Nam Nguyên, phóng viên RFA2011-01-04Giá gạo thế giới tăng cao nhưng Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam dự báo sẽ chỉ xuất khẩu từ 5,5 triệu tới 6 triệu tấn gạo trong năm nay 2011. Nông dân trong mùa gặtNguyên nhân nào dẫn tới việc ngành lương thực ấn định một chỉ tiêu tương đối ôn hòa như vậy. Nam Nguyên trình bày vấn đề này: Tồn kho 2010 quá thấpSau khi đạt mức xuất khẩu gạo kỷ lục 6,8 triệu tấn trị giá 3,23 tỷ USD trong năm 2010, năm nay Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn và Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA dự kiến tổng lượng gạo xuất khẩu có thể giảm trên dưới 1 triệu tấn.Thông tin này được công bố ngay trước thềm tân niên 2011, vào khi có những dự báo giá gạo thế giới có thể tăng gấp ba lần trong 18 tháng sắp tới, do nhu cầu tiêu thụ tăng trong khi nguồn cung cấp bị thắt chặt. Cơ quan chức năng thường đặt mục tiêu xuất khẩu trọn năm theo dự báo an ninh lương thực và sản lượng lúa gạo cả nước, thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp trên thế giới. Nhận định về vấn đề này, TS Phạm Văn Dư Cục phó Cục Trồng trọt phát biểu từ Cần Thơ: "Hiện nay chúng tôi vẫn đẩy mạnh sản xuất đặc biệt về lúa gạo, hỗ trợ bà con nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới để họ tránh những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những tác động khác có thể ảnh hưởng tới sản lượng và năng suất. Tôi nghĩ rằng trong những năm tới tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam sẽ vẫn rất tốt." hết năm 2010 các doanh nghiệp tồn kho 800 ngàn tấn gạo, trong khi cùng kỳ năm trước tồn kho lên đến 1,4 triệu tấn. Người đại diện VFA còn cho biết là, lượng gạo các doanh nghiệp đã ký giao hàng trong quí 1 này chỉ đạt 500 ngàn tấn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm trước.Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày cuối năm 2010 trích lời ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA giải thích rằng kế hoạch xuất khẩu gạo năm 2011 giảm là vì lượng tồn kho thấp gần một nửa so với mọi năm. Cụ thể hết năm 2010 các doanh nghiệp tồn kho 800 ngàn tấn gạo, trong khi cùng kỳ năm trước tồn kho lên đến 1,4 triệu tấn. Người đại diện VFA còn cho biết là, lượng gạo các doanh nghiệp đã ký giao hàng trong quí 1 này chỉ đạt 500 ngàn tấn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm trước. Cả Hiệp Hội VFA lẫn Bộ NN-PTNT đều không đưa ra dự báo gì về sản lượng lúa gạo năm nay 2011. Trong khi miền Trung lũ chồng lũ, miền Bắc hạn hán, đồng bằng sông Cửu Long lũ không về, không đem phù sa bồi đắp cho đồng ruộng. Ngoài ra 13 tỉnh khu vực này lại chịu mưa cuối vụ kéo dài ảnh hưởng kế hoạch vụ đông xuân. Thông thường miền Bắc miền Trung chú trọng các loại lúa lai để phục vụ nhu cầu lương thực, trong khi đồng bằng sông Cửu Long ngoài thị trường nội địa còn cung cấp hầu như toàn bộ lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Ảnh hưởng vật giá và biến đổi thời tiếtVụ đông xuân vụ lúa lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng trung bình 9 tới 10 triệu tấn lúa chất lượng tốt, nhưng vụ đông xuân 2010-2011 còn tiềm ẩn nhiều bất trắc, như nhận định của TS Dương Văn Ni Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An Viện Đại Học Cần Thơ:Ngoài khó khăn về phân bón thuốc sâu tăng, tiếp theo là nước mặn vì khi lũ thấp như vậy nước mặn sẽ xâm nhập vào rất sớm và có khả năng xâm nhập rất sâu, như vậy rất nhiều nơi ở vùng mặn ngọt ven biển sẽ bị thiếu nước ngọt rất sớm."Mùa lúa sắp tới nông dân đồng bằng sông Cửu Long phải đối diện ba, bốn khó khăn. Ngoài khó khăn về phân bón thuốc sâu tăng, tiếp theo là nước mặn vì khi lũ thấp như vậy nước mặn sẽ xâm nhập vào rất sớm và có khả năng xâm nhập rất sâu, như vậy rất nhiều nơi ở vùng mặn ngọt ven biển sẽ bị thiếu nước ngọt rất sớm. Hơn nữa lũ thấp như vậy nó không bổ xung vào hệ thống lưu trữ tự nhiên trong đồng ruộng, năm nay chi phí bơm nước sẽ tăng rất cao. Và dĩ nhiên thiếu lũ còn ảnh hưởng vệ sinh môi trường dịch bệnh…" Thời tiết năm nay không thuận lợi cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi vừa thiếu lũ lại chịu mưa cuối vụ kéo dài bất thường, ảnh hưởng sản xuất của nông dân. Một người trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long phát biểu: "Hiện tại cũng có người phải sạ hai lần rồi, do bơm nước không kịp bị ốc bưu vàng cắn lúa chết. Ở đây làm đông xuân sớm, có nghĩa sẽ cắt lúa khoảng Tết âm lịch. Thấy cái khó khăn trước mắt rất là nhiều, khó khăn trăm bề giá phân bón cũng lên mà có ngưới phải sạ lúa đến hai lần." Hiện tại cũng có người phải sạ hai lần rồi, do bơm nước không kịp bị ốc bưu vàng cắn lúa chết. Ở đây làm đông xuân sớm, có nghĩa sẽ cắt lúa khoảng Tết âm lịch. Thấy cái khó khăn trước mắt rất là nhiều, khó khăn trăm bề giá phân bón cũng lênTrên thực tế vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long đã bị ảnh hưởng ngay từ khởi đầu, thông thường những năm có lũ, đợi lũ rút nông dân mới vệ sinh đồng ruộng và gieo sạ. Năm nay thiếu lũ nông dân tranh thủ bơm nước sông khi chưa mặn để làm, nhưng tới khi mưa gây ngập úng bị thiệt hại. Cục trồng trọt ghi nhận diện tích lúa bị thiệt hại ở nhiêu nơi lên tới 70%. Ngoài ra tiến độ xuống giống bị chậm nhiều so với lịch thời vụ. Việc xuống giống không đồng loạt sẽ tạo ra dịch bệnh, nông dân phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu hơn trong khi vật giá ảnh hưởng lạm phát gia tăng mạnh, giá các loại vật tư nông nghiệp tăng từ 25 tới 30%. Bên cạnh đó tiền công lao động cũng tăng cao, Một nông dân miền tây nam bộ phát biểu: Việc xuống giống không đồng loạt sẽ tạo ra dịch bệnh, nông dân phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu hơn trong khi vật giá ảnh hưởng lạm phát gia tăng mạnh, giá các loại vật tư nông nghiệp tăng từ 25 tới 30%. Bên cạnh đó tiền công lao động cũng tăng cao"Vụ đông xuân rồi 70 ngàn/ngày, vụ hè thu 80 ngàn/ngày. Hiện tại tôi đang thuê mỗi người 100 ngàn/ngày, tăng từ vài tháng nay. Tôi đi ra chợ, mặt hàng nào cũng tăng giá hết." Tổng hợp thông tin, chúng tôi ghi nhận, Việt Nam giảm lượng gạo xuất khẩu trong năm 2011 vì nhiều nguyên do. Chưa biết được mức độ ảnh hưởng thời tiết thất thường với vụ lúa đông xuân 2010-2011 thu hoạch trong quí 1 này. Ngoài ra Việt Nam có thể mất nguồn cung cấp lúa khoảng trên dưới 1 triệu tấn từ Campuchia, sau khi Phnompenh giữ lại lúa gạo để phục vụ xuất khẩu với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Theo dòng thời sự:
|
Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011
Xuất khẩu gạo 2011 giảm 1 triệu tấn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét