Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

# Ba'o Ddo^.ng: Ngu+o+`i Da^n Ddang Ru't Tie^`n Tu+` Nhu+~ng Nga^n Ha`ng

# Báo Động: Người Dân Đang Rút Tiền Từ Những Ngân Hàng
Có lẽ những tin tức về lạm phát tiếp tục gia tăng đến mức báo động ở 2 con số (http://dantri.com.vn/c20/s20-365392/lam-phat-viet-nam-2010-co-the-o-muc-2-con-so.htm), cộng với công ty Vinashin không đủ tiền trả nợ 60 triệu đô cho Credit Suisse (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1874) trong khoảng vay 600 triệu.  Ngoài ra, Vinashin cũng qúa hạn trong việc trả nợ 25 triệu đô cho Natixis. Đồng lúc, IMF (cơ sở tài chánh quốc tế) cũng loan tin "Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam qúa thấp" (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1873) chỉ còn đủ sức nhập cảng trong 1 tháng 24 ngày.  Những điều này có thể làm người dân không còn tin tưởng vào những ngân hàng, nên đã đồng loạt rút hết những tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng, dù rằng ngân hàng cho tiền lãi xuất rất cao, từ 12%, nay đã lên đến 16 %, và có nơi nghe nói 18%.
 
Nhiều người cho rằng lý do việc rút tiền để mua vàng và đô la có lẽ chưa hẳn là đúng, nhưng cũng đúng nếu mua để tránh nạn lạm phát phi mã 2 con số.  Sự thật, việc rút tiền này có lẽ vì niềm tin thì đúng hơn. Người dân không còn tin tưởng vào sự có đủ tiền trả nợ của các ngân hàng vì những phần tiền cho vay không được hoàn trả đối với những khoảng nợ xấu, chẳng hạn cho Vinashin hoặc VNPT (đang đổ nợ như con tàu Vinashin thứ 2) vay.  Ngoài ra, còn một số công ty quốc doanh khác cũng trên đường bị phá sản nhưng chưa được chính thức công bố.
 
Việc rút tiền hàng loạt này đang gây khó khăn cho Nhà Cầm Quyền Nguyễn Tấn Dũng.  Nếu Dũng hay Bộ Trưởng Tài Chánh Vũ Văn Ninh quyết định ngăn chận người dân rút tiền sẽ gây hoang mang trong dư luận và có thể xáo trộn trật tự xã hội. Còn nếu không ngăn cản lại việc rút tiền, có thể tất cả các ngân hàng phải đi đến tình trạng phá sản. Dũng đang nằm trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
 
Ngày 9 tháng 12 năm 2010
Xin phổ biến tự do

Né trách nhiệm "hố tử thần"


 
09/12/2010 13:59 
 
* Phải chấm dứt "hố tử thần" sau 6 tháng

(TNO) "Hố tử thần" trở thành đề tài "nóng" mà các đại biểu (ĐB) đặt ra trong buổi chất vấn tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP.HCM khóa VII vào sáng nay, 9.12.

>> Báo động chất lượng công trình xây dựng
>> Chạy theo GDP, bỏ quên nhiều vấn đề an sinh, xã hội
>> UBND TP.HCM trình điều chỉnh nhiều mức phí

Thi công kém tạo "hố tử thần"

Giải trình trước HĐND TP về sự xuất hiện của các "hố tử thần", Giám đốc (GĐ) Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Phượng kết luận việc tái lập mặt đường trong thời gian qua không gây nên một "hố tử thần" nào (?!).

 
Một "hố tử thần" trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Nguyên Mi

Địa chất TP là nền đất yếu, bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm đã làm đất sụp lún không đều, làm các công trình ngầm bị gãy vỡ gây ra hố. Đó là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lún sụp trên mặt đường TP theo báo cáo của GĐ Sở GTVT.

Bên cạnh đó, ông Phượng cũng cho rằng kinh phí tu bổ mặt đường chưa đủ. Việc trung tu, đại tu đường xá tại TP.HCM chỉ đáp ứng 2% yêu cầu nên đường phố đang xuống cấp.

Tuy nhiên, chất vấn của các ĐB HĐND và phần báo cáo thêm của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cũng như Sở Xây dựng đều khẳng định "hố tử thần" là do chất lượng thi công và Sở GTVT không thể đưa đẩy trách nhiệm.

Theo báo cáo của Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Phượng: Từ khi "hố tử thần" đầu tiên xuất hiện (tháng 7.2010) đến nay TP.HCM đã có 57 "hố từ thần". Trong đó, 36 vụ sụp lún tại các vị trí không do công trình thi công và 21 vụ xảy ra trong quá trình thi công.

Tất cả 57 vụ lún sụp đều được lập biên bản chi tiết, hố của đơn vị nào thì đơn vị đó chịu trách nhiệm, bỏ chi phí khắc phục chứ không lấy kinh phí của Nhà nước.

Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP, chỉnh lại báo cáo của Sở GTVT: "Hôm nay (9.12), đã lên đến 59 hố sụp lún tại TP.HCM. Hôm qua (8.12) mới có thêm hai vụ nữa".

ĐB Nguyễn Văn Sen hết sức bất ngờ vì trả lời của GĐ Sở GTVT được chuẩn bị kỹ nhưng không giải thích được đến 63,72% vấn đề nguyên nhân "hố tử thần" (các hố không do thi công) mà lại "đá" qua vấn đề sụp lún của TP. Lý giải rằng khai thác nước ngầm là nguyên nhân chủ yếu của các "hố tử thần", theo ĐB Sen là giải thích hết sức không thỏa đáng.

"Không thể lấy một tình hình lớn để quy làm nguyên nhân cho các "hố tử thần" cụ thể mà không có đánh giá nguyên nhân trực tiếp nào", ĐB Sen có ý kiến.

Đã có bao nhiêu vụ "hố tử thần" bị xử lý trách nhiệm? Chi phí bỏ ra để sửa chữa là bao nhiêu? Và sửa chữa xong có đảm bảo sẽ không còn lún sụp? Đây là câu hỏi ĐB Trương Trọng Nghĩa và nhiều ĐB HĐND bức xúc đặt ra.

Theo ĐB Minh Hương, mặc dù hiện nay chưa có thương vong về người do "hố tử thần" nhưng không thể đảm bảo tương lai sẽ như thế nào nếu tình trạng này còn diễn biến.

ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa dẫn ra kết luận của Thành ủy TP.HCM (ngày 12.11.2010) khẳng định: "Tình trạng lún sụp mặt đường vẫn xảy ra, chất lượng công tác tái lập mặt đường một số nơi còn kém, gây mất an toàn giao thông đường bộ". Kết luận của UBND TP.HCM (ngày 1.11.2010) cũng khẳng định: "Việc thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa tuân thủ nghiêm các quy trình thi công, nghiệm thu theo quy định hiện hành".

Vì vậy, "Không thể để tình trạng "ăn cắp" tiền của của dân như vậy được. Cho đến giờ mới thành lập đoàn kiểm tra, xác định nguyên nhân và với cách làm là hố xuất hiện thì lấp đi ngay thì làm sao xác định được nguyên nhân?", ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa bức xúc.
 
"Đây là hậu quả của việc kiểm tra, giám sát của ngành giao thông", ĐB Nguyễn Văn Bạch khẳng định.

HĐND TP yêu cầu Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan có kết luận và giải quyết dứt điểm về tình trạng "hố tử thần" trước 6 tháng tới.

Không đo hiệu quả đầu tư bằng số lượng công trình

Báo cáo về chất lượng đầu tư tại TP.HCM, GĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Thái Văn Rê nhìn nhận: đầu tư chung của TP thì không dàn trải nhưng khi kinh phí rót về quận, huyện thì đầu tư dàn trải.

Theo ông Rê, UBND TP sẽ kiểm tra lại năng lực triển khai đầu tư cũng như phải tăng cường năng lực ban quản lý dự án của quận, huyện. Hiệu quả đầu tư của TP.HCM cao hơn của cả nước và góp phần phát triển kinh tế, xã hội TP, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang ngày càng xuống cấp của TP, nhất là công trình giao thông, chống ngập, giáo dục, y tế...

Theo báo cáo của Sở KH-ĐT, từ năm 2006-2009 và dự kiến 2010, có 784 công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng, với tổng vốn đầu tư 28.245 tỉ đồng. Trong đó có cầu Thủ Thiêm, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Tân Thuận, cầu Hoàng Hoa Thám, đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa...

Không thể chỉ liệt kê danh mục các công trình đã đưa vào sử dụng rồi nói là đầu tư có hiệu quả

Đặng Văn Khoa
Tuy nhiên, ĐB Đặng Văn Khoa chưa bằng lòng với cách đánh giá hiệu quả đầu tư của Sở KH-ĐT. ĐB Khoa chất vấn, việc xác định hiệu quả đầu tư không thể chỉ liệt kê danh mục các công trình đã đưa vào sử dụng rồi nói là đầu tư có hiệu quả. Vì trong các công trình đó, có rất nhiều công trình thi công kéo dài, "đội vốn", thi công xong phải sửa chữa và thậm chí xong rồi vẫn chưa sử dụng được.

Một loạt dẫn chứng đã được ông liệt kê ra như: cầu Hoàng Hoa Thám xây cả chục năm mới xong, vốn đầu tư từ 18 tỉ đồng "đội lên" cả trăm tỉ đồng; cầu Nguyễn Văn Cừ nay đã đưa vào sử dụng nhưng là một trong những tai tiếng lớn về thi công kéo dài; cầu Văn Thánh vẫn phải sửa chữa, chống lún; cầu Gò Dưa gần 7 năm chưa xong, Trung tâm thể dục thể thao huyện Bình Chánh đầu tư cả trăm triệu nhưng không có màn hình nên cuối cùng rạp chiếu phim đến giờ vẫn chưa khai thác sử dụng được…

Như vậy, "hiệu quả đầu tư ở chỗ nào?", ĐB Khoa hỏi.

Các ĐB đề nghị, đo hiệu quả đầu tư của TP phải đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội, TP bỏ vốn ra bao nhiêu và thu lại được bao nhiêu chứ không chỉ liệt kê công trình.

Cử tri Nguyễn Văn Đô, Hội viên Hội Vật lý TP.HCM, có ý kiến đến HĐND qua điện thoại: Việc lún sụp mặt đường có nguyên nhân chính là do nền móng ngầm được làm bằng cát 100% chứ không phải do biến đổi khí hậu, lún TP hay khai thác nước ngầm.

GĐ Sở TN-MT Đào Anh Kiệt: Nước ngầm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng TP bị lún. Nhưng khai thác nước ngầm không thể gây ra những hố cục bộ ("hố tử thần") như thế được. Không có quan hệ nhân quả gì giữa khai thác nước ngầm với các hố lún sụp trên đường phố hiện nay.

Khai thác nước ngầm vẫn còn trong độ an toàn. 

Phó GĐ Sở Xây dựng Nguyễn Văn Hiệp: Gần 60 hố sụp lún vừa rồi chúng ta thấy được rất là rõ là do quá trính hoàn thiện các công trình không đúng kỹ thuật. Tôi muốn cảnh báo với anh Phượng, hiện nay, công tác lắp đặt ống cấp thoát nước, các công trình thi công trên mặt đường vẫn đang diễn ra. Vì vậy, Sở GTVT nên xem lại, chấn chỉnh kỹ thuật để không xảy ra những hố như thế chứ không chờ kết luận nghiên cứu.

ĐB Huỳnh Công Hùng: GĐ Sở GTVT nói rằng giờ Sở không quản lý hệ thống cấp thoát nước nữa nên không nắm được việc sụp lún mặt đường, điều này tôi đã nghe cách đây một tháng. Việc quản lý đường và các công trình dưới lòng đường là trách nhiệm của Sở GTVT.

Nguyên Mi


Tắc cửa ngõ Sài Gòn


 
09/12/2010 23:38 
Cầu Sài Gòn thường xuyên quá tải - Ảnh: P.T
Hàng ngàn tỉ đồng đã được rót cho các dự án ở cửa ngõ phía đông TP.HCM, song kiểu đầu tư dàn trải và thiếu đồng bộ đã không giúp khai thông tình trạng bế tắc kinh niên.

Cầu Sài Gòn oằn lưng

Đóng vai trò quan trọng nhất trên trục cửa ngõ phía đông đi miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, cầu Sài Gòn 49 năm tuổi hiện đã xuống cấp nghiêm trọng vẫn phải gồng gánh khoảng 40.000 - 50.000 lượt ô tô mỗi ngày. Ngoài ra, do ùn ứ nên dòng xe tải, container thường xuyên nối đuôi nằm dài trên mặt cầu cũng là nguyên nhân khiến cầu nhanh xuống cấp. Trong năm 2009, cầu Sài Gòn đã xảy ra hàng loạt sự cố, mà đỉnh điểm là việc xuất hiện một lỗ thủng lớn trên mặt cầu. Đơn vị quản lý là Khu quản lý giao thông đô thị số 2 đã phải mở đợt khảo sát toàn bộ chất lượng cầu và kết quả đưa ra rất đáng lo ngại.

Tại hệ dầm chủ của nhịp chính, các khe co giãn bị hỏng, làm thấm nước từ mặt cầu xuống hệ dầm gây gỉ sét. Một số vị trí đầu dầm dọc phụ cũng bị gỉ sét và xuất hiện vết nứt tại bản bụng và bản cánh dưới. Hầu hết các khe co giãn đều bị thấm nước, một số hỏng nặng. Các nhịp dẫn và bản mặt cầu bê tông cốt thép xuất hiện nhiều vết nứt rộng, một số vị trí bê tông nhựa bị phá hoại. Nghiêm trọng hơn là một trụ cầu có dấu hiệu lún. Mới đây, Công ty Freyssinet VN được giao sửa chữa lớn cầu Sài Gòn với tổng kinh phí khoảng 52 tỉ đồng, dự kiến bắt đầu vào tháng 2.2011 và hoàn thành sau 10 tháng.

 
 Cầu Phú Mỹ bị "ế" vì đường dẫn quá xấu và lộ trình xa - Ảnh: Diệp Đức Minh

Điều đáng nói là công trình cầu Sài Gòn 2 (nằm song song và chia tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu) dù được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư cách đây 2 năm song triển khai quá chậm trễ. Nguyên nhân là từ năm 2008, UBND TP chấp thuận cho Công ty CP BOT cầu Phú Mỹ (nay là Công ty CP đầu tư xây dựng Phú Mỹ) xây cầu Sài Gòn 2 theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), dù trước đó đã chấp thuận cho Công ty CP hạ tầng kỹ thuật (CII) mở rộng Xa lộ Hà Nội (XLHN) cũng theo hình thức BOT. Điều này dẫn đến tình trạng "phí chồng phí" trên đoạn đường chưa đầy 2 km nên sau đó TP buộc phải thay đổi hình thức đầu tư sang BT (xây dựng - chuyển giao). Do đó, đáng lẽ khởi công trong năm nay, nhưng vì thay đổi hình thức đầu tư và chờ thủ tục đấu thầu nên dự án tiếp tục "treo".

Đầu tư nhiều, hiệu quả ít

Cửa ngõ phía đông tốn nhiều tiền nhất song lại là trục đường thường xuyên kẹt xe. Điểm sơ có thể thấy cầu Thủ Thiêm vốn đầu tư lên đến 1.450 tỉ đồng, cầu Phú Mỹ vốn từ 2.000 tỉ đồng (đội lên hơn 3.000 tỉ đồng), cầu Rạch Chiếc kinh phí 1.000 tỉ đồng, dự án mở rộng XLHN gần 2.300 tỉ đồng, đại lộ Đông Tây và hầm Thủ Thiêm tổng vốn hơn 10.000 tỉ đồng. Chưa kể hơn 1.300 tỉ đồng xây các dự án kết nối cầu Phú Mỹ, 612 tỉ đồng mở rộng liên tỉnh lộ 25B, 83 tỉ đồng nâng cấp cầu Bình Triệu 1 và dự kiến hơn 3.400 tỉ đồng để khởi động lại dự án cầu đường Bình Triệu 2.

Ban đầu thành phố kỳ vọng mỗi ngày có ít nhất 30.000 - 40.000 lượt ô tô qua cầu Phú Mỹ, song thực tế chỉ đạt hơn 10.000 lượt 

Ông Lương Hoàng Trung

Cầu Thủ Thiêm thông xe từ đầu năm 2008 đến nay vẫn chưa thể cho xe tải, container qua vì chưa hoàn thành mạng lưới đường kết nối. Cầu này vẫn đang chờ hoàn thiện nút giao phía Q.Bình Thạnh, cũng như mở rộng đường Lương Định Của và thông xe đại lộ Đông Tây phía Q.2 mới có thể đảm đương nổi lưu lượng xe cộ lớn.

Cầu Phú Mỹ cũng được kỳ vọng rất nhiều trong việc giải tỏa giao thông và chia tải cho cầu Sài Gòn, nhưng thực tế từ khi thông xe năm 2009 và nhất là sau khi tiến hành thu phí đầu 2010, lượng xe qua cầu ngày càng thưa. Nguyên nhân là sử dụng cầu Phú Mỹ để ra vào trung tâm TP xa hơn gấp đôi so với đi cầu Sài Gòn; trong khi liên tỉnh lộ 25B dẫn vào cầu Phú Mỹ kẹt xe thường xuyên, còn đoạn trước trạm thu phí hư hỏng nghiêm trọng.

Chưa kể, từ XLHN đi cầu Phú Mỹ phải qua 2 trạm thu phí, muốn hoàn phí thì thủ tục quá nhiêu khê khiến tài xế ngán ngại. Ông Lương Hoàng Trung - Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM -cho biết ban đầu TP kỳ vọng mỗi ngày có ít nhất 30.000 - 40.000 lượt ô tô qua cầu Phú Mỹ, song thực tế chỉ đạt hơn 10.000 lượt.

Đáng lẽ việc thông xe cầu Phú Mỹ phải đi đôi với phương án xây dựng đường Vành đai phía đông dài 3 km nối thẳng từ cầu ra ngã tư Bình Thái để đảm bảo thuận tiện, nhưng dự án này đến nay vẫn nằm trên giấy. Riêng đại lộ Đông Tây và hầm Thủ Thiêm đáng lẽ hoàn thành từ năm 2008 nhưng hiện vẫn chưa thể đảm bảo cho xe lưu thông thông suốt giữa 2 đầu thành phố.

Theo ông Trung, việc triển khai nhiều công trình trên cùng một trục cửa ngõ là cần thiết để phá thế độc đạo, chia sẻ lưu lượng và đón trước nhu cầu giao thông ngày càng tăng trong tương lai. Song, điều đáng nói là thay vì cân nhắc mức độ cấp thiết của từng công trình để đầu tư phân kỳ thì TP.HCM lại đầu tư theo kiểu dàn trải, mỗi công trình xây dựng một chút thực sự hoàn thiện.

Phương Thanh


# Kho' Ho^~ Tro+. Na.n Nha^n Bi. Buo^n Ba'n - Tin Tu+` CAMSA

Khó Hỗ Trợ Nạn Nhân Bị Buôn Bán

ChÑng Buôn Ng°Ýi

Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía

Tin từ CAMSA

LTS: Một trong những nội dung quan trọng thể hiện tính "nhân đạo" của nhà cầm quyền Việt Nam trong Dự Luật Phòng Chống Mua Bán Người (gọi tắt là Dự Luật) của Việt Nam là vấn đề bảo vệ và hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán. Xem xét các quy định của Dự Luật và đánh giá ý kiến của các đại biểu quốc hội thảo luận về Dự Luật này trong kỳ họp thứ 8 vừa qua, CAMSA nhận thấy nội dung hỗ trợ nạn nhân bị mua bán chưa thể hiện được tính nhân đạo từ nhà cầm quyền Việt Nam và khó thực hiện trong thực tế. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ đâu? CAMSA xin phân tích dựa trên các nội dung sau.

1. Định nghĩa hành vi mua bán người trong Dự Luật loại trừ một số nạn nhân bị mua bán.

Theo Điều 2 của Dự Luật định nghĩa hành vi mua bán người chỉ có hành vi chuyển giao, tiếp nhận. Đối với các hành vi như tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp chỉ được xác định là hành vi liên quan đến hành vi mua bán người. So sánh với Điều 3 trong Nghị Định Thư Palermo về khái niệm buôn bán người, các hành vi buôn bán người bao gồm 5 hành vi: tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao, tiếp nhận người vì mục đích bóc lột.



Như vậy, khái niệm hành vi mua bán người trong Dự Luật đã hẹp hơn so với khái niệm nêu trong văn bản quốc tế. Hệ quả của điều này sẽ tạo một khoảng trống giữa luật quốc gia và luật quốc tế điều chỉnh một số hành vi được xem là hành vi mua bán người. Dẫn theo kết quả là có một số nạn nhân bị mua bán ở ngoài nước khi về Việt Nam không còn được xem là nạn nhân bị mua bán nữa chiếu theo quy định của Dự Luật. Và như vậy, họ không được bảo vệ cũng như không được hỗ trợ các chế độ của nạn nhân bị buôn bán.

2.  Khái niệm nạn nhân chung chung, chưa rõ ràng

Theo tập hướng dẫn "Soạn Thảo Luật Chống Buôn Người" của cơ quan Chống Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc cho rằng: "Nạn nhân là đối tượng bị xâm phạm bởi hành vi mua bán người và được các cơ quan chính phủ có thẩm quyền hay những tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực phòng chống buôn người tin một cách hợp lý rằng họ là nạn nhân của nạn buôn người, bất kể lúc đó thủ phạm đã bị phát hiện, bắt giữ, truy tố và kết án hay chưa".

Trong định nghĩa nêu trên, yếu tố chủ thể xác định nạn nhân là yếu tố quyết định một đối tượng bị xâm phạm bởi hành vi mua bán người có được coi là nạn nhân bị mua bán hay không. Chủ thể xác định đó không phải chỉ bó hẹp là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn là các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực này. Điều này là hợp lý trong xã hội dân sự nơi các tổ chức xã hội có chuyên môn, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm được sử dụng cho mục đích xác định nạn nhân bị mua bán. Sẽ có rất nhiều các nạn nhân được phát hiện thông qua các tổ chức xã hội này, sẽ tránh được tình trạng bỏ lọt nạn nhân bị mua bán.

So sánh với Điều 2 Dự luật định nghĩa nạn nhân là đối tượng bị xâm phạm bởi các hành vi mua bán người quy định tại Điều 3. Trong định nghĩa này không có yếu tố chủ thể xác định đối tượng bị xâm hại có phải là nạn nhân hay không. Bên cạnh đó, Dự Luật vẫn có một quy định riêng về các loại giấy tờ, tài liệu xác định nạn nhân (Điều 27) là một rào cản hành chính thủ tục của vấn đề xác định nạn nhân trong thực tế.

3.  Mục tiêu xác minh nạn nhân chưa được hiểu thống nhất

Vấn đề xác minh nạn nhân nhắm tới nhiều mục tiêu khác nhau. Xác minh nạn nhân để giải cứu, bảo vệ nạn nhân ngay từ thời điểm phát hiện tình trạng mua bán người. Xác minh nạn nhân để hỗ trợ các chế độ hỗ trợ ban đầu cho họ cũng như hỗ trợ cho họ tái hòa nhập cộng đồng. Xác minh nạn nhân cũng là một nhân tố quan trọng trong truy tố các tội phạm mua bán người. Các mục tiêu này có sự nối tiếp trong một quy trình về thời gian, trong đó mỗi cơ quan chức năng có thể nhắm tới một hoặc nhiều mục tiêu chủ yếu.

Hiện nay còn có những cách hiểu chưa thống nhất về các mục tiêu nói trên ngay trong hệ thống các cơ quan có chức năng trong phòng chống mua bán người của Việt Nam. Ngay như các cơ sở bảo trợ xã hội đã được thành lập trong thực tế cho rằng xác minh nạn nhân là để truy tố tội phạm mua bán người. Dẫn đến hệ quả là nhiều khi mục tiêu xác minh nạn nhân làm hạn chế một số đối tượng nạn nhân.

4.  Tâm lý nạn nhân

Tâm lý nạn nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗ trợ cho nạn nhân trở thành khó khăn, đặc biệt là hỗ trợ cho các nạn nhân bị mua bán tình dục. Đối với các nạn nhân bị buôn bán tình dục, họ mang tâm lý lo sợ và e ngại nên nhiều trường hợp họ không ra khai báo hoặc không hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền. Hơn nữa, trong xã hội Việt Nam do các yếu tố về đạo đức xã hội có những cách nhìn khắt khe đối với các nạn nhân này, trong nhiều trường hợp sau khi nạn nhân bị mua bán tình dục ra khai báo, họ khó hòa nhập cộng đồng xã hội. Nhiều người sống khép kín hoặc phải bỏ đi nơi khác sinh sống vì quá nhiều nhiều điều tiếng, dèm pha từ họ hàng, làng xóm xung quanh.

5.  Cơ sở vật chất dành cho hỗ trợ nạn nhân còn hạn chế

Việt Nam trong thời gian qua, dựa trên các chính sách về phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em đã thành lập ở một số địa phương các cơ sở bảo trợ xã hội nhằm hỗ trợ cho các nạn nhân bị mua bán. Tình trạng hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội tại các địa phương còn nhiều bất cập do cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện phục vụ nơi ăn ở, sinh hoạt, y tế, các trang thiết bị sinh hoạt… không đảm bảo nhu cầu. Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho các nạn nhân chưa thật sự bền vững, thu nhập chưa đảm bảo cho ổn định cuộc sống cho nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.

6.  Pháp luật chưa vận động được sức mạnh xã hội trong việc hỗ trợ nạn nhân

Các nguyên tắc và chính sách phòng chống mua bán người của Nhà nước thể hiện trong Dự Luật có nhắc tới nội dung khuyến khích và vận động sự tham gia của cá nhân, tổ chức trong xã hội cho mục tiêu phòng chống hiện tượng mua bán người. Cụ thể hóa nội dung này, Dự Luật cho phép thành lập các cơ sở hỗ trợ nạn nhân của các cá nhân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện công tác hỗ trợ các nạn nhân bị buôn bán. Đây là một nội dung mới, cho thấy một bước tiến trong nhận thức và xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật về phòng chống mua bán người hướng tới xã hội, vận động sức mạnh xã hội.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luật Dự Luật tại Kỳ Họp VIII cho là một trong những nội dung không phù hợp với thực tế và ảnh hưởng tới mục tiêu chính trị của Việt Nam hiện nay. Hãy khoan xét tới mục tiêu to lớn về chính trị, thì việc thành lập các cơ sở hỗ trợ nạn nhân từ cá nhân hay tổ chức xã hội là sự phù hợp trong một xã hội dân sự, nơi mà sức mạnh từ cộng đồng xã hội được phát huy vai trò tối đa. Chúng ta đã từng thấy sức mạnh cộng đồng thể hiện trong chiến tranh, trong thời bình với phát triển kinh tế. Nhưng trong các vấn đề xã hội mà cụ thể là phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống mua bán người thì sức mạnh ấy chưa được quan tâm đúng mức. Lý do là bởi vì ngay từ cơ sở pháp lý cho các hoạt động cộng đồng chưa được Nhà nước ghi nhận và thể hiện trong các văn bản pháp luật.