Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

Hiểm họa trong việc xây nhiều đập thủy điện trên sông Mekong


Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ có thể biến mất nếu quá nhiều đập thủy điện được xây lên ở đây như dự tính.

Đó là nhận định của thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, ông Nguyễn Thái Lai, trong buổi hội thảo tham vấn quốc gia về công trình thủy điện trên sông Mekong, do Ủy Ban Sông Mekong tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm thứ Sáu.

Lên tiếng trong tư cách phó chủ tịch thường trực Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Nguyễn Thái Lai nhấn mạnh như vừa nói.

Hiện tại trên giòng chính của sông Mekong, nguồn sống của các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, thì thượng nguồn có 8 đập của Trung Quốc, hạ nguồn có 11 đập gồm 7 đập ở Lào, hai đập của Lào và Thái Lan, hai đập của Campuchia.

Tiềm năng thủy điện của Lào được coi là lớn nhất trên giòng chính sông Mekong, kế đến là Campuchia và Thái Lan. Việt Nam thì không có nhưng lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ hiểm họa thủy điện trên giòng chính Mekong với mười bốn triệu người bị ảnh hưởng, chưa kể những thay đổi của hệ sinh thái, môi trường, đất canh tác, thủy sản …đều giảm mạnh vì những đập thủy điện làm biến đổi giòng chảy của sông.

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Nguyễn Thái Lai cảnh báo khi giòng chảy về đồng bằng sông Cửu Long giảm đi, đất bị xói lỡ nhiều hơn, nước biển dâng tràn do hiện tượng biến đổi khí hậu, thì đồng bằng sông Cửu Long có thể biến mất trong vài trăm năm tới.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét