Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

# Khi Co+n Pha^~n No^. Cao Ho+n Su+. So+. Ha~i - Nguye^~n Ho^.i

Khi cơn phẫn nộ cao hơn sự sợ hãi!

 

„Ben Ali cút đi", „đả đảo độc tài" vv… những khẩu hiệu được viết lên tường tại Tunisia. Với những khẩu hiệu như thế tại Tunisia người viết sẽ bị bắt bớ, giam cầm và có thể bị thủ tiêu… Những khẩu hiệu ấy không những chỉ viết lên tường mà thanh niên và dân chúng đã hô to khi  xuống đường chống chính phủ độc tài Ben Ali đã gây ra nạn thất nghiệp cao, tham nhũng tràn nan và đàn áp quyền làm người tại Tunisia. Thành phần tham gia các cuộc biểu tình trên toàn lãnh thổ Tunisia ngoài sinh viên, học sinh, luật sư, ký giả, các nhà dân chủ còn có công đoàn thân chính phủ. "Chúng ta không mãi là cái loa tuyên truyền của chính phủ nữa, mà phải lấy lại quyền tự do của chúng ta", một cựu lãnh đạo công đoàn các nhà báo đã kêu gọi đồng nghiệp như thế.

 

Làn sóng biểu tình tại Tunisia xuất phát sau cuộc tự thiêu của Mohamed Bouazizi, một chàng thanh niên 26 tuổi, thất nghiệp tuy có mảnh bằng tốt nghiệp đại học, sinh sống tại thành phố Sidi Bouzid, cách thủ đô Tunis 250 km về phía nam. Mohamed Bouazizi kiếm sống bằng cách buôn bán rau, hoa quả, nhưng nhiều anh bị cảnh sát hành hung và tịch thu hàng bán vì không có thẻ môn bài. Ngày 18.12.2010 anh đã ra trước toà thị chính thành phố Sidi Bouzid tưới xăng vào mình và tự thiêu. Anh hét to khi ngọn lửa bốc cháy trên mình: "Kết thúc nghèo đói, kết thúc  thất nghiệp!".

 

Vào ngày chôn Mohamed Bouazizi, khi quan tài vừa được mang ra khỏi xe thì hàng ngàn quả đấm đánh vào không trung và hét to "Vĩnh biệt Mohamed", "Chúng tôi sẽ trả thù cho bạn!". Từ đó, các cuộc biểu tình tự phát tràn lan cả nước và 3 thanh niên khác đã tự sát theo gương Mohamed Bouazizi. Một học sinh cho biết, như một nồi áp suất tung lên không khí bởi vì nó đã chịu quá nhiều áp lực.

 

Làn sóng biểu tình đã lan tới thủ đô Tunis hôm thứ ba 11.01.. Bộ trưởng nội vụ bị ép từ chức,  TT Ben Ali đưa quân đội về phòng thủ thủ đô và ban lệnh giới nghiêm cấm dân chúng không được ra đường từ 20 giờ tối đến 6 giờ sáng nhưng nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiến hành và ngay ở giữa thủ đô Tunis ban ngày cũng như ban đêm. „Chúng tôi không còn sợ hãi nữa!" một thanh niên nói với phóng viên. Tuy một số tướng lãnh từ chối việc ra lệnh cho binh lính bắn vào dân, lực lượng an ninh thân cận TT Ben Ali đã đàn áp gây tổn thương rất nhiều người và có ít nhất 13 người chết trong ngày thứ tư 12.01. và thứ năm 13.01, sau khi lệnh giới nghiêm được ban hành. Công đoàn Tunisia cho biết số người bị tử vong đã lên tới 80 người. Các tổ chức nhân quyền đưa danh sách 66 người chết bởi do sự đàn áp của lực lượng cảnh sát, an ninh Tunisia.

 

Tổng Thống nước Tunisia là Ben Ali, 74 tuổi.  Một người chỉ với 28 tuổi đã là  sĩ quan trưởng về tình báo quân sự Tunisia. Năm 1978 ông đứng đầu cơ quan kiểm soát an ninh quốc gia. Năm 1986 ông trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ Tướng chính phủ vào năm 1987.  Sau một cuộc đảo chính không đổ máu, ông đã tự phong làm tổng thống. Là một chuyên gia về an ninh và tình báo, Ben Ali đã xây dựng Tunisia thành một „quốc gia cảnh sát" với mật vụ, cảnh sát kiểm soát đời sống của người dân. Các nhà đối lập „khó chịu", các nhà báo quan trọng và các người hoạt động nhân quyền đều bị cầm tù hay lưu đày.Thế hệ trẻ tuy được đào tạo, có nghề nghiệp tốt nhưng vẫn không có tương lai, nếu không được hậu thuẫn của thân nhân Tổng thống Ben Ali, những người có quyền lực ảnh hưởng đến mọi sự việc tại Tunisia.

 

Một nghiên cứu do Global Financial Integrity (GFI) tài trợ đã tiết lộ rằng một nguồn vốn bất hợp pháp với số lượng đến gần 18 tỷ USD được đem ra khỏi Tunisia.

 

WikiLeaks phổ biến một điện thư về Tunisia do Đại sứ Mỹ tại Tunisia, Gordon Gray viết với nội dung sau: "Tổng thống Ben Ali đã quá già, chế độ của ông cứng nhắc và ông không có người kế nhiệm. Nhiều người Tunisia bất mãn vì những không có quyền tự do về chính trị và họ căm phẫn gia đình của tổng thống, căm phẫn vì nạn tham nhũng tràn lan, thất nghiệp cao và sự chênh lệch giữa các khu vực [...] Tunisia là một nhà nước cảnh sát không tôn trọng tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do lập hội và vi phạm nghiêm trọng nhân quyền.."

 

Cuộc đấu tranh quyết liệt của người dân Tunisia ép TT Ben Ali từ chức vào chiều thứ sáu 14.01.2011. Ông và gia đình được Saudi Arabia nhận cho trú ngụ. Trước đó chính phủ Pháp từ chối nhận TT Ben Ali và gia đình. Người kế vị tạm thời là cựu chủ tịch quốc hội Foued Mbazaa (77 tuổi). Ông hứa sẽ tôn trọng nhân quyền và dân chủ.

 

Sự việc bất chấp cái chết dấn thân đấu tranh thay đổi chính quyền điều hành đất nước cho thấy rằng thanh niên và dân chúng Tunisia rất thất vọng, có thể nói là tuyệt vọng vì họ không thấy được tương lai cho chính mình và cho con cháu mình trong chế độ độc tài và tham nhũng của TT Ben Ali. Để đo lường được sự thất vọng của người dân Tunisia, chúng ta làm một cuộc so sánh nhỏ giữa hai nước Việt Nam và Tunisia  với một vài chỉ số quan trọng trên bảng xếp hạng của thế giới sau đây:

 

 

Viet Nam

Tunisia

1. Chỉ số phát triển con người 2010
(Human Development Index)

113

81

2. Chỉ số tham nhũng 2010 (CPI)

116

59

3. Chỉ số tự do kinh tế 2010
(Economic Freedom Index)

139

100

4. Chỉ số tự do báo chí 2010
(Press Freedom Index)

165

164

5. GDP đầu người năm 2009

1060 USD

3852 USD

 

Trên đây là 5 chỉ số căn bản nhằm so sánh khả năng phát triển con người và đời sống người dân giữa Việt Nam và Tunisia. Điều kiện phát triển trong xã hội so với các sắc dân trên thế giới người dân Việt Nam đứng hàng thứ 116, trong khi đó dân Tunisia đứng hàng thứ 81. Về khả năng minh bạch, không tham nhũng Tunisia đứng hạng thứ 59 trong khi đó Việt Nam được xếp  thứ 116. Về tự do báo chí Tunisia và Việt Nam tương đương nhau. Tại Việt Nam trong năm 2009 tổng sản lượng nội địa bình (GDP per capita) quân mỗi người dân là 1060 Mỹ kim, so với mỗi người dân Tunisia là 3852 Mỹ kim.

 

Theo những con số trên, đời sống người dân Tunisia cao hơn, họ có nhiều điều kiện phát triển hơn người dân Việt Nam và tham nhũng ở nước họ thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều. Nhưng họ đã dũng cảm dùng mạng sống của mình để thay đổi xã hội với hy vọng xã hội mới sẽ công bằng hơn, sẽ cho người dân được những quyền tự do căn bản của con người và quan trọng nhất là không còn những nhân viên an ninh, mật vụ theo dõi mọi hành động hàng ngày của họ.

 

Trong bài „Thời nào dân Việt sướng nhất?" (xin download attach nằm bên dưới điện thư sau đây: http://dir.groups.yahoo.com/group/Btgvqhvn-3/message/5047 hoặc đọc ở:  http://baotoquoc.com/2009/11/01/th%E1%BB%9Di-nao-dan-vi%E1%BB%87t-s%C6%B0%E1%BB%9Bng-nh%E1%BA%A5t/)  tác giả so sánh lương người lao động miền Nam từ năm 1956-1974 với lương người lao động Việt Nam năm 2006. Kết qủa của cuộc so sánh là lương người lao động Việt Nam vào năm 2006 thấp nhất. Năm 2006 là một trong những năm sung túc nhất của thời xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, lạm phát lên cao làm đời sống người dân lao động ngày càng thấp hơn. Đồng thời tác giả đã so sánh nguồn tài chánh từ nước ngoài vào Việt Nam để hỗ trợ kinh tế qua bài „Thời nào dân Việt sướng nhất (2)?" (http://lamphong72.multiply.com/journal/item/218/218). Kết quả là nguồn tài chánh từ nước ngoài nhằm hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam trong năm 2006 cao nhất nhưng đời sống người dân lao động, giai cấp chiếm đa số trong xã hội Việt Nam, lại thấp nhất.

 

Để có thể nhìn rõ nền kinh tế Việt Nam hiện nay hơn, chúng ta cùng nhìn cấu trúc của tổng sản lượng nội địa (GDP):

-         Nông nghiệp 21%,

-         kỹ nghệ sản xuất (may dệt, giầy da, thép, xi măng, xây cất vv…)  21%,

-         Thương mại, tài chánh, vận tải và các loại dịch vụ  40%,

-         18% về kỹ nghệ khai thác dầu, hầm mỏ, điện, ga vv…

 

Trong năm 2009 Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 57 tỉ Mỹ kim bao gồm: quần áo 9 tỉ, dầu thô 6,2 tỉ , hải sản 4,3 tỉ, giầy dép 4 tỉ , gạo 2,7 tỉ, gỗ 2,6 tỉ , cà phê 1,7 tỉ , than 1,3 tỉ , dụng cụ điện tử 2,7 tỉ  và 2 tỉ máy móc.

 

Nhập khẩu tổng cộng 69,9 tỉ Mỹ kim: 12,7 tỉ máy móc và dụng cụ, 6,3 tỉ xăng dầu, 5,4 tỉ thép, 4,2 tỉ vải, 4 tỉ hàng điện tử, 3,2 tỉ sản phẩm hoá học, 3,1 tỉ ô tô và phụ tùng, 2,8 tỉ hàng nhựa, 1,9 tỉ sản phẩm để sản xuất quần áo và đồ da, 1,8 tỉ thực phẩm cho thú vật.

 

Thâm thủng cán cân mậu dịch -12,9 tỉ Mỹ kim được chi phí bởi tiền Việt kiều gửi về và tiền các nước cho mượn trong chương trình trợ cấp phát triển.

 

Những con số trên cho thấy, kỹ nghệ sản xuất chính của Việt Nam là may dệt, đóng giầy dép.Việt Nam xuất cảng chủ yếu  quần áo, giầy dép, sản phẩm nông – lâm - ngư nghiệp cùng dầu thô và nhập cảng máy móc, ô tô, xăng dầu, hàng điện tử, hoá chất vv… Qua đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam chưa có một nền móng căn bản, lệ thuộc hoàn toàn vào xuất cảng để mua hàng hoá nước ngoài cho dân sử dụng, những hàng hoá này đáng lẽ phải được sản xuất trong nước.

 

Việt Nam có lợi điểm là nhân công giá rẻ, người dân Việt thông minh, cần cù, tháo vát, lanh lợi. Đáng lẽ kỹ nghệ luyện kim, kỹ nghệ lắp ráp Computer, máy truyền hình, máy nhạc vv… được xây dựng tại Việt Nam khi những kỹ nghệ này bị đào thải ở những quốc gia giầu có vì giá nhân công và điều kiện làm việc ở đó quá cao. Đáng lẽ kỹ nghệ phần mềm (software) của máy tính phải được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam tương tự như tại Ấn Độ vì học sinh Việt Nam có tiếng trên thế giới là giỏi toán không thua gì học sinh Ấn.

 

Nguyên nhân đưa tới một nền kinh tế có thể nói là què quặt, chắp vá và lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài ngày nay là do lãnh đạo đảng và nhà nước không có tinh thần trách nhiệm, không có lòng ái quốc, không mưu cầu hạnh phúc cho người dân mà chỉ lo cho lợi ích bản thân, gia đình và phe nhóm.

 

Kính thưa đồng bào,

 

Là người Việt Nam kiêu hùng với niềm tự hào gần 5000 năm dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta đã để lại cho thế hệ chúng ta một dải sơn hà Việt Nam. Chẳng lẽ chúng ta lại làm mất dải sơn hà này trong thế hệ chúng ta hay sao? Trên bản đồ Việt Nam ngày nay chính thức Ải Nam Quan không còn là của Việt Nam. Câu hát thuở trước chúng ta thường nghêu ngao „từ Nam Quan Cà Mâu…" nay không còn đúng nữa! Trường Sa, Hoàng Sa, biển Đông Tây Nguyên bây giờ giặc Tàu đã chiếm đóng. Họ chỉ định trước những chức vụ then chốt của đảng cộng sản và nhà nước mỗi khi bắt đầu đại hội đảng. Âm mưu bành trướng và chi phối toàn cầu của Trung Quốc không lạ gì với Tây Phương, nhiều chính quyền cũng đảng phái chính trị ở Âu Mỹ đã có kế hoạch đối phó với âu mưu này từ nhiều năm qua. Không may, nước ta nằm ngay sát Trung Quốc và có cùng một chính thể độc tài cộng sản, do đó Trung Quốc tự do tung tác tại Việt Nam. Điều kiện tiên quyết để được độc lập là nước ta phải có một chính thể khác với Trung Quốc, một chính thể mà chính người dân Việt Nam tự quyết định vận mệnh đất nước chứ không phải một vài người nắm giữ chính quyền.

 

Công cuộc giành dân quyền và nhân quyền cũng nhằm xoá bỏ bất công, xoá bỏ tệ nạn tham nhũng đã trở thành tạp tục trong xã hội Việt Nam hiện nay, chúng phá hủy đi những giá trị cao đẹp của tổ tiên ta đã truyền lại.

 

Các bạn thanh niên thân quí,

 

Các bạn là rường cột của đất nước, là thành phần thay đổi vận mệnh đất nước. Tương lai của đất nước Việt Nam là tương lai của các bạn và của con cháu các bạn. Tổ Quốc đang cần các bạn dũng cảm đồng lòng và kiên trì đứng lên đòi hỏi thay đổi thành phần điều hành đất nước. Tổ Quốc Việt Nam là của 90 triệu người Việt Nam chứ không hề của hơn 2 triệu đảng viên cộng sản. Do đó mọi người dân, đặc biệt là các bạn là thành phần tương lai của đất nước, đều có quyền tham gia quyết định vận mạng đất nước. Chúng ta chỉ giao quyền điều hành đất nước cho những người yêu nước, thương dân. Quá khứ đã cho thấy, những người đó không có mặt trong hàng ngũ chính quyền Việt Nam hiện nay.


Các bạn thành viên đoàn thanh niên cộng sản thân mến,

 

Là người cộng sản, ngoài tình yêu nước, các bạn hãy trang bị tình yêu giai cấp để đi vào cuộc đấu tranh này. Đời sống của giai cấp công nhân Việt Nam rất lầm than, họ bị bóc lột đến tận xương tủy. Tuy phải sản xuất trong những điều kiện rất khó khăn, nhiều áp lực của cấp trên nhưng họ không được hưởng trọn vẹn của cải làm ra. Phần lớn phải sống chui rúc trong những khu nhà „ổ chuột". Kẻ „ngồi mát ăn bát vàng" là giới chủ nhân ông và cán bộ nhà nước với những Villa đồ sộ, ô tô lộng lẫy.

 

Các bạn công nhân và các thành viên công đoàn quí mến,

 

Giới lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không phải là những người vô sản mà là những nhà tỷ phú Mỹ kim. Một thành viên cao cấp của Hội đồng Mậu dịch Việt-Mỹ đã tiết lộ vào cuối năm 2005 rằng, đảng CSVN được xem là một đảng tỷ phú hàng đầu của thế giới, với tài sản trên 20 tỷ mỹ kim. Kèm theo lời tiết lộ này là một danh sách liệt kê tài sản khoảng 300 người giàu nhất Việt Nam, mà đứng đầu là ông Lê Đức Anh với tài sản trên 2 tỷ 215 triệu mỹ kim; kế tiếp là là ông Trần Đức Lương với 2 tỷ 100 triệu Mỹ kim; ông Phan Khải đứng hạng ba, với tài sản trên 2 tỷ Mỹ kim. Thứ tự sau đó là các ông Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Khả Phiêu, với tài sản mỗi ông xấp xỉ 2 tỷ Mỹ kim. Tiền của này đáng lý ra là tiền lương trả cho quí vị, nhưng họ biển thủ làm của riêng. Họ chính là những kẻ bóc lột giới công nhân mà chưa hề đấu tranh cho quyền lợi giới công nhân như họ thường rêu rao. Quyền lợi của các bạn chỉ được bảo đảm trong một xã hội mà dân quyền và nhân quyền được tôn trọng. Vì trong xã hội đó, công đoàn được độc lập và hoạt động đấu tranh thực sự cho quyền lợi của công nhân, đòi hỏi lương bổng và điều kiện làm việc tốt cho công nhân.

 

Quyền lợi của các bạn qua đó gắn liền với quyền lợi Tổ Quốc và của toàn dân tộc Việt Nam. Xin các bạn theo gương công đoàn Tunisia đứng lên đấu tranh giành dân quyền và nhân quyền cho toàn dân Việt Nam. Có như thế Tổ Quốc Việt Nam mới tồn tại và được độc lập, quyền lợi của các bạn mới được bảo đảm, con cháu các bạn mới có những điều kiện phát triển tốt hơn và quê hương Việt Nam chúng ta mới có thể phú cường.

 

Hãy để cơn phẫn nộ của chúng ta lên giai cấp thống trị cao hơn sự sợ hãi họ, chắc chắn cuôc đuấ tranh sẽ thành công!

 

Nguyễn Hội



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét