- "Chưa thể thống kê số lượng rùa tai đỏ ở Hồ Gươm, nhưng rõ ràng rùa tai đỏ đang ở mức báo động. Loài này có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng có thể ăn bất cứ cái gì, kể cả cụ Rùa". PGS.TS Hà Đình Đức nói.
Ngày 30/12, người dân lại thấy cụ Rùa nổi lên với những vết thương mới, các nhà khoa học cảnh báo đó là dấu hiệu rùa tai đỏ tấn công cụ Rùa.
PGS.TS Hà Đình Đức lo lắng, cụ Rùa trông có vẻ yếu, có thể rùa tai đỏ đã tấn công và gặm mai cụ rùa, nên mới xuất hiện vết thương.
|
Hình ảnh chụp được ngày 30/12 cho thấy, mai của cụ Rùa bị thương. Theo GS Hà Đình Đức, có khả năng rùa tai đỏ đang gặm mai cụ Rùa. Ảnh VNE |
Theo GS Hà Đình Đức, biện pháp khả thi là sử dụng các phao nổi "rải" trên mặt hồ để rùa tai đỏ bò lên (vì loại rùa này rất thích bò trèo lên cao sưởi nắng), sau đó rung giật cho rơi xuống lưới để thu gom. GS Hà Đình Đức lưu ý không được dùng thuốc vì hóa chất có thể làm thay đổi môi trường sinh thái và tiêu diệt ngay chính cụ Rùa.
TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ Hà Nội cho biết chiều nay (31/12), Sở sẽ có báo cáo lên UBND TP Hà Nội phương pháp để tiêu diệt rùa tai đỏ, cứu cụ Rùa.
Ph. Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét