Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-03-11Trên trang mạng luatvidan.vn của luật sư Trần Đình Triển vừa cho post lên bản tố cáo và tài liệu chứng cứ có liên quan đến hành động tham nhũng của bà Đặng Thị Bích Hòa. Bà Hòa là Bí thư đảng Ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát nhanh Bưu Điện Việt Nam. Những biểu hiệu tham nhũng này liên quan trực tiếp đến Bộ trưởng Nội vụ Trần văn Tuấn và Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn. Tham nhũng ngày càng tinh viTình hình tham nhũng trong giới chức cao cấp của hệ thống cầm quyền Việt Nam ngày nay có biểu hiện ngày càng tinh vi hơn, do những tai tiếng tham nhũng từ các công trình có vốn ODA của nước ngoài ngày càng khó khăn đã khiến các nhân vật cao cấp chuyển hướng tham nhũng sang những lĩnh vực ít bị để ý và nhiều vụ trót lọt do tai mắt của người dân bị che đậy kín kẽ hơn trước. Tuy nhiên, dù có đề phòng đến mức nào chăng nữa thì đồng tiền tham nhũng cũng sẽ bị phanh phui khi nhân viên dưới quyền bị sa thải hay đồng nghiệp tranh dành vị trí, chức vụ. Họ sẽ không ngại ngần gì tố cáo các sai trái của thủ trưởng để dành lấy công lý cho cá nhân hay tập thể của họ. Trên trang web luatvidan.vn của Luật sư Trần Đình Triển đã đưa bài tố cáo hành động của bà Đặng Thị Bích Hòa có biểu hiện tham nhũng nằm trong trường hợp này. Bà Bích Hòa là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát nhanh bưu điện, một chiếc ghế đắt tiền và khó kiếm hiện nay. Vị trí này cho phép người sử dụng toàn quyền chi trả những khoản tiền rất khó phát hiện nguồn chi thu và cũng toàn quyền thu nhận nhân viên làm việc. Trong vị trí Tổng giám đốc và chủ tịch Ban Quản trị công ty bà Bích Hòa thu nhận bà Lê Thị Dung, vợ của ông Bộ trưởng nội vụ Trần Văn Tuấn vào làm việc dưới cơ quan của bà. Việc thu nhận này bản thân đã là bất hợp pháp vì bà Lê Thị Dung không có bất cứ kỹ năng nào để làm việc trong cơ quan của bà Hòa. Hơn nữa bà Dung là vợ một bộ trưởng Nội Vụ, người chịu trách nhiệm công tác bổ nhiệm những vị trí quan trọng trong hệ thống cầm quyền thì khi bà Bích Hòa nhận bà Dung vào làm việc là một việc làm sai trái có tính cách hối lộ và cấu kết bè phái với ông Bộ trưởng. Việc sai trái thứ hai của bà Bích Hòa là tuy bà Dung không đến làm việc một ngày nào nhưng vẫn lãnh tiền bảo hiểm và thậm chí còn được cử đi công tác nước ngoài và tiền công tác phí được công ty của bà Bích Hòa đài thọ đầy đủ. Đối với con trai của bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn thì bà Bích Hòa lại dùng tiền của công ty do bà làm Tổng giám đốc để trả những hóa đơn điện thoại cao đến chóng mặt. Chỉ tính riêng trong tháng Ba năm 2010 thì tiền trả cho một tháng gọi điện thoại đã gần 40 triệu đồng. Những số tiền này được chi ra rõ ràng là một hình thức hối lộ cho gia đình bộ trưởng Trần Văn Tuấn để đổi lấy chiếc ghế đang ngồi của bà Bích Hòa thêm vững vàng hơn.
Về việc dính líu đến Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thì bà Bích Hòa bị tố cáo là đã có những chuyến đi nước ngoài liên quan mật thiết đến ông Thứ trưởng Ngoại giao. Bà Hòa đã đài thọ chi phí chuyến đi Nga của bà và phái đoàn trong đó có ông Thứ trưởng với số tiền lên hơn hai tỷ đồng. Bà Hòa còn tài trợ nhiều công tác khác do ông Nguyễn Thanh Sơn kêu gọi dưới danh nghĩa Ủy ban về người nước ngoài. Căn nhà bà Hòa đang ở do con gái Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đứng tên và đây cũng là dấu hỏi cho nhiều người về mối quan hệ thật sự giữa ông Thứ trưởng và bà Đặng Thị Bích Hòa. Mối quan hệ chặt chẽ và những chi trả sai phạm lấy tiền từ công khố đã chứng tỏ đường dây liên quan giữa các bên với nhau rất lâu đời và do đó nếu bị tố cáo thì việc gì sẽ xảy ra? Nhiều sai phạm bị phanh phuiLuật sư Trần Đình Triển, người chịu trách nhiệm về tất cả lời tố cáo này cho chúng tôi biết: Bà Bích Hòa không những có biểu hiện mua chuộc và móc nối các giới chức cao cấp của chính quyền mà trong công tác thường ngày đã tỏ ra bất công với cấp dưới trong công tác điều hành và thi đua khen thưởng. Bà Hòa đã dùng tiền công ty, tức là tiền nhà nước để trả hóa đơn điện thoại cho quý tử của mình mỗi tháng, bên cạnh đó bà cũng đã thành lập những đại lý ảo để moi tiền nhà nước cùng nhiều sai phạm khác khiến cán bộ viên chức dưới quyền rất bất mãn. Bà Hòa còn lập ra một hộp thư e-mail giả để nhận số tiền gần hai tỷ, thông qua hai công ty Thiên Hà và Tuân Hiền, ký phát hóa đơn để chi tiêu. Hơn 80 người làm việc dưới quyền bà Bích Hòa đã viết đơn tố cáo những việc làm phi pháp của bà nhưng khi lên tới cấp trên thì bị chặn lại. Cụ thể là ông Nguyễn Văn Hùng, vụ trưởng Vụ báo chí, xuất bản thuộc Ban tuyên giáo Trung ương đã ký công văn bác bỏ những lời tố cáo và cho rằng bà Đặng Thị Bích Hòa không vi phạm bất cứ điều gì trong lá đơn tố cáo tập thể của công ty cổ phần Chuyển phát nhanh bưu điện. Ông Nguyễn Văn Hùng lợi dụng vị trí là Vụ phó Vụ báo chí để ra một văn bản bịt miệng trước các tờ báo lăm le đưa tin bà Bích Hòa ra công luận. Điều này cho thấy vây cánh của bà Bích Hòa không phải chỉ trong vòng hai vị bộ trưởng và thứ trưởng. Bà Hòa có thế lực ngay trong ban Tuyên giáo Trung ương do đó vấn đề tham ô, hối lộ của bà khó thể được đem ra ánh sáng. LS đã từng tố cáo nhiều quan chức Luật sư Trần Đình Triển trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc văn phòng của ông đã từng tố cáo hai viên chức cao cấp của chính phủ trong quá khứ là ông Nguyễn Công Ngọ, Bí thư tỉnh Ủy tỉnh Bắc Ninh và ông Vũ Văn Hiến, giám đốc Đài truyền hình Việt Nam về những hành vi tham nhũng thì cho tới nay vụ việc đã diễn tiến ra sao. LS Triển cho chúng tôi biết: Thứ nữa là ông Vũ Văn Hiến vừa rồi không được vào Ban bí thư Trung ương mặc dù tuổi là 60. Ông Hiến không chỉ do văn bản của tôi mà đài VTC tức là truyền hình kỹ thuât số và báo chí cũng lên tiếng. Thậm chí vừa rồi người dân tranh chấp đất với đài truyền hình cũng lên tiếng nên vụ của ông này không thể bao che được." Đối với một LS thì vai trò chính là bào chữa cho khách hàng của mình nhưng lại lấn sang khu vực tố cáo tham nhũng cùng những bất công của các quan chức chính quyền, những hành động được xem là nguy hiểm và không hề có chút lợi ích nào trong khi hành nghề luật sư tại Việt Nam. Trả lời câu hỏi do động cơ nào khiến cho một luật sư tham gia vào mặt trận này và ông dã có tiên liệu phải trả giá như thế nào chưa, luật sư Trần Đình Triển cho biết: Tôi căn cứ vào đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam là phải nói thẳng nói thật. Những hành vi vi phạm pháp luật thì phải bị trừng trị. "Tôi căn cứ vào đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam là phải nói thẳng nói thật. Những hành vi vi phạm pháp luật thì phải bị trừng trị. Hai nữa thì nhà nước cũng muốn làm thế nào đó để bộ máy nhà nước trong sạch. Tôi căn cứ vào đường lối của đảng và chủ trương của nhà nước cũng như pháp luật. Còn việc nếu người ta trả thù bằng mọi cách nào đó thì tôi nghĩ rằng tôi làm công việc vì pháp luật vì nhân dân, vì nhà nước cho nên tôi không ngại bất cứ điều gì cả." Luật Sư Trần Đình Triển, người vượt mọi rào cản bằng công cụ luật pháp mà ông được học, có lẽ là người được chú ý nhất hiện nay qua các vụ án mà công dân mạng toàn thế giới đang theo dõi trong đó vụ án Sầm Đức Xương và hai cháu Thúy, Hằng. Trong hệ thống tư pháp hiện nay, mặc dù chưa đạt tới vai trò thật sự do hiến pháp giao phó nhưng Việt Nam có rất nhiều luật sư dám vượt qua rào cản mà hành pháp đưa ra nhằm khống chế họ không chú tâm vào các việc có tính vi phạm pháp luật. Những tên tuổi như Trần Lâm, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Phan Thanh Hải, Lê Trần Luật.... cùng nhiều người nữa vẫn được dư luận xã hội nương tựa vào để hy vọng mỗi khi có bất công thối nát xuất hiện. Hồ sơ bà Đặng Thị Bích Hòa cũng không ngoại lệ. Miễn sao lòng dân còn một chút phản kháng thì những cán bộ lợi dụng khe hở luật pháp sẽ khó lòng trốn tránh. Họ không làm được thì những luật sư đầy nhiệt huyết này sẽ giúp họ làm, và tất cả những bất công ấy không chóng thì chầy sẽ ra ánh sáng. Theo dòng thời sự: |
Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011
LS Trần Đình Triển tố cáo một viên chức cao cấp tham nhũng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét