Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Ngày tưởng niệm trận hải chiến Việt Nam -Trung Quốc năm 1974


2011-01-19

Hôm nay ngày 19 tháng Giêng – Ngày Tưởng Niệm Trận Hải Chiến Hoàng Sa khi hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra sức ngăn chận Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, qua đó 74 chiến sĩ hải quân và người nhái của VNCH tử trận.

Wikipedia

Bản đồ vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Wikipedia


Sự kiện đó gợi nhớ như thế nào đối với những người trong cuộc, và nhất là có ý nghĩa ra sao ? Thanh Quang trình bày chi tiết sau đây:

Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4

Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 hẳn mãi đậm nét trong tâm trí của những chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa từng trực tiếp tham chiến, trong tâm trí của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và của người dân Việt – và cả thế giới – yêu chuộng tự do và hoà bình.
Nhân ngày kỷ niệm này, Nguyên Hạm Trưởng Vũ Hữu San chỉ huy Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4 trực tiếp tham chiến trong trận đánh đó bày tỏ xúc động như sau:
Hạm trưởng Vũ Hữu San: Tôi bồi hồi nhớ lại Hoàng Sa khi bạn đồng ngũ đã vĩnh viễn ra đi. Tôi nhớ các bạn đã hy sinh trong lửa đạn, những anh em tác chiến ngoài ổ súng, ở Đài Chỉ Huy, trong công tác phòng tai cứu hoả, những anh em bên kỹ thuật…Chúng tôi đến giờ này vẫn nhớ đến anh em. Chắc mọi người bồi hồi đọc lại biến cố này thì cũng thấy là phía bên Trung Cộng nó cũng bực mình chiếc Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư của chúng tôi lắm. 
Tôi nhớ các bạn đã hy sinh trong lửa đạn, những anh em tác chiến ngoài ổ súng, ở Đài Chỉ Huy, trong công tác phòng tai cứu hoả, những anh em bên kỹ thuật…Chúng tôi đến giờ này vẫn nhớ đến anh em.
Vì sử liệu của nó có ghi rõ rằng Quân Uỷ Trung ương của chúng nó có cả Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng 
Khu trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư
Khu trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư.Source lichsuvn.info
Tiểu Bình, Hứa Thế Hữu họp nhau liên miên trong cả bao nhiêu ngày để lên kế hoạch tiêu diệt Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4 của chúng tôi. Nhưng giữa vòng lửa đạn đó, khi bị vây bởi cả một hạm đội của Trung Cộng, chúng tôi vẫn oai nghiêm và vững vàng ra khỏi vòng lửa đạn ấy.
Trong số những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh có Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà chỉ huy chiếc Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, để lại nỗi tiếc thương cho thân nhân, bằng hữu, nhất là những bạn đồng khoá với ông. Một trong những người đồng khoá và thân thiết của Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà, là sĩ quan hải quân Nguyễn Tạ Quang, bày tỏ nỗi "tri âm khóc hận" ấy như sau:
Hải quân Trung tá Nguyễn Tạ Quang: Anh Nguỵ Văn Thà với chúng tôi là bạn cùng khoá, tức khoá 12 sĩ quan hải quan Nha Trang. Chúng tôi nhập học năm 1963 và đến năm 1965 chúng tôi ra trường. Ngoài tình đồng khoá, chúng tôi là đôi bạn rất thân nhau. Khi trận Hoàng Sa xảy ra vào ngày 19 tháng Giêng năm 74 thì lúc đó tôi đang ở Cần Thơ, gọi là Vùng 4 Sông Ngòi, còn anh Thà đang đi hạm đội. Khi chúng tôi nhận được tin hải chiến qua Trung Tâm Hành Quân thì rất xúc động, theo dõi trận đó từng giây phút một. 
Trong thời điểm đó, chúng tôi cũng rất hãnh diện cho anh Nguỵ Văn Thà, vì đó là trận hải chiến duy nhất có một hạm trưởng đi theo truyền thống là chết theo chiến hạm.
Đến khi biết được anh Thà hy sinh theo tàu, mặc dù là 1 quân nhân, thực sự tôi xúc động vô cùng, và hầu hết anh em trong cùng khoá không cầm được nước mắt. Tôi thấy đây là một mất mát lớn lao cho anh em đồng khoá với anh Nguỵ Văn Thà. Nhưng trong thời điểm đó, chúng tôi cũng rất hãnh diện cho anh Nguỵ Văn Thà, vì đó là trận hải chiến duy nhất có một hạm trưởng đi theo truyền thống là chết theo chiến hạm. Và hàng năm chúng tôi đều họp khoá anh em lại để tưởng niệm những anh em đã khuất, trong đó có anh Nguỵ Văn Thà.

Bảo vệ Hoàng Sa bằng luật biển của LHQ

Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra cách nay khá lâu – đã 37 năm qua, nhưng ý nghĩa lịch sử của nó sẽ khó nhạt nhoà ở người dân Việt có tâm huyết với đất nước vốn đang âu lo hiểm hoạ Phương Bắc ngày càng đe doạ đáng ngại đến sự tồn vong của quê hương Việt Nam. Nhân thời điểm kỷ niệm này, LS Nguyễn Thành, chuyên gia về Luật Biển Liên Hiệp Quốc, Điều phối viên 
 Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10,
Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10. Source Blog hoangcodinh
của Ủy Ban Công Lý Và Hoà Bình Cho Hoàng Sa và Trường Sa, trụ sở tại Florida, Hoa Kỳ nhận xét về ý nghĩa đó như sau:
Luật sư Nguyễn Thành: Ý nghĩa lịch sử của trận Hoàng Sa là bảo vệ chủ quyền dù rằng lực lượng hải quân của Việt Nam Cộng Hòa yếu hơn nhưng vẫn chống lại hải quân Trung Quốc. Do đó, vào ngày 22 tháng Giêng này, tại San Jose, California, Hoa Kỳ, chúng tôi phát huy tinh thần đó. 
Ngày xưa có súng đạn thì Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa. Ngày nay chúng ta mất nước rồi thì chúng tôi bảo vệ Hoàng Sa bằng luật biển Liên Hiệp Quốc bởi vì Hà Nội đang toan tính giao cho Trung Quốc Hoàng Sa, Trường Sa và một phần lớn Vịnh Bắc Việt qua 2 hồ sơ họ đã nộp cho Liên Hiệp Quốc.
Ngày xưa có súng đạn thì Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa. Ngày nay chúng ta mất nước rồi thì chúng tôi bảo vệ Hoàng Sa bằng luật biển Liên Hiệp Quốc bởi vì Hà Nội đang toan tính giao cho Trung Quốc Hoàng Sa, Trường Sa và một phần lớn Vịnh Bắc Việt qua 2 hồ sơ họ đã nộp cho Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi phát huy tinh thần bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá, từ trận Hoàng Sa tới ngày hôm nay. 
Trong khi cộng sản bán nước thì anh em giữ Hoàng Sa, Trường Sa năm đó mặc dù rất yếu. Còn ngày hôm nay chúng tôi cố gắng ngăn chận 2 hồ sơ của CS tại Uỷ Ban Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc trong ngày Lễ Tưởng Niệm Hoàng Sa tổ chức tại San Jose vào 22 tháng giêng này.
Hạm trưởng Vũ Hữu San nhận xét về ý nghĩa lịch sử của trận hải chiến Hoàng Sa theo cái nhìn của một nhà quân sự:
Hạm trưởng Vũ Hữu San: Trận hải chiến Hoàng Sa có tầm quan trọng lớn trong lịch sử, nhất là đối với những người như chúng tôi. Thứ nhất về hải quân và quân đội, đây là lần đầu tiên ở Đông Nam Á có trận chiến xảy ra giữa biển, mà lại là một nước nhỏ đánh với một nước lớn nhất Á Châu. Và lịch sử sẽ khắc ghi, chẳng hạn, rằng sáng hôm đó, Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4 đang giữa vòng vây của Trung Cộng đã nổ những phát súng đầu tiên. 
Và cho đến ngày nay chúng ta cũng không thể nào quên được kẻ thù Phương Bắc cả mấy ngàn năm vẫn có tham vọng xâm lược vậy thôi. Điều tối hậu của dân VN là phải đánh đuổi họ để giữ chủ quyền của mình. Chúng ta phải giữ vững tinh thần đó
Và sau cùng lực lượng 2 bên đều thiệt hại.v.v… Khi chúng tôi về tới bến được rồi thì có những nhạc sĩ sáng tác nhạc chẳng hạn như là "HQ4 đánh chìm tàu Trung Cộng". Rồi có những bài báo về trận hải chiến đó, mà sau này trở thành những chứng liệu lịch sử ghi nhận chúng ta là những người đầu tiên dám đánh với bọn Tàu xâm lược ở ngoài biển xa bờ tới 400-500 cây số. Đặc biệt là chiến trận đó cho thấy hải quân Việt Nam Cộng Hòa vì chủ quyền đất nước mà dám đương đầu với 1 thế lực mạnh hơn rất nhiều. 
Huy hiệu Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4
Huy hiệu Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4
Và cho đến ngày nay chúng ta cũng không thể nào quên được kẻ thù Phương Bắc cả mấy ngàn năm vẫn có tham vọng xâm lược vậy thôi. Điều tối hậu của dân VN là phải đánh đuổi họ để giữ chủ quyền của mình. Chúng ta phải giữ vững tinh thần đó, tinh thần như hải chiến Hoàng Sa để tiếp tay cho những người dân Việt yêu nước tranh đấu giành lại giang sơn hiện thuộc CS và biển Đông đang mất dần vào tay Trung Quốc.
Có lẽ nhân dịp này, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt Việt Nam, câu hỏi cũng cần được nêu lên là biển, đảo VN do tổ tiên để lại được nhà cầm quyền Hà Nội bảo vệ ra sao ? Hạm Trưởng Vũ Hữu San cho biết:
Hạm trưởng Vũ Hữu San: Chúng tôi rất buồn, vì với tư cách người lính chúng tôi thấy giặc đến nhà ngay cả đàn bà cũng phải đánh. Trong khi Trung Quốc vô trong nhà mình, giết người mình, giết cả dân thường, không cho họ đánh cá cùng nhiều hành động lấn lướt khác – rất nhiều lần.
Tôi nhớ trước khi xảy ra trận hải chiến đó 1-2 ngày, chính tôi từng bắn nó để đe doạ nó rồi. Tôi đã từng dùng tàu đâm bể Đài Chỉ Huy của 1 tàu địch. Vì vậy mà nó lùi ra. Tôi nghĩ nếu chúng ta làm mạnh thì nhất định bọn Tàu sẽ lùi lại. Và tôi rất bực mình là nhà cầm quyền Hà Nội không phản ứng gì hết.
Đặc biệt là chiến trận đó cho thấy hải quân Việt Nam Cộng Hòa vì chủ quyền đất nước mà dám đương đầu với 1 thế lực mạnh hơn rất nhiều.

Bài học từ trận Hoàng Sa

Một câu hỏi khác cũng cần được nêu lên là cuộc hải chiến Hoàng Sa có thể giúp mang lại bài học như thế nào ? Hạm Trưởng Vũ Hữu San nhận xét:
Hạm trưởng Vũ Hữu San: Vụ Hoàng Sa năm 1974 nhất định phải đánh rồi, vì đất của mình mà nó vô xâm chiếm. Lúc đó nó chiếm mất 3-4 đảo rồi. Riêng Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư với lực lượng cơ hữu của tôi đã chiếm lại được 1 đảo. Chiếc HQ16 cũng mang quân lên giữ được 1 đảo. 
Đến lúc chúng tôi muốn chiếm lại các đảo Duy Mộng và Quang Hoà thì không làm được vì các chiến hạm không đến được đúng lúc. Đáng lẽ ra 4 chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa đều vây vào chỗ đó mình mới có hy vọng chiếm được mục tiêu đó. Điều đó không thực hiện được. Và giờ này tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta cần phải rút tỉa bài học. Thì nhân ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa này, những chiến sĩ đã hy sinh rồi, tôi nghĩ bây giờ chúng ta phải cứu cho những người mới bằng cách là phải nghiên cứu lại, phải biết tại sao lại xảy ra những chuyện như vậy. 
Qua hải chiến Hoàng Sa, chúng tôi suy luận rằng trong tương lai sẽ xảy ra biến cố tương tư. Vì Phương Bắc không bao giờ ngưng lấn chiếm biển Đông.
Qua hải chiến Hoàng Sa, chúng tôi suy luận rằng trong tương lai sẽ xảy ra biến cố tương tư. Vì Phương Bắc không bao giờ ngưng lấn chiếm biển Đông. 
Chính phủ, quân đội hay hải quân phải biết rằng muốn chiến thắng phải gởi xung lực. Chúng tôi chỉ có 4 chiến hạm trong tổng số mấy chục chiến hạm ra tham chiến ngoài đó. Có thể phải đưa nhiều chiến hạm hơn nữa ra để làm công tác quan trọng cho vận mệnh đất nước. Chúng tôi cũng lấy làm tiếc là không quân cũng không bay ra Hoàng Sa khiến các bạn mất dịp góp mặt trong quân sử VN. Đánh nhau thì cần phải dốc toàn lực. Nếu cần thì toàn dân chiến đấu. Trong trận Hoàng Sa chúng tôi vô cùng cơ đơn. Chúng tôi xin phép là vì trong tuổi đã già yếu rồi, phải nói lên lời cuối của chúng tôi để mong rằng thế hệ tương lai học hỏi.
Cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 ấy có lẽ khiến người dân Việt liên tưởng tới di chúc của Vua Trần Nhân Tôn cách nay 700 năm để lại cho con cháu rằng "Các ngươi chớ quên nước lớn thường làm trái đạo. Hoạ muôn đời của ta là Trung Hoa. Họ không tôn trọng quy ước và biên giới, luôn bầy đặt chuyện để gây hấn, không thôn tính thì gậm nhấm đất đai của ta. Vậy các ngươi phải nhớ lời ta dặn. Một tất đất cũng không để lọt vào tay kẻ thù. Đấy là di chúc cho con cháu muốn đời".
Liệu di chúc thiêng liêng đó có được con cháu hữu trách trong nước làm đúng với ý của Ngài hay không ?

Theo dòng thời sự:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét