Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

NGÀY 4 THÁNG 4 NĂM 2011 SẼ LÀ NGÀY BÁO TỬ CỦA CHẾ ĐỘ CSVN?


Ai cũng biết những phiên tòa ở Việt Nam trong suốt 36 năm qua là những phiên tòa hát bội. Từ vụ xử tử hình anh hùng Trần Văn Bá và những người đã can đảm đứng lên để lật đổ bạo quyền vào thập niên 80 đến phiên tòa bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý.

Có ai đó đã nói luật sư ở Việt Nam có nhiệm vụ làm cho bị cáo nặng tội thêm.

Ai đời dân oan đi khiếu kiện thì bị công an nhà nước xịt vòi rồng, bắt thảy lên xe đưa về quê quán. Hình ảnh coi được từ video cho thấy có bà tức quá tuột cả quần lót và la lớn: "Bà chỉ còn có cái này, bọn bây có muốn ăn ra mà ăn!". Chuyện càng oái oăm hơn là những kẻ giúp dân oan làm đơn khiếu kiện cũng bị bắt giam.

Chưa một đất nước nào có chuyện nữ sinh16, 17 tuổi bị thằng hiệu trưởng súc vật phá trinh, ra tòa lại bị kết án mãi dâm.

Nói chung là không có chuyện động trời nào mà không xảy ra tại VN. Như vụ Vinashin làm thất thoát tiền tỷ mà những người có trách nhiệm đều vô tội. Tai na5n xa3y ra vì nhân viên gác cầu (Ghềnh) không làm tròn nhiệm vụ thì dân bị thằng Bộ Trưởng Giao Thông mắng là không có văn hoá giao thông!  Công an thì đánh chết ngưoi như cơm bữa.

Thế nhưng Đảng và Nhà nước ta vừa kẹt mắc me trong vụ án luật sư Cù Huy Hà Vũ(CHHV). Vụ án mà dân chúng gọi là "vụ án 2 bao cao su (condom) dùng rồi"!

Vụ án đáng lẽ xử vào ngày 23 tháng 3 vừa qua, nhưng không hiểu tính già tính non như thế nào, nhà cầm quyền VC lại dời đến ngày 4 tháng 4-2010.

Vụ án CHHV khác hẳn các vụ án của các nhà tranh đấu cho dân chủ khác vì ông này không ở trong đảng phái, phong trào nào. Và ông ta lại là con ruột và con nuôi của 2 vị công thần của chế độ là 2 nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu.Hai nhà thơ này đã được Đảng và Nhà Nước dựng tượng đài. (Có vị góp ý trên một tờ điện báo cho rằng đây là lỗi của nhà thơ Huy Cận vì ông ta đã cho CHHV đi học luật ở Pháp mà không cho ông này đi học luật ở các nước như Trung Cộng hay Bắc Hàn nên mới xảy ra cớ sự!)

Phải nói chưa có vụ án nào mà được báo chí (báo điện tử, báo giấy) và các đài phát thanh ở hải ngoại nói nhiều đến như thế. Vụ án lại được các nhà lãnh đạo các tôn giáo quan tâm, lên tiếng. Đặc biệt, thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho bị cáo CHHV, cho Công Lý và Sự Thật tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp giáo xứ Thái Hà được tổ chức vào 2 buổi tối Thứ Bảy và Chủ Nhật trước ngày xử.

Nhiều bài viết của nhiều người về vụ án được phổ biến rộng rãi. Thậm chí có tờ điện báo tự xưng là ở trong nước tràn ngập bài vở kêu gọi xuống đường trong ngày 4 tháng 4 là ngày xử luật sư CHHV. Có cả tác giả còn xưng tụng luật sư CHHV và vơ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và em gái là Cù Thị Xuân Bích là Thi Sách và hai Bà Trưng thời đại!

Vụ kiện theo tôi, sở dĩ rùm beng lên là vì có thể VC đã tính già hoá non. Nhất là vụ kiện lại được một luật sư người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ thưa lên Ủy Ban Nhân Quyền Liện Hiệp Quốc. Và hai bà Nguyễn Thị Dương Hà và Cù Thị Xuân Bích đã gửi thư kêu cứu khắp nơi.

*

Như mọi người đều biết, vụ án của CHHV được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt theo dõi. Ông bị bắt ở Sàigon ngày 5 tháng 11 – 2010 và bị cho là đang có hành động mua dâm, nhưng sau đó Công an trở mặt và truy tố với tội danh tuyên truyền chống nhà nước với bản ản từ 3 năm đến 12 năm tù.

Luật sư CHHV 54 tuổi nổi tiếng với các bài viết, các cuộc trả lời phỏng vấn, cổ võ đa nguyên đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Đặc biệt  tố cáo Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng vi phạm pháp luật và Hiến pháp khi chấp thuận cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

*

Cù Huy Hà Vũ – Hạt giống quý cho thửa đất dân chủ; Những người buộc tội Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hãy nghĩ kỹ trước khi quá muộn; Luật vi hiến, người vô tội; Hãy bênh vực cho lẽ phải, hãy viết trang sử mới….

Ngày V – Niềm tin và hành động.

The "V" Day – Ngày đi làm chánh thẩm….

Và nhiều bài viết khác bênh vực CHHV đã được phổ biến.

Nhà cầm quyền VC đang ngồi trên những chiếc chảo đựng hắc ín nhưng nhờ phù thủy hoá phép giống như đang nằm trong những phòng có gắn máy điều hòa không khí – như ông Vua một nước nọ trong truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.

Biết đâu ngày 4 tháng 4 sắp tới, ngọn lửa Tôn Ngộ Không Cù Huy Hà Vũ sẽ đun chảy những chiếc chảo hắc ín của "Thập tứ Thái Bảo" và thiêu rụi chủ nghĩa Cộng Sản bạo tàn.

Biết đâu, phải không?

Chuyện lạ là không thấy các cụ "cộng sản lão thành phản tỉnh" mở lòng từ bi lên tiếng kêu gọi toàn dân không nên xuống đường vì sẽ bị đảng VC đàn áp và Trung Cộng sẽ đem quân trấn áp – như khi mọi người kêu gọi xuống đường vì CSVN lo sợ, hoang mang vì cuộc cách Mạng Hoa Lài xảy ra ở Bắc Phi và Trung Đông!

Đúng là với VC thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Hơn lúc nào hết, mọi người đều hy vọng ngọn lửa Cù Huy Hà Vũ sẽ bùng lên trong ngày 4 tháng 4 sắp tới!

LÃO MÓC


Công an hình sự giở thói côn đồ với dân


Hôm nay, vào lúc 13g, anh Phan Đình Thành, người giáo xứ Loan Lý, ghé thăm Linh mục Phan Văn Lợi tại nhà ở số 16/46 Trần Phú, thành phố Huế trước khi đến nhà Linh mục Trần Văn Quý là một đông y sĩ nổi tiếng ngụ tại giáo xứ Phủ Cam để được chữa bệnh.

            Đang khi anh Thành ngồi nói chuyện với Lm Lợi và người em gái là cô Phan Thị Hiệp (Hòa), thì công an (vốn canh giữ nhà Linh mục từ hơn mấy tháng nay) đã lảng vảng chung quanh. Lúc 14g30, anh Thành vừa đi bộ ra khỏi nhà, thì liền có 6 công an hình sự trẻ tuổi mặc thường phục bám theo (trong số này có 4 tên đi 2 xe máy, bịt mặt). Những tên đi xe máy vọt lên chặn đầu và những tên đi bộ chặn đuôi xong, chúng liền ách anh Thành lại, yêu cầu về đồn công an Phước Vĩnh. Anh Thành liền nói:

            – Tôi đi tới nhà cha Quý để chữa bệnh. Tôi không có làm gì vi phạm cả. Các anh là ai? Tại sao bắt tôi về đồn?

            – Chúng tôi là công an!

            Nói xong, có tên chìa ra một tấm thẻ gì đó màu đỏ rồi cất vào túi ngay. Anh Thành liền nói:

            – Nếu các anh muốn hỏi điều gì thì chúng ta vừa đi vừa nói chuyện. Sau khi tôi vào nhà cha Quý khám bệnh xong, chúng ta lại có thể trò chuyện tiếp. Chứ bây giờ tôi đau lắm!

            Mặc kệ! Sáu tên liền giở thói côn đồ, xông vào ôm chặt anh Thành, vất lên xe máy như một con vật (y như chúng từng làm với các khách nữ đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung và Linh mục Lợi tại gia đình). Thấy điện thoại di động anh đeo nơi nịt và chiếc máy ảnh để trong túi, chúng liền cướp lấy cách trắng trợn. Anh Thành (vốn to xác) vùng vẫy dữ dội, đồng thời la to kêu cứu. Đồng bào chung quanh liền túa ra, cả dân lẫn cán bộ. Thấy thế, bọn công an côn đồ càng làm dữ, như kiểu bắt tội phạm, đè anh Thành xuống đất, rồi cả 6 tên ngồi lên trên, đấm đá và lôi anh xềnh xệch đến trầy xước tươm máu tay chân và lấm lem áo quần. Nhiều đồng bào la to:

            – Công an không được đánh dân! Công an không được đánh người!

            Anh Thành, dù trong gọng kềm bọn côn đồ, cũng bình tĩnh lên tiếng:

            – Các anh đang vi phạm điều 71 Hiến pháp: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm….."

            Dù vậy chúng cũng lôi đẩy anh trên đường nhựa tới gần 100 mét mà không thể vất lên xe máy để kẹp anh vào giữa được. Một tên liền điện thoại gọi đồng đội đem xe hơi tới trợ lực.

            Đúng lúc ấy, cô Phan Thị Hiệp cũng vừa chạy tới nơi. Anh Thành liền la to:

            – Chị Hiệp ơi, tụi nó lấy máy ảnh và điện thoại của em rồi!

            Nghe thế, bọn công an liền phóc lên xe rú chạy, vì chúng đã từng bị cô vạch mặt và "dạy dỗ" nhiều lần, chỉ còn lại tên hung hãn nhất (xin xem hình).

            Cô Hiệp liền lên tiếng:

            – Bắt người trái phép là vi phạm pháp luật. Anh này có tội tình gì mà phải bắt về đồn? Nếu tụi bây có rảnh thì giờ thì đi ra biên giới mà bảo vệ quê hương, vì đất nước sắp vào tay Trung Quốc rồi. Tụi bây là người Việt Nam hay là người Trung Quốc mà hành hạ đồng bào? Tụi bây bắt người cướp của để lập thành tích dâng đảng phải không? Cha mẹ tụi bây dạy tụi bây, đảng dạy tụi bây như rứa hả? Tụi bây tự hào, vỗ ngực là công an mà đi ăn cướp của dân, hành hạ dân. Không sợ nhục cho ngành công an sao?

            Rồi nhớ chính mình và các bạn nữ của mình (con của tù nhân lương tâm Nguyễn Bình Thành, xem lại Bản tin từ Huế ngày 23-02-2011) từng là nạn nhân những trò thô bỉ của công an, cô Hiệp hét lớn:

            – Tụi bây đừng giở trò với anh này như đã giở trò với nhiều phụ nữ bị tụi bây bắt về đồn cởi truồng, rờ mó, quay phim và lợi dụng. Đồ khốn nạn! Tau sẽ đưa lên mạng tối nay về thói côn đồ và trò mất dạy của tụi bây!

            Tên công an hung hãn dù vậy vẫn níu áo anh Thành và nói:

            – Chờ công an đem xe tới chở về đồn.

            Cô Hiệp liền thách thức:

            – Tụi bây kêu một lũ tới đây mà chở. Tao đang chờ đây!

            Lúc đó, linh mục Trần Văn Quý -nhờ được Lm Lợi báo động trên điện thoại- từ trong xóm đi ra và nói:

            – Các anh vừa phải thôi! Bắt người phải có giấy tờ bằng chứng! Đừng giở thói côn đồ! Ngày nào đó, sếp của các anh cao chạy xa bay, thì dân sẽ trừng trị các anh!

            Tên công an (từng thấy Lm Quý đến nhà Lm Lợi nhiều lần) liền phân bua:

            – Thưa cha, anh này cần phải đưa về đồn!

            Cha Quý trả lời:

            – Anh ta có vi phạm gì không? Sao lại đánh anh, còn lấy máy ảnh và điện thoại của anh?

            Tên công an bèn buông lời lếu láo:

            – Máy này là phi pháp! Sẽ phải đưa về đồn làm việc !

            Dân bu xung quanh liền nhao nhao nói :

            – Vì sao mà phi pháp ? Mang máy ảnh và điện thoại mà lại có tội à ?

            Thấy thế, anh Thành liền xông đến, thò tay vào túi xách đang mở của tên công an để lấy lại đồ vật của mình.

            Bẽ mặt, lại chỉ còn một mình, tên công an côn đồ đành bỏ đi. Còn anh Thành mệt nhọc đi vào nhà của Lm Quý để được khám bệnh. Nếu không có cha và cô Hiệp, chắc bọn công an hung hãn đã làm thịt anh rồi. Sau đó, nhờ được một anh xe thồ can đảm chở đi đường tắt, anh Thành đã an toàn về lại nhà ở Loan Lý (gần Lăng Cô) lúc gần tối. Xin lưu ý thêm : anh Phan Đình Thành chính là người giáo dân can đảm đã mặc chiếc áo có đề chữ «Đức Bà phù hộ các giáo hữu bị bách hại» tại La Vang ngày 05-01-2011 (lễ bế mạc Năm thánh Giáo hội Công giáo VN) và sau đó đã bị ban trật tự Thánh địa phối hợp với công an Quảng Trị tước lột.

            Trên đường trở về nhà, cô Hiệp kể cho bà con hai bên đường về những thói côn đồ ngang ngược và trò vi phạm trắng trợn của công an. Sau đó, cô đi với Lm Lợi là anh mình -trong trang phục áo dòng đen- đến gặp toán công an canh gác nhà Lm. Bắt tay họ xong, cha Lợi ôn tồn cất tiếng :

            – Các anh là công an, coi như thừa hành pháp luật, thì phải hành xử cho đúng pháp luật. Những ai đến thăm tôi đều là tội phạm cả hay sao mà các anh lại hành hung? Đừng giở thói côn đồ thô bạo đối với họ nữa! Các anh luôn tự xưng là bạn dân mà !

            Nhưng mấy tay này không dám đứng lại nghe mà bỏ đi, tránh mặt vì xấu hổ.

            Những tên công an côn đồ này, làng trên xóm dưới đều nhẵn mặt. Ngày nào đó, những lãnh đạo Cộng sản cướp của giết người, đàn áp dân lành, hiến đất dâng biển cho Tàu cộng, mà chúng đang mù quáng bảo vệ như một lũ chó săn, cao chạy xa bay ra ngoại quốc, thì chúng có biết rằng nhân dân sẽ trút lòng phẫn nộ ngút trời xuống trên chúng chăng ?

            Bản tin từ Huế ngày 02-04-2011

Nhóm phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế lúc 21g00

13
0
 
 
Rate This

Lại Hứa Sửa Ðổi Hiến Pháp


Coi vậy chớ CS Bắc Kinh và CS Hà nội đều sợ ảnh hưởng của Cách Mạng Hoa Lài từ Bắc Phi lan tràn sang Trung Quốc và Việt Nam cộng sản.
Thủ Tướng Ôn gia Bảo của Trung Cộng làm như Tào Tháo chiêu dụ quân binh đói khát, bằng cách nói phía trước có rừng mơ. Mơ có vị chua, Tào Tháo hy vọng quân binh chảy nước miếng nuốt vào cho đỡ đói. Còn Ông Ôn thì gọi giấc mơ có tính tổ tiên của người Trung Hoa là sống cái nhà chết cái mồ. Vào ngày 05/03/2011. Ông Ôn ra trước cái gọi là Quốc Hội "đảng cử dân bầu" của TC, trước 3000 người gọi là "đại biểu nhân dân", người nào cũng kiêm nhiệm hai ba chức trong đảng quyền, quyền hành chánhh hay quân quyền. Ông bèn theo tác phong của lãnh tụ CS nói tràng giang đại hải, gọi là "báo cáo chánh trị", vừa tự vỗ tay cò mồi cho hội trường, vừa tuyên bố . Rằng thì là sẽ xây cất 10 triệu cái nhà trong tài khoá năm 2011 để giúp cho người lợi tức thấp có thể sống cái nhà, chết cái mồ.
Ðó là một giấc mơ có tính tổ tiên của người Trung Hoa mà CS đã làm tan vỡ qua nhiều pháp lịnh. Với chế độ hộ khẩu, với chính sách đất đai tất cả là tài sản của toàn dân do Ðảng thực tế nắm trọn quyền nhưng nghi binh với khẩu hiệu truyên truyền: Ðảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Người dân chỉ được quyền hưởng dụng đất đai mà đảng là người chủ. Thêm vào đó sau khi chuyển hệ tư duy để tự cứu sau khi Ðế quốc CS của Liên xô sụp đổ, Ô. Ðặng tiểu Bình "cực kỳ thực dụng" quan niệm con mèo trắng con mèo đen đều "hẫu léc" nều bắt chuột được. Ông cho Ðảng CS chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để mở kinh tế mà khóa chánh trị. Chánh yếu phát triển kinh tế ở thành thị và kềm công xá rẻ để hàng hoá rẻ có lợi thế xuất cảng.
Hậu quả là hàng triệu triệu người Trung Quốc ở nông thôn ra thành kiếm sống, không hộ khẩu trở thành người sanh vô gia cư, tử vô địa táng. Còn bọn giàu đảng viên cán bộ thì thành tư bản đỏ ở thành thị và cường hào ác bá đỏ ở nông thôn, giàu nứt đố đổ vách, ngồi nhà mát ăn bát vàng khiến hố sâu ngăn cách nghèo giàu, thành thi và nông thôn trở thành thùng thuốc nổ lúc nào cũng có nổ thành một cuộc nổ chụp sụp đổ chế độ.
Quan thầy làm trước, làm sao thì đệ tử làm sau, làm vậy. Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng của VNCS cũng ra trước cái gọi là Quốc Hội, "đặt vấn đề sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hiến pháp, hầu bảo đảm quyền dân chủ của người dân, tăng cường pháp chế, kỷ luật", theo tin của Ðài Á Châu Tự do RFA.
Những lời TT Dũng đưa ra để "dụ khị" dân trong bầu không khí chánh trị VN đang lan tràn ảnh hưởng của các cuộc biểu tình lật đổ độc tài ở Bắc Phi và Trung Ðông. Nên không ai tin lời hứa của Thủ Tướng Dũng. Tiêu biểu như một số người Việt tròng ngoài nước công khai nói trên Ðài Á châu như sau.
Chính người gọi là "đại biểu nhân dân" ăn cơm chúa phải múa tối ngày, từng uốn mình qua ngỏ hẹp, "viết lách" trên mạng, từng nói những lời hai ba nghĩa để lấy điểm với dân trên mạng và trên "báo đài" ngoại quốc còn phải bi quan về tính "khả thi" của lời TT Dũng.
Ðại biểu Dương Trung Quốc, đơn vị Ðồng Nai, đã được "đảng cử dân bầu" làm đại biểu nhân dân hai nhiệm kỳ và đang chuẩn bị để được "đảng cử dân bầu", "hy sanh" phục vụ Ðảng Nhà Nước CS Hà nội một nhiệm kỳ nữa, thường hay "phát biểu" như "sử gia". Trong việc này Ngài đại biểu nhân dân sử gia khen và ủng hộ TT Dũng trước để tỏ ra trung với Ðảng và khều nhẹ một cái để lấy điểm với dân: "Tôi hoan nghênh nguyên lý ấy; thế còn cái việc mà cụ thể hóa như thế nào trong bản hiến pháp được sửa đổi, chắc sẽ là một cuộc trao đổi lâu dài, tôi không dám lạm bàn ngay vào thời điểm này."
Còn "một người dân từng làm việc cho nhiều chế độ cầm quyền, trước khi đất nước chia đôi, sau hiệp định Geneve 1954, nay đã về hưu, ông Hợp nói lên cảm nghĩ của mình khi đón nhận thông tin qua báo đài, về việc sửa đổi và bổ sung hiến pháp: "Ðừng nghe người ta nói hãy xem người ta làm; nói thì nghe hay lắm nhưng có làm thế đâu, chả có nhà nước pháp quyền nào mà lại là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đấy là một cách nói thôi; thế còn sửa gì, mà có sửa người ta cũng không theo cái người ta nói đâu."
Người dân nhiểu kinh nghiệm, sống qua hai ba chế độ này minh chứng lời nói của mỉnh với Ðỗ Hiếu trong phóng sự của RFA, "Ðấy là kinh nghiệm của những người ở Việt Nam thì thấy rất rõ, chẳng hạn như vừa rồi cái vụ Vinashin mà bảo không ai mắc khuyết điểm, không kỷ luật ai cả. Quốc hội có những người nói rằng, ăn trộm một con vịt thôi mà còn bị kỷ luật, bị tù huống hồ là bao nhiêu nghìn tỷ như thế mà không ai mắc khuyết điểm thì thật là người dân không chịu, người ta không nghe được."
Còn một người dân khác, nhà văn Vũ Thư Hiên sinh trưởng tại Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, nay định cư ở Pháp, nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng, "Tôi nghĩ rằng câu đó (sửa đổi hiến pháp) không những tôi mà bất cứ ai ở Việt Nam cũng trả lời giống tôi, cái đĩa hát ấy cũ quá rồi."
Và kinh nghiệm thực tế chỉ rõ rằng hiến pháp của CS hữu danh mà vô thực. Quyền hạn công dân nói rất nhiều mà thực thi rất ít nếu không muốn nói là không thực thi. Thí dụ như quyền tự do đi lại, và cư trú ghi trong hiến pháp rõ ràng như pháp lịnh hộ khẩu bó chân người dân và buộc đi phải khai tạm vắng, đến phải khai tạm trú, nếu không thì "mệt" với công an.
Thí dụ như nghĩa vụ giáo dục cưỡng bách và miễn phí của nhà nước đối với trẻ em trung tiểu học mà nhà nước theo hiền pháp phải thực hiện, thì các trường, sở, bô giáo dục cứ tỉnh bơ buộc phụ huynh học sinh phải đóng ít nhứt cả chục lệ phí. Trường tốt ở Saigon, Hà nội có khi phu huynh phải dóng cả ngàn Ðô la con em được mới được cho vào học.
Thế mà cả ngàn "đại biểu nhân dân", cả 12 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm, cầm bỏ cũng 60 năm, có một "đại biểu nhân dân" nào, có " ban ngành đoàn thế" nào dám hó hé đặt vấn đề vi hiến đâu.
Như đã biết chế độ CS Hà nội có cả một rừng luật, chớ không phải ít. Nhưng CS Hà nội không ngần ngại xài luật rừng khi quyền lợi của CS bị động chạm. Nên giả sử có sửa đổi hiến pháp như TT Dũng hứa đi nữa, bộ luật cao nhứt là hiến pháp, CS vẫn là hữu danh vô thực. Cái gì lợi cho CS thì họ áp dụng. Cái gì không thì họ coi hiến pháp là nùi giẻ rách mà thôi./.

9
0
 
 
Rate This

Bắt quả tang đối tượng rải truyền đơn chống Nhà nước


03/04/2011 07:17:39
Công an tỉnh Đồng Nai hôm qua đã tạm giữ hình sự N.N.C (55 tuổi, tạm trú đường Phạm Văn Chiêu, Q.Gò Vấp, TP.HCM) để làm rõ hành vi tuyên truyền chống Nhà nước.

Trước đó, ngày 1/4, Tổng cục An ninh phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an TP.HCM bắt quả tang C. cùng con trai đi xe máy rải tờ rơi có nội dung tuyên truyền, nói xấu Nhà nước trên QL 1A, đoạn từ H.Xuân Lộc đến TX Long Khánh (Đồng Nai). 

Bước đầu C. khai nhận được một người thuê rải các tờ rơi. Đến khi bị bắt, C. đã rải được khoảng 1.000 tờ. 

(Theo Thanh niên)

Tình trạng trẻ em làm phiền khách du lịch


2011-04-02

Người ta thường kể lại là tại những khu du lịch của Việt Nam, du khách thấy khó chịu khi đặt chân tới các nơi ấy để xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, trung tâm giải trí, nghỉ mát, vì thường có nhiều trẻ em bao quanh, mời ép mua hàng hóa, vật kỷ niệm.

AFP PHOTO/HOANG DINH NAM

Bé gái đang rao bán bánh ngọt cho du khách nước ngoài.

Tình trạng làm tiền này được gọi là "đeo bám", "gạ gẩm", "vòi vĩnh" làm ảnh hưởng đến ngành du lịch và gây ấn tượng không tốt đối với những con buôn tí hon này.

Sống bám vào du khách

Mới đây, báo chí Việt Nam dành nhiều phóng sự nói về "Tương lai trẻ em các vùng du lịch". Theo báo chí thì "Đội quân không tương lai" này luôn có mặt tại những khu du lịch khắp nơi, vùng nào càng nổi tiếng, càng có nhiều trẻ em "hành nghề" mua bán nhỏ, ít vốn liếng, mà hàng hóa là những tấm thiệp, lon nước, chút bánh kẹo, quà lưu niệm.

Các em có mặt thường xuyên bất kể ngày đêm, giờ giấc, thời tiết, nóng bỏng hay giá buốt, mỗi khi có du khách xuất hiện. Khách du lịch muốn được yên thân đành phải xuất tiền mua chút ít hàng không mấy giá trị, cũng không thấy cần thiết, vì biết không thể làm ngơ trước những lời nài nỉ, mời mọc quen thuộc.

Báo Tuần Việt Nam cho biết tại thành phố Hồ Chí Minh, được xem là phồn thịnh, sung túc so với các thành thị khác, hiện vẫn còn đội quân trẻ em sống bám vào du khách nước ngoài. Ngoài chuyện bán hàng lưu niệm các em còn làm nhiều việc khác như đánh giày, bán vé số, bán báo, phục vụ trong các quán ăn, tiệm giải khát và cũng có những em vô tình phạm những tệ đoan khác như bị lạm dụng tình dục.

Các cơ quan đặc trách về du lịch cho biết, nhìn chung, đa số các em kiếm sống qua ngày ở các khu du lịch đều là con nhà nghèo, không được cha mẹ lo cho ăn học, hoặc học hành dở dang vì gia đình lâm cảnh khó khăn.

Báo chí mô tả cuộc sống của các em rất bấp bênh, nơi nào thời tiết khắc nghiệp nhất các em cũng tìm đến đó kiếm ăn, nhưng chưa chắc có đủ ngày hai bữa, quần áo đủ ấm thân. Nhiều em không biết chữ, không kiến thức văn hóa, không có mái ấm gia đình, tương lai các em sẽ ra sao?

Bài toán nan giải

Một Em gái bán vé số. AFP Photo
Một Em gái bán vé số. AFP Photo
Qua câu chuyện với giáo sư Hồ Ngọc Đại, Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục Việt Nam, thì đây là một bài toán nan giải khó tìm ra đáp số:

"Tôi cũng xót xa lắm, đây là một vấn đề xã hội, chính quyền họ không làm thì mình làm thế nào được, đây không phải là vấn đề về giáo dục thôi, nó khó lắm đấy."

Theo ông thì tương lai các trẻ vùng du lịch là chuyện còn xa vời:

"Hiện nay thì tôi đang còn lúng túng lắm, chưa biết giải quyết cách nào, đảng và nhà nước mà không quan tâm thì không ai làm xuể đâu, đây là nỗi đau của đất nước và là nỗi đau của cá nhân tôi."

Kết luận của giáo sư Hồ Ngọc Đại là:

"Tôi chưa thấy một giải pháp nào cả, phức tạp lắm."

Nhà giáo, nhà báo Phạm Toàn cũng nói lên suy nghĩ của ông về số phận và tương lai của những trẻ kiếm ăn nhờ vào du khách:

"Cái này đâu thuộc về ngành giáo dục, giáo dục chỉ giải quyết được phần văn hóa, còn trẻ em vì muốn kiếm sống phải học theo cái cách của người lớn, học cái cách tranh chấp đó, nên nhà trường làm sao giải quyết được. Cần phải giải quyết trong vài chục năm, cái nền văn hóa được nâng dần lên, hiện tại thì đành chịu, vô phương."

Hiện nay thì tôi đang còn lúng túng lắm, chưa biết giải quyết cách nào, đảng và nhà nước mà không quan tâm thì không ai làm xuể đâu, đây là nỗi đau của đất nước và là nỗi đau của cá nhân tôi.

GS Hồ Ngọc Đại

Về phương cách có thể ứng dụng hầu chấm dứt việc kiếm ăn của trẻ em đeo bám theo du khách, nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh:

"Tôi làm sao có thể đề nghị điều gì tuyệt vọng được, ông giáo dục không làm về giáo dục, mà lại làm sai, không làm về giáo dục thì làm sao làm được về mặt xã hội. Tôi rất bi quan và tự nhận là mình bó tay, vì cái xã hội dân sự chưa phát triển, để mình có thể đòi được các quyền lợi.

Ta phải giả định rằng cái xã hội phải dân chủ, phải có hoạt động dân sự để những cái xấu xa, sai lầm, khi xảy ra là được giải quyết. Muốn như thế thì những hội đoàn, phải yêu cầu quyền tự do, luật lệ phải chặt chẽ, thực tế thì có những quy định rất buồn cười, nhưng chả ai có quyền chửa cả, có nhóm nào đó người ta cứ định như thế, thì làm thế nào được."

Trẻ em có bám theo du khách, nài nỉ mua món hàng gì đó, khi họ đến thăm đảo Phú Quốc là một trung tâm du lịch nổi tiếng ở phía Nam không? Ông Việt, một nhân viên phục vụ ngành du lịch tại đây, cho biết:

"Ở Phú Quốc không xảy ra hiện tượng trẻ bám theo du khách, đọc báo thì thấy ở Saigon, người ta cũng dẹp bớt rồi, ngoài Đà Nẵng cũng vậy, nên không biết ở chỗ khác như thế nào."

Phương pháp giải quyết

begging-250.jpg
Cậu bé và người mẹ bị mù (trái) đang xin tiền du khách ngoại quốc trên đường phố Hà Nội hôm 31-7-2002. AFP PHOTO.
Dịp này, ông góp ý về phương cách làm sao chấm dứt việc các em hành nghề bán hàng hóa lặt vặt cho du khách:

"Theo tôi nghĩ giải pháp căn cơ cho vấn đề đó là cần tạo cuộc sống có tương lai hơn cho các em xa gia đình, phần lớn những em buôn bán như vậy thuộc thành phần xa gia đình, mới làm vậy. Những biện pháp cấm đoán, gom các em không đem lại kết quả, mà cần sự hỗ trợ của gia đình, của xã hội, để các em có mái ấm, tìm được hạnh phúc trong tuổi thơ."

Cô Trang, một hướng dẫn viên du lịch ở các tỉnh Miền Trung nói, chuyện trẻ em vòi vĩnh du khách mua hàng, không xảy ra trong khu vực cô hành nghề:

"Không biết việc đó diễn ra ở Miền Nam hay Miền Bắc, nhưng ở Miền Trung không có tình trạng đó đâu".

Cô trình bày về những cố gắng của ngành du lịch để chận đứng chuyện trẻ em sống bám vào du khách:

Theo tôi nghĩ giải pháp căn cơ cho vấn đề đó là cần tạo cuộc sống có tương lai hơn cho các em xa gia đình, phần lớn những em buôn bán như vậy thuộc thành phần xa gia đình, mới làm vậy.

Nhà giáo Phạm Toàn

"Các đơn vị chức năng của ngành du lịch vẫn ra quân để dẹp tình trạng chèo kéo, buôn bán như vậy, nhưng kết quả chưa được triệt để lắm."

Được biết, mới đây Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch vừa phổ biến quyết định về "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030".

Theo báo chí thì đây là một dự án chiến lược lâu dài, nhằm phát triển ngành du lịch tạo sự tiến bộ và hợp lý, đến 20 năm sau, tuy nhiên quy hoạch này không thấy có sự gắn kết giữa du lịch với địa phương, cũng như sự liên hệ với những con người sinh sống tại các trung tâm du lịch đó.

Tình trạng trẻ em kiếm sống ở những khu du lịch ấy cũng không được quan tâm tới, không nhà chiến lược nào nghĩ tới tương lai của "đội quân" trẻ này, sẽ ra sao.

Dư luận cho đó là một nghịch lý vì nơi nào du lịch càng mở mang, phát triển thì vùng đất ấy sẽ càng có nhiều trẻ em sẵn sàng bỏ học, để lao mình vào làm nghề bám sát du khách, để chào mời họ mua quà, mong có được bữa ăn, nuôi thân, sống qua ngày.

Theo dòng thời sự: