Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

# Cu?c N?i D?y ? Tunisia: H?u Q?a T?t Y?u Cho Ch? Ð? CSVN

 
# Cuộc Nổi Dậy Ở Tunisia: Hậu Qủa Tất Yếu Cho Chế Độ CSVN 

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2099/2099


Thật qúa thô bỉ cho ĐCSVN, thô bỉ cho những tên mặt dày Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết, Lê Hồng Anh, Hồ Đức Việt, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh..., từ hàng chục năm qua, những thất bại của những cơ sở quốc doanh như Vinashin, VNPT... cho đến những dự án Đường Dây Cao Thế  500kiloVolt của Võ Văn Kiệt, Đập Thủy Điện Trị An, Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất, Con Đường Hầm Thủ Thiêm, Dự Án Thủy Điện Sơn La, Xa Lộ Hồ Chí Minh... tưởng đâu đã làm sáng mắt những tên mặt dày này.  Tất cả những yếu kém trong công trình xây dựng như Cầu Cần Thơ, đã từng bị sụp đổ với gần chút trăm nhân mạng.  Tất cả những dự án kể trên đều không thể hoạt động hữu hiệu vì chưa xây xong thì đã có vết nứt... Coi như hàng vài chục tỉ đô la bỏ sông bỏ biển, hay chạy vào túi tham không đáy của những tên đầu lãnh của ĐCSVN đã kể ở trên.  Một thể chế độc tài, độc đảng, chẳng ai chịu trách nhiệm, và chẳng ai có quyền kiểm soát được nó, đó là đầu mối của những thất bại mà bất cứ ai cũng có thể hiểu được.  Tất cả những sự kiện trên chỉ là những tảng băng nỗi, còn chìm ở dưới những khối thối tha, những mục rữa của nó, chẳng ai được biết đến.  Nhưng không, chúng vẫn là những tên đui mù nên còn kiên định tiếp tục chủ nghĩa Mác Lê, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, và không chấp nhận đa đảng.  Đại Hội 11 này chính là sự tuyên chiến, là một phát súng nã vào chính toàn dân Việt Nam, và như một giọt nước sau cùng làm tràn ly.

Không phải chỉ có những sụp đổ của các công ty quốc doanh, hay những dự án nêu trên, mà còn sự băng hoại của một xã hội về mặt đạo đức, sự chênh lệch của khoảng cách giàu nghèo với hàng triệu gia đình dân đen đang sống đời túng quẩn vì không đủ tiền đóng học phí cho con em của họ. Hàng triệu trẻ em và người gìa phải lang thang với những tờ vé số cầm tay để bán khắp 64 tỉnh thành.  Hàng trăm ngàn gia đình mà người nhà của họ, bị buộc phải đi "xuất khẩu lao động" tại nước ngoài và hàng trăm ngàn phụ nữ Việt Nam phải làm dâu nơi xứ người bằng những lời quảng cáo vô cùng sỉ nhục cho phụ nữ Việt Nam được bắt gặp trên những trang báo ngoại quốc, với 4 bảo đảm:

1)
Đảm bảo là trinh nữ.
2) Trong vòng 3 tháng cưới về nhà.
3) Không phải trả thêm chi phí nào.
4) Trong vòng 1 năm nếu cô dâu trốn sẽ được đền bù 1 cô dâu mới.

Đến giờ phút này mà chúng vẫn huyênh hoang tự đắc kiên định chủ nghĩa Mác Lê, một chủ nghĩa đã từng gieo đau thương tang tóc cho toàn dân tộc Việt Nam trong suốt 66 năm qua ở miền Bắc và 36 năm qua ở miền Nam.  HCM có cái khỉ gì mà gọi là Tư Tưởng, một tên gián điệp Tàu Cộng, trùng hợp với Lời Chứng Số 5 Của linh mục Nguyễn Văn Lý (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2097) rằng có HCM gỉa và được phân biệt bằng 2 lỗ tai, như cụ Hoàng Minh Chính, tác gỉa cuốn "Từ Thực Dân Đến Cộng Sản" cũng đã từng nói đến điều đó.  Điều đơn giản, nếu HCM có Tư Tưởng, tại sao không ai nói đến từ khi ông chết năm 1969?  Rồi đến tháng 4 năm 1975, cũng chẳng ai nói đến?  Mãi đến sau này khi chủ nghĩa CS hoàn toàn sụp đổ tại cái nôi sinh ra chúng, từ đó mới đẻ ra cái gọi là "Tư Tưởng HCM". Ba cái trò trẻ con "5 điều bác hồ dạy", có gì gọi là Tư Tưởng?  Cha mẹ nào không dạy con, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, học tập, lao động, đoàn kết, kỹ luật, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm, vệ sinh... Từ ngàn xưa, cha mẹ đã dạy con cái những điều tốt, đâu phải đó là sở hữu của HCM mà có thể gọi là "Tư Tưởng".  Đây là trò bịp bợm rẻ tiền, nói thẳng ra, đó là tội ác, nhồi sọ trẻ nít một tên tội đồ của dân tộc Việt Nam, vì HCM đã từng giết hại, ít nhất là 172 ngàn dân Việt trong Cải Cách Ruộng Đất, và 3 triệu dân Việt phải chết trong cuộc chiến Nam Bắc, qua sự bành trướng chủ nghĩa CS lên toàn thể đất nước VN.

Người dân Việt Nam, hiện tại, được xem như người ăn nhờ ở đậu trên chính quê hương của mình.  Độc Lập, Thống Nhất, Tự Do, Hạnh Phúc chỉ là những sáo từ dỏm.  Người dân Việt Nam trở thành những kẻ nô lệ da vàng đang sống trên chính quê hương của mình, kể từ khi bị CS cưỡng chiếm.  Chúng hành hạ toàn dân tộc, chúng bành trướng chủ nghĩa CS, hết theo lệnh Liên Xô, rồi đến Tàu Cộng.  Đại Hội 11, qủa thật, chính là phát súng khai hỏa bắn vào toàn dân Việt khi những tên CS giàu có, mặt dày vẫn kiên định chủ nghĩa vô cùng lạc hậu Mác Lê, và Tư Tưởng của một tên gián điệp HCM giết người không gớm tay.  Sự thật, người dân chẳng bao giờ muốn có sự đổ máu xảy ra.  Ví như người dân Tunisia cũng thế, chẳng bao giờ họ muốn một cuộc biểu tình đổ máu xảy ra.  Nhưng rồi, Cuộc Cách Mạng Hoa Lài vẫn xảy ra vời hàng chục người dân tử vong, và ông Tổng Thống độc tài Ben Ali phải bỏ trốn sau 23 năm trị vì (*1).

Lẽ dĩ nhiên, sẽ có những phát súng bắn lại bằng những cuộc biểu tình của toàn dân trong tiến trình giải thể chế độ CS, qua Lời Kêu Gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý.  Những cuộc biểu tình có thể là những cuộc đình công của công nhân, bãi khóa của học sinh, sinh viên, tẩy chay báo chí của VC, rãi truyền đơn, kể cả một chút bạo động...  Có lẽ, những lời nhân hậu của linh mục Nguyễn Văn Lý, mong muốn thực hiện những cuộc biểu tình bất bạo động xem chừng rất khó thực hiện, một khi người dân không còn kiên nhẫn, hoặc khi người dân đã đi đến việc qúa phẫn nộ.  Nên nhớ cho, ranh giới giữa Bất Bạo Động và Bạo Động chỉ là một sợi tóc, sự chịu đựng của người dân có giới hạn của nó, và đến lúc đó, "hoa tự do phải tưới bằng máu" của anh hùng Nguyễn Thái Học là một điều kiện ắt có, trong tiến trình giải thể chế độ CS này.

Ngày 15 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:

(*1) Tin tức về Tunisia, trích Báo Người Việt:
Dân Tunisia nổi loạn, Tổng thống bỏ trốn
Friday, January 14, 2011 



TUNIS, Tunisia (AP) -
Các cuộc biểu tình bạo động chống chính phủ, phản đối tình trạng tham nhũng và thất nghiệp trầm trọng của dân chúng Tunisia đã khiến cho Tổng Thống Zine El Abidine Ben Ali phải bỏ trốn hôm Thứ Sáu sau 23 năm cai trị.

Dân chúng nổi loạn ở thủ đô Tunis ném đá giao tranh với cảnh sát trong ngày Thứ Sáu 14 tháng 1, 2011. (Hình: AP/Christophe Ena)

Hàng ngàn người biểu tình từ mọi tầng lớp xã hội tràn ngập thủ đô Tunis để đòi ông Ben Ali phải từ chức, hồi chung cuộc sau nhiều tuần lễ xuống đường phản đối khắp nước. Thủ Tướng Mohammed Ghannouchi lên đài truyền hình nhà nước cho hay ông tạm thời nắm quyền tại quốc gia vùng Bắc Phi nổi tiếng về những bờ biển thơ mộng và các di tích cổ xưa này.

Sự sụp đổ của chế độ lãnh đạo tại Tunisia chắc chắn sẽ có tác động mạnh trong thế giới Ả Rập và xa hơn nữa, như một bằng chứng cho thấy một chế độ lâu đời và nhiều quyền uy như của Tổng Thống Ben Ali vẫn có thể bị sụp đổ do sự căm phẫn của quần chúng.

Tổng Thống Ben Ali tìm đủ mọi cách để cố bám lấy quyền lực trước các cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng, tuyên bố tình trạng khẩn trương hôm Thứ Sáu, giải tán chính phủ và hứa hẹn sẽ có cuộc bầu cử Quốc Hội trong vòng sáu tháng. Vào tối ngày Thứ Năm, ông xuất hiện trên đài truyền hình để hứa hẹn sẽ không ra tranh cử năm 2014 và ra lệnh giảm giá các món nhu yếu phẩm như đường, bánh mì và sữa.

Tuy nhiên, ngày Thứ Sáu vẫn có các cuộc biểu tình lớn lao chưa từng thấy từ nhiều năm qua. Những người biểu tình giao tranh với cảnh sát và một số leo tường tràn vào Bộ Nội Vụ, nơi được coi là chỗ tra tấn dân chúng từ nhiều năm nay. Khói lựu đạn cay và khói đen từ các đám cháy bao trùm thành phố này và các công ty du lịch vội vã di tản hàng ngàn du khách.

Không phận Tunisia bị đóng và các nguồn tin chưa được kiểm chứng nói rằng ông Ben Ali đã rời khỏi Tunisia. Hiện không ai biết ông Ben Ali đang ở đâu và chi tiết việc ông bị đẩy ra khỏi vị trí cầm quyền cũng không rõ ràng.

Tổng Thống Zine El Abidine Ben Ali, hiện nay đã bỏ trốn khỏi Tunisia, trong chuyến thăm Hoa Kỳ ngày 18 tháng 2 năm 2004, bắt tay Tổng Thống George W. Bush tại Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. (Hình: AP/Susan Walsh, File)

Thủ Tướng Tunisia không nói gì về việc có đảo chánh hay quân đội điều hành đất nước, chỉ nói rằng ông tạm thời nắm giữ quyền lãnh đạo để tái lập an ninh trật tự. Thủ Tướng Ghannouchi hứa sẽ tôn trọng hiến pháp, cải tổ kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Tổng Thống Ben Ali, năm nay 74 tuổi, lên cầm quyền sau cuộc đảo chánh không đổ máu năm 1987. Ông thay thế tổng thống trọn đời Habib Bourguiba, người được coi là sáng lập quốc gia Tunisia ngày nay sau khi có độc lập từ Pháp năm 1956.

Dưới thời Ben Ali, đa số các đảng phái đối lập đều bị coi là bất hợp pháp. Tổ chức nhân quyền quốc tế Amnesty International cho hay cơ quan an ninh nhà nước xâm nhập các nhóm tranh đấu nhân quyền và truy bức phía đối lập.

Các cuộc nổi loạn bùng nổ sau khi một thanh niên 26 tuổi, có bằng cấp nhưng thất nghiệp, tự tử hồi giữa tháng 12 năm ngoái sau khi cảnh sát tịch thu sạp trái cây và rau quả anh ta bán không có giấy phép. Hành động tuyệt vọng này tạo ra phản ứng căm phẫn trong quần chúng, gây ra một số các vụ tự tử tương tự, đưa sự bất mãn thành hành động nổi loạn chống lại chế độ ở khắp nơi trong nước.

Ở Washington, phát ngôn viên Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, ông Mike Hammer cho hay chính phủ Mỹ, một đồng minh của Tunisia trong cuộc chiến chống khủng bố, đang theo dõi các biến chuyển ở quốc gia này. "Chúng tôi lên án các hành vi bạo động nhắm vào thường dân ở Tunisia, và kêu gọi giới hữu trách Tunisia hãy thực hiện những gì Tổng Thống Ben Ali hứa hẹn trong bài diễn văn ngày hôm qua với dân chúng Tunisia, kể cả tôn trọng nhân quyền và khởi sự tiến trình cải cách chính trị," ông Hammer cho biết. (V.Giang)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét