xét trước lời tuyên bố của ông Lê Văn Thảo trong tư cách viện phó một viện Kiểm sát như sau:
"Đây là kết luận hết sức vội vàng. Khi người ta cung cấp chứng cứ thì chưa thể kết luận là giọng nói của ai cả khi chưa có kết luận giám định của một cơ quan khoa học."
Có sự cấu kết giữa Kumho và CA?
Dư luận công nhân hãng vỏ xe Kumho nghi ngờ có sự móc nối giữa công ty và công an huyện Bến Cát trên hồ sơ vụ mất 6.500 chiếc vỏ xe do công ty này báo cáo là bị trộm có kế hoạch.
Ảnh cưới chị Tuyền và anh Nhựt. Photo courtesy of baomoi.com
Tại sao công ty Kumho lại cho nhân viên áp giải anh Nhựt lên công an Bến Cát trong khi công ty này hoàn toàn không được phép làm điều đó. Công ty Kumho cũng đang bị công nhân đặt câu hỏi về số vỏ xe bị báo cáo là mất trong khi toàn công ty không ai nghe về chuyện mất mát này.
Công ty Kumho cũng bị công nhân phản ảnh là không thành lập công đoàn để dễ dàng dàn áp và trù dập công nhân. Một công nhân làm việc tại đây không muốn nêu tên cho biết:
"Liên quan đến bảo vệ quyền lợi của anh em công nhân thì chủ tịch công đoàn phải đứng ra giải quyết những vấn đề này nhưng hiện tại công ty đã trả lời là không có công đoàn Lao động trong công ty. Trên nguyên tắc ở bất cứ công ty nào cũng đều phải có bộ phận công đoàn lao động để bênh vực quyền lợi công nhân"
Tiếp xúc với vợ nạn nhân vào lần mới đây nhất, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho biết:
"Hôm nay em làm một tờ đơn em trình cho viện kiểm sát là cái việc xác nhận tử thi của chồng em vẫn chưa có kết quả, rồi cái tờ thư tuyệt mệnh của chồng em, em muốn coi cái bản chính."
Chị Nguyễn Thanh Tuyền là một phụ nữ học thức, đang làm việc trong công ty Kumho với vị trí Phó phòng bộ phận quản lý sản phẩm đầu ra. Những nhận xét của chị về vụ án này dưới cái nhìn từ phía nạn nhân cũng như từ bên ngoài cộng với quyết tâm tranh đấu cho nỗi oan khiên của chồng sẽ khiến vụ án có cơ may được mang ra làm rõ trước dư luận.
Theo Báo Người Lao Động On line, chúng tôi xin trích nguyên văn: "từ lâu nay người dân Bình Dương đã tỏ ra e dè khi nói đến cách hành xử côn đồ của lực lượng CA nơi đây. Nhiều lao động các tỉnh khi về làm việc tại Bình Dương đều căn dặn nhau rằng, nếu xui xẻo bị bắt lên CA, thì hãy xem như mình có tội, nếu không nhận tội thì sẽ bị đánh đập, tra tấn cho đến khi nhận tội thì thôi. Khi nạn nhân đã chịu nhận tội, thì chính những viên CA này có thể kiếm chác thông qua những đường dây "chạy án". Đã có nhiều trường hợp, người lao động không may mắn, không có thân nhân thì đành mang thân tàn, ma dại trở về quê sau những trận đòn thừa sống thiếu chết trong đồn CA".
Có lẽ những điều tra mà báo Người Lao Động đưa ra đã phần nào vén được bức màn đen tối của công an Bình Dương cho dư luận thấy những gì đang xảy ra tại tỉnh này mà gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cũng chỉ là nạn nhân mới nhất mà thôi.
Chế độ Nguyễn Tất Dũng, các anh hãy trả ngay cho BS Phạm Hồng Sơn phần số 7, một khẩu hiệu bằng giấy A4 một mặt có dòng chữ viết tay "Cù Huy Hà Vũ Vô Tội", mặt kia có dòng chữ viết tay "Dân Chủ Cho Việt Nam". Dù đây chỉ là một tấm giấy, nhưng chẳng phải là một tấm giấy bình thường. Nó là tấm giấy của ngày kỷ niệm ngày 4/4 được trương ra trong khu vực tòa án xử TS Cù Huy Hà Vũ; Nó là một tấm giấy của người Việt Nam có lòng tự trọng khi thấy việc phải làm; Nó là một tấm giấy của người Việt Nam trọng danh dự khi thấy công lý bị chà đạp; Nó là một tấm giấy của người Việt Nam đứng trước những vấn nạn đau thương của đất nước, nên nhất quyết đòi Dân Chủ.
Chế độ Nguyễn Tấn Dũng, các anh có thể lấy đi tất cả những vật chất như máy quay phim hiệu Sony, máy anh kỹ thuật số Canon, máy vi tính Compaq, mấy bộ nhớ, mấy USB..., BS Phạm Hồng Sơn và LS Lê Quốc Quân có thể thí cô hồn cho các anh đấy, các anh cứ giữ lấy, nhưng làm ơn hãy trả lại khổ giấy A4 cho BS Phạm Hồng Sơn, và cũng là tài sản tinh thần của dân tộc Việt Nam
PS: Đơn đề nghị trả lại tài sản cá nhân của ông Phạm Hồng Sơn và ông Lê Quốc Quân:
From: dienbienhoabinh@ymail.com Reply-to: DienDanCongLuan@yahoogroups.com Sent: 4/29/2011 10:41:18 A.M. Eastern Daylight Time Subj: [DDCL] Đơn đề nghị trả lại tài sản cá nhân của ông Phạm Hồng Sơn và ông Lê Quốc Quân
Đơn đề nghị trả lại tài sản cá nhân của ông Phạm Hồng Sơn và ông Lê Quốc Quân
Kính gửi quí BBT 3 (ba) chứng từ kèm theo liên quan tới vụ bắt giữ trái phép Ls Lê Quốc Quân và Bs Phạm Hồng Sơn vào ngày 4/4/2011 vừa qua. Xin cảm ơn quí BBT giúp đỡ phổ biến các chứng từ này để công luận tri tường. Xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên NGUYỄN ANH TUẤN và những tài liệu đề cập đến trong đơn của Anh.
BBC TRAO ĐỔI VỚI SINH VIÊN ''TỰ THÚ'' NGUYỄN ANH TUẤN TỪ THỦ ĐÔ HÀ NỘI.
''Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu''.
NGUYỄN ANH TUẤN.
BBC
Một sinh viên Việt Nam, anh Nguyễn Anh Tuấn, vừa gửi đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tự thú việc "tàng trữ" một số bài viết của TS Cù Huy Hà Vũ.
Nói chuyện với BBC từ Hà Nội, anh Tuấn cho biết lá đơn đã được gửi theo đường chuyển phát nhanh tới Viện Kiểm sát vào hôm thứ Ba 26/04/2011.
Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1990 tại Đà Nẵng, hiện là sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính Cơ sở Hà Nội.
Anh Tuấn cho biết: "Hiện chưa có phản hồi gì từ phía cơ quan kiểm sát, nhưng bạn bè và gia đình khi biết chuyện thì có gọi điện hỏi thăm và lo lắng".
Lá đơn dài hai trang được gửi kèm theo bức ảnh sinh viên này cầm trong tay một số tài liệu đã in ra trên giấy, cụ thể là bài viết 'Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt TS Cù Huy Hà Vũ' và 'Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền VNCH', cũng của ông Hà Vũ.
Đơn của Nguyễn Anh Tuấn viết: "Xét hành vi của cá nhân tôi: tàng trữ một số tài liệu bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội cho là có nội dung chống Nhà nước XHCN Việt Nam theo cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ..."
"Xét bản án ngày 4/4/2011 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên ông Cù Huy Hà Vũ có tội theo Điều 88 BLHS với hành vi làm ra các tài liệu chống nhà nước thì đương nhiên cá nhân tôi cũng phải bị coi là có tội theo Điều 88 BLHS với hành vi tàng trữ các tài liệu đó."
Sinh viên này đề đạt Viện KSND khởi tố và truy tố "tôi, công dân Nguyễn Anh Tuấn, theo Điểm C, Khoản 1, Điều 88 ra trước tòa".
Trong trường hợp không khởi tố, theo anh Tuấn, thì có nghĩa hành vi tàng trữ tài liệu không phải là tội phạm và "tài liệu nêu trên không gây hại cho xã hội".
"Nếu thế, tôi kiến nghị Viện KSND Tối cáo tiến hành kháng nghị theo quy định đối với bản án tuyên cho ông Cù Huy Hà Vũ theo hướng: ông Cù Huy Hà Vũ vô tội".
Cân nhắc kỹ càng
Về các bài viết của TS luật Cù Huy Hà Vũ, người đang kháng cáo án tù giam 7 năm mà tòa án Hà Nội phán quyết cho ông, Nguyễn Anh Tuấn nói: "Tuy không đồng ý hoàn toàn, nhưng tôi cho rằng các ý kiến của ông Vũ ở mức độ nào đó là xác đáng."
"Tôi nghĩ đây là vấn đề tự do ngôn luận."
Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu.
SV Nguyễn Anh Tuấn
Anh Tuấn cho rằng hành động của anh có thể giúp "bảo vệ pháp quyền ở một mức độ nào đó".
Trong lời tâm sự gửi tới những người theo dõi, Nguyễn Anh Tuấn thổ lộ rằng anh không thể " tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình".
"Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu."
Anh nói với BBC:"Dù anh có giàu hay nghèo, tốt hay xấu, quốc tịch gì đi nữa, sinh ra ở Việt Nam thì anh cũng chung giống nòi máu đỏ da vàng".
# Chế Độ Nguyễn Tấn Dũng, Có Ngon Thì Bắt SV Nguyễn Anh Tuấn Đi
Chế độ độc tài toàn trị Nguyễn Tấn Dũng, có ngon thì bắt ngay anh sinh viên Nguyễn Anh Tuấn về tội tàng trữ tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN theo y như Điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự, bằng không, hãy trả tự do ngay cho TS Cù Huy Hà Vũ.
Còn bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao, cứ nói luật pháp nước CHXHCNVN nghiêm minh, xử đúng người đúng tội, tại sao còn chưa bắt ngay SV Nguyễn Anh Tuấn đi??? Anh Tuấn đang vi phạm trắng trợn vào Điều 88 đó và đang thách thức bà đó.
Còn nếu không dám bắt SV Nguyễn Anh Tuấn, thì hãy trả tự do ngay cho TS Cù Huy Hà Vũ. Mong rằng chế độ Nguyễn Tấn Dũng và bà Nguyễn Phương Nga đừng gục mặt, cúi đầu, nhục nhã, và hèn hạ trong sự im lặng như một con rùa rụt đầu, rút đuôi.
Cù Huy Hà Vũ : Tổ quốc và Nhân dân sẽ phá án cho tôi !
Một sinh viên Học viện Hành chính tại Hà Nội tự làm đơn yêu cầu viện Kiểm Sát khởi tố chính mình vì đã "tàng trữ" những tài liệu của TS. Cù Huy Hà Vũ. Đó là bạn Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1990, hiện đang là sinh viên năm 3 Học viện Hành chính Quốc gia .
Cuối đơn, bạn Tuấn nhấn mạnh nếu Vien Kiem Sat không truy tố bạn vì tội tàng trữ tài liệu chống nhà nước thì mặc nhiên phải trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ vì những hành vi đó "không phải là tội phạm". (Nhật Ký Yêu Nước)
Giải thích về việc làm của mình, bạn Nguyễn Anh Tuấn cho biết :
Tôi xin có vài lời, tạm như là giải thích cho hành động của tôi, nếu ai đó thắc mắc
Thứ nhất, tôi làm điều này để bảo vệ nền pháp quyền non trẻ của đất nước tôi.
Thứ hai, tôi chẳng thể tìm thêm được gì để mà tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình.
Thứ ba, biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu.
Ngoài 3 lý do trên, tôi không có động cơ nào khác.
Tôi cũng xin được nhắn gửi đôi điều:
Đối với nhà chức trách: Tôi làm việc này xuất phát từ ý thức cá nhân tôi, không bàn bạc, hỏi han ý kiến của bất kỳ ai. Bởi thế, tôi mong rằng mọi hoạt động điều tra, xét hỏi của cơ quan an ninh chỉ tập trung vào bản thân tôi. Ngoài ra, các chứng cứ chống lại tôi đã được tôi trực tiếp cung cấp, do vậy, tôi mong rằng nhà chức trách, với sự đường hoàng cần có, sẽ không cần tốn công nghĩ ra những câu chuyện ly kỳ nhắm vào tôi.
Đối với gia đình, người thân, bạn bè, thầy cô: Tôi thành thật xin lỗi tất cả nếu hành động của tôi có thể dẫn đến những liên lụy ngoài ý muốn cho mọi người. Nhưng tôi tin rằng, tất cả cũng là vì, một Việt Nam tốt đẹp hơn.
"Khi công bố đoạn băng này, em rất sợ bị trả thù. Vì vậy em không ở Bến Cát nữa mà đang ở chỗ bí mật" - chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ nạn nhân Nguyễn Công Nhựt - người chết tại nhà tạm giữ Công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Chiều 27-4, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ nạn nhân Nguyễn Công Nhựt - người chết tại nhà tạm giữ Công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (Báo Người Lao Động ngày 27-4 đã thông tin), cho biết anh Nhựt đã được chôn cất tại quê nhà (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Trước đó, chiều 26-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, cơ quan chức năng đã khám nghiệm tử thi anh Nhựt.
Đám tang của anh Nguyễn Công Nhựt. Ảnh: MINH SƠN
"Em rất sợ bị trả thù"
Sau khi chôn cất chồng, chị Tuyền rời khỏi Tiền Giang. Ngay tức khắc, chị cung cấp qua email cho phóng viên Báo Người Lao Động hai đoạn băng ghi âm hai cuộc điện thoại giữa chị và một người đàn ông tự xưng tên Phú. Theo chị Tuyền, hai đoạn băng này được chị ghi lại khi chồng chị đang bị tạm giữ ở Công an huyện Bến Cát. Nội dung chủ yếu là ông Phú gạ gẫm chị vào khách sạn với ông ta.
Chị Tuyền nói: "Khi công bố đoạn băng này, em rất sợ bị trả thù. Vì vậy em không ở Bến Cát nữa mà đang ở chỗ bí mật". Chị cũng cho biết thêm trước khi cung cấp hai đoạn băng cho báo chí, chị cũng đã kịp copy và lưu trữ nhiều nơi.
Hiện gia đình nạn nhân đã liên hệ với luật sư nhờ tư vấn những bước đi tiếp theo nhằm thúc đẩy việc làm sáng tỏ cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt.
Công an sẽ trả lời chính thức
Chiều cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi qua điện thoại với ông Phạm Xuân Trường, quyền Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bình Dương, về nội dung của hai đoạn băng trên. Ông Trường cho biết hôm nay (28-4) sẽ tiếp phóng viên Báo Người Lao Động và tiếp nhận đoạn ghi âm để phục vụ công tác điều tra.
Ông Trường khẳng định sẽ xin ý kiến lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương để trả lời báo chí một cách chính thức về vụ việc. Chiều cùng ngày, chúng tôi cũng đã liên hệ với Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, tuy nhiên Thiếu tướng Đức từ chối trả lời qua điện thoại. Chúng tôi cũng đã liên lạc với nhân vật tên Phú từ số điện thoại do chị Tuyền cung cấp, sau khi nghe chúng tôi trình bày về đoạn băng ghi âm thì ông Phú cúp máy.
Chị Tuyền cho biết hiện chị vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía cơ quan chức năng về nguyên nhân cái chết của chồng. Ngay cả hai lá thư được cho là "thư tuyệt mệnh" của anh Nhựt, trong đó có một lá thư "gửi vợ", chị cũng mới nhận được bản photocopy từ công an chứ chưa có bản chính. Theo chị Tuyền, sau một ngày nghiên cứu kỹ, chị phát hiện trong thư có hai nét chữ khác nhau.
- Chị Tuyền: Anh hỏi giúp sức khỏe chồng em... - Ông Phú: Trả ơn anh cái gì? - Chị Tuyền: Dạ thì anh muốn cái gì? - Ông Phú: Giờ em đang ở đâu vậy? - Chị Tuyền: Em đang ở nhà. - Ông Phú: Ở nhà với ai vậy? ….. - Ông Phú: Trả ơn anh cái gì? - Chị Tuyền: Thì anh muốn cho anh cái gì em cho anh cái đó. - Ông Phú: Giờ anh đòi tầm bậy thì sao? - Chị Tuyền: Thôi, cái đó không được… … - Ông Phú: Bây giờ chỉ có em mới cứu được chồng em thôi à. - Chị Tuyền: Sao vậy anh?… - Ông Phú: Tại vì anh thích cái gì không được thì anh đòi cái đó! … - Chị Tuyền: Thì em mời anh uống cà phê để em hỏi thăm chồng em một chút xíu đó mà. - Ông Phú: …Gặp mấy chỗ đó không có được, đi vô khách sạn gặp. - Chị Tuyền: Trời ơi anh cứ thế. ….. - Chị Tuyền: …Nghe anh nói thì em cũng lo thiệt. Em tin chắc, khẳng định chồng em vô tội! - Ông Phú: Nếu em có suy nghĩ kiểu đó thì sau này hậu quả… Tại sao ban đầu mình không làm đi? - Chị Tuyền: Là sao anh? - Ông Phú: Trời ơi! Mệt em quá đi. …. - Ông Phú: Có nghĩa là chồng em biết mình phạm tội, kêu lo giùm… bán miếng đất (mà vợ chồng mua) để đền ơn đáp nghĩa mà anh còn không đồng ý. - Chị Tuyền: Ảnh nói vậy sao? - Ông Phú: Chứ sao!... Ý anh nói như vậy, em phải hiểu hậu quả.