Trong tuần vừa rồi, khi Giáo xứ Thái Hà thông báo hai Thánh Lễ vào ngày 2 và 3 tháng 4/2011 để cầu nguyện cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, chúng tôi nhìn qua đó một cuộc NỔI DẬY chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ. Đó là khởi đầu một cuộc Đấu tranh mới. Thực ra đây là việc tiếp nối của TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM sau khi cuộc đấu tranh chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ trước đây đã bị một số Giám mục tay sai CSVN dùng quyền, ngay cả với lừa đảo tận Vatican, để đưa TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi Hà Nội và giải tán những cuộc Cầu Nguyện.
Thái Hà đã lấy lại TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM và Giáo dân đã kéo về Thái Hà trong hai ngày 2-3.04.2011 rất đông đảo để cầu nguyện cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, một trường hợp cụ thể của BẤT CÔNG CSVN.
Việc tụ họp đấu tranh đưa đến thành công hay không, không phải là sự ồ ạt lúc đầu theo tình cảm, rồi sau đó xẹp xuống, mà chính ở cái Ý CHÍ TRƯỜNG KỲ LIÊN TỤC. Nếu sau khi CSVN kêu án 7 năm tù ở và 3 năm quản chế cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, rồi mọi người chỉ mạ lỵ sự tàn nhẫn của CSVN, rồi nguôi đi và không tiếp tục Cầu Nguyện đấu tranh nữa, thì CSVN vẫn chai lỳ ngồi trơ trơ đó. Ts CÙ HUY HÀ VŨ chỉ là một tường hợp BẤT CÔNG trong một tình trạng BẤT CÔNG triền miên suốt bao chục năm trường đối với toàn thể Dân tộc. Chính tình trạng BẤT CÔNG triền miên này cho toàn thể Dân tộc đòi hỏi việc tiếp tục cầu nguyện tối thiểu tại Thái Hà để đấu tranh cho CÔNG LÝ, SỰ THẬT và HÒA BÌNH.
Gương đấu tranh triền miên và định kỳ đã đi trước chúng ta
Chúng tôi đưa ra đây hai tỉ dụ đấu tranh bên bỉ và định kỳ đã đưa đến kết quả lật đổ những bạo quyền độc tài khát máu.
Những năm 1989: gương hai Nhà Thờ tại Bá Linh
Hai Nhà Thờ đó là Nhà Thờ GETHSEMANI và Nhà Thờ ST.NICOLAS. Trong năm 1989, cả hai Nhà Thờ là nơi họp lại thường xuyên của những Tín hữu dấn thân trong tinh thần đấu tranh cho những giá trị mà Lương tâm đã được thấm nhuần.
Hai Nhà Thờ này đã được chính Nhà Nuớc Đức công khai biết ơn về tính bền bỉ đầu tranh để đưa đến sụp đổ bức tướng Bá Linh. Thực vậy, mở đầu ngày KỶ NIỆM 20 NĂM BỨC TƯỜNG BÁ LINH SỤP ĐỔ, buổi sáng sớm 09.11.2009, Bà Thủ tướng Angela MERKEL cùng các quan khách đã đến Nhà Thờ GETHSEMANI để dự Lễ Nghi Tôn Giáo kỷ niệm. Việc khởi đầu Ngày Kỷ Niệm bằng một LỄ NGHI TÔN GIÁO chứng tỏ tầm quan trọng đóng góp của Nhà Thờ này vào sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh.
Nhà Thờ GETHSEMANI do Mục sư Bernd ALBANI chủ trì. Tín hữu đến đây để thường xuyên và định kỳ cầu nguyện cho Hòa Bình. Các buổi cầu nguyện luôn luôn được kết thúc bằng bài ca "DONNA NOBIS PACEM" XIN CHO CHÚNG TÔI HÒA BÌNH. Gerhard SCHONE là một Ca sĩ rất được biết tới tại Đông Đức. Oâng là người đã thường xuyên đến hát tại Nhà Thờ GETHSEMANI trong những buổi họp cầu nguyện. Ngày nay, hỏi lại Oâng tại sao hồi ấy ông có dịp sang Tây Bá Linh mà ông vẫn ở lại. Oâng trả lời rằng hồi ấy tôi cảm thấy những người đến Nhà Thờ tụ họp đấu tranh cần tiếng hát của tôi để giữ vững tinh thần, nên tôi không ra đi trước được.
Nhà Thờ ST.NICOLAS do Mục sư Christian FUHRER chủ trì. Đến Nhà Thờ này, phần đông là giới trẻ mang tinh thần đấu tranh sôi động hơn. Thường xuyên đến Nhà Thờ này là Nhạc sĩ Matthias KREHER để chơi nhạc trong những cuộc hội họp. Theo Mục sư Christian FUHRER, thì tại Nhà Thờ này đã có những cuộc họp định kỳ mỗi tuần ngày Thứ Hai từ năm 1982 để cầu nguyện đấu tranh cho những giá trị tinh thần. Năm 1989, tháng 10, từ Nhà Thờ, giới Thanh niên đã căng Biểu Ngữ và tiến ra ngòai phạm vi Nhà Thờ để diễn hành. Công an đã can thiệp bằng cách giật và xé Biểu Ngữ. Hành động này của Công an đã được ghi hình và phổ biến trên Truyền Hình Tây Đức. Thế là cả Đông Đức và Tây Đức, dân chúng biết đến việc đàn áp bằng bạo động của Công an. Chính Nhà Nước đã làm tăng thêm Phong trào người dân đứng dậy, kéo càng đông đến Nhà Thờ.
Ngày nay, phỏng vấn những nhân viên STASI về hai Nhà Thờ, họ đều công nhận đã được lệnh kiểm sóat, lấy hình, thâu phim những nhóm đến hai Nhà Thờ GETHSEMANI và ST.NICOLAS. Điều làm họ ngạc nhiên là họ hiểu Tín hữu biết rõ có việc kiểm sóat, thu hình của STASI, nhưng những người đến hai Nhà Thờ dường như không sợ hãi gì và đến Nhà Thờ như một nhu cầu để biết thông tin và truyền thông cho nhau tâm tình và ý chí đấu tranh.
Lịch sử đấu tranh thành công của hai Nhà Thờ cho thấy những điểm quan trọng sau đây:
* Tính cách thường xuyên và định kỳ tụ họp lại của Giáo dân trong mục đích đấu tranh cho một tinh thần.
* Việc tụ họp thường xuyên và định kỳ cũng là dịp trao đổi và đào sâu quan điểm đấu tranh. Đó là dịp để tăng cường thêm ý chí nhất thống cho nhau mà không cần ai phải đúng đầu ra chỉ thị như một mệnh lệnh. Cái chỉ thị và sự nhất thống đến từ Lương tâm mỗi người.
Năm 2011: Những cuộc Nổi Dậy tại Bắc Phi và Trung Đông
Có thể một số người chỉ nhìn và ngưỡng một những đoàn người đông ngịt tại các Klhoảng trường để đấu tranh cho quyền Dạ Dầy của mình và chống sự cướp bóc tài sản bất công của những Nhà độc tài. Người ta cũng công nhận rằng những cuộc tụ họp này nhờ rất nhiều ở sự truyền thông Internet. Nhưng nếu nhìn kỹ, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng mang tính cách ĐỊNH KỲ và thường xuyên của những cuộc tụ họp lại. Đó là ngày Thứ Sáu, ngày Cầu Nguyện tụ họp lại tại Đền Cầu Nguyện để rồi sau buổi Cầu Nguyện là những cuộc Diễn Hành đấu tranh. Cuộc đấu tranh mang tính định kỳ do ngày Thứ Sáu vậy.
Đất Tòa Khâm sứ hay Ts Cù Huy Hà Vũ chỉ là những trường hợp điển hình
Những ngày đầu của Cầu Nguyện tại Tòa Khâm sứ Hà Nội đã cho một số người nghĩ rằng đây là việc đấu tranh riêng lẻ của Công giáo cho một miếng đất bị tước đoạt. Nhưng thực ra, miếng đất chỉ là một trường hợp cụ thể trong một TÌNH TRẠNG BẤT CÔNG CHUNG mà Dân tộc đã phải chịu dưới Cơ chế CSVN trong bao chục năm trường. Đây mới là điểm quan trọng của đấu tranh và đòi hỏi tính các trường kỳ họp lại Cầu Nguyện trong một ý chí đạt được CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH xã hội thực sự. Từ Tòa Khâm sứ, Phong trào đấu tranh đòi CÔNG LÝ lan sang xứ Thái Hà, rồi Tam Tòa, Đồng Chiêm.
Cũng vậy, Ts Cù Huy Hà Vũ chỉ là một trường hợp cụ thể của việc BẤT CÔNG mà CSVN áp đặt lên đầu một công dân. Giáo dân tự họp lại tại Thái Hà để cầu nguyện chống lại sự bất công này. Từ trường hợp Ts Cù Huy Hà Vũ, phải nghĩ đến những trường hộp bất công đã áp đặt trướnc đây cho nhiều công dân khác, cho Trí thức nêu ý kiến xây dụng dù không hợp với ý đảng CSVN, nhất là cho khối Dân Oan mất Nhà, Đất, cho khối Công nhân bị bóc lột sức lao động mà không thể than vãn. Đó là sự BẤT CÔNG cho toàn Dân tộc.
Việc tụ họp lại CẦU NGUYỆN tại xứ Thái Hà và các nơi khác không phải chỉ riêng cho trường hợp Ts Cù Huy Hà Vũ, mà là chống lại Tình trạng BẤT CÔNG chung triền miên và đòi hỏi việc thực thi CÔNG LÝ để Dân tộc có HÒA BÌNH. Chính vì vậy, việc kêu án Ts Cù Huy Hà Vũ ngày 4.4.2011 chưa phải là ngày để chấm dứt Phong trào tụ họp lại tại Thái Hà để đấu tranh cho CÔNG LÝ chung của Dân tộc. Nếu cuộc cầu nguyện chấm dứt ngày 4.4.2011, thì đó là chiến thắng của bạo quyền và là thất bại của Phong trào đấu tranh cho CÔNG LÝ mà cả Dân tộc mong mỏi.
Việc Cầu Nguyện tại Thái Hà cho CÔNG LÝ phải được tiếp tục.
Ngay trong Phiên tòa xử Ts Cù Huy Hà Vũ, CSVN đã ngu xuẩn khuyến khích mọi người phải tiếp tục cầu nguyện thêm cho CÔNG LÝ. Thực vậy, nếu Phiên tòa không kêu án Ts Cù Huy Hà Vũ rất nhẹ, thì có thể làm giảm ý chí tụ họp cầu nguyện của Giáo dân. Nhưng CSVN đã nguy xuẩn kêu án rất nặng Ts Cù Huy Hà Vũ và nhất là VI PHẠM PHÁP LUẬT TỐ TỤNG.
Theo Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN, Phiên tòa vi phạm Pháp Luật và phải hủy bỏ
Chúng tôi xin trích đăng lại lời tuyên bố của Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN trả lời Phỏng vấn của Đài BBC:(xin cắt đọan này vì đã được phổ biến rộng rãi trong và ngòai nước)
…….
Thái Hà Cầu Nguyện chống lại BẤT CÔNG áp đặt lên trường hợp cụ thể Ts Cù Huy Hà Vũ không thể chấm dứt sau ngày 4.4.2011. Theo thuần lý như lời của Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN vừa nói ở đoạn trên cho đài BBC, thì Phiên tòa này đã vi phạm Pháp Luật và bản án phải được hủy bỏ. Nếu Cầu Nguyện chống BẤT CÔNG và đòi CÔNG LÝ, thì Thái Hà phải tiếp tục kêu gọi Giáo dân tụ họp cầu nguyện chống lại bản án bất công điển hình này, nhất là chống lại việc vi phạm Pháp Luật của chính Phiên Tòa. Không thể "đánh trống bỏ dùi" và "đầu voi đuôi chuột":
* Chính Ts CÙ HUY HÀ VŨ và Gia đình phải kháng án, đồng thời xin xứ Thái Hà tiếp tục cầu nguyện cho CÔNG LÝ.
* Các Luật sư, trong đó có Luật sư Trần Đình Triển, biện hộ cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, hợp lực tố cáo việc vi phạm Pháp Luật này và yêu cầu Thái Hà tiếp tục cầu nguyện.
Đứng ở bình diện đấu tranh chống BẤT CÔNG và đòi CÔNG LÝ cho Dân tộc, mà Giáo dân xứ Thái Hà là thành phần công dân, việc tiếp tục cầu nguyện cho CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH xã hội trở thành một trách nhiệm tối thiểu của Giáo dân Thái Hà.
Chúng tôi cũng xin lập lại tại đây gương đấu tranh của hai Nhà Thờ tại Bá Linh năm 1989 và gần đây nhất, năm nay 2011, gương đấu tranh tại Bắc Phi và Trung Đông.
Giáo dân Thiên Chúa giáo họp CẦU NGUYỆN ngày Chúa nhật. Tín đồ Hồi giáo tụ lại ngày Thứ Sáu để CẦU NGUYỆN. Họp lại họ trao đổi với nhau thông tin và nói với nhau những ý kiến mới đấu tranh. Họ dễ thông tin và đưa những ý kiến mới cho nhau vì tin nhau là đồng đạo. Chúa Nhật, Thứ Sáu là ĐỊNH KỲ cầu nguyện tín hữu và đấu tranh công dân. Chỉ nhìn nhau qua ánh mắt, họ biết điều phải làm, chứ chưa cần phải đọc những Tuyên Ngân, Thông Cáo hiệu lệnh biện bạch dài dòng.
Cuộc đấu tranh có kết quả hay không, đó là Ý CHÍ BỀN BỈ TIẾP TỤC TỤ HỌP LẠI TRIỀN MIÊN VÀ ĐỊNH KỲ trong thời gian, chứ không phải tình cảm ồ ạt xung động họp tan nhất thời.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét