| Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Đại hội tại phiên họp trù bị sáng 11.1 - Ảnh: Lưu Quang Phổ |
* 1.377 đại biểu chính thức tham dự* Trực tiếp truyền hình trên VTV1 và trực tiếp truyền thanh trên Đài tiếng nói VN8 giờ sáng nay 12.1, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chính thức khai mạc tại thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.377 đại biểu chính thức. Sau phần nghi thức trọng thể và diễn văn khai mạc Đại hội, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sẽ thay mặt Ban Chấp hành Trung ương khóa X (BCH khóa X) đọc Báo cáo chung về các Văn kiện Đại hội XI. Cũng tại phiên khai mạc, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Trương Tấn Sang trình bày Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH khóa X. | Theo Báo cáo thẩm tra tư cách ĐB tại phiên họp trù bị chiều 11.1, thành phần dự Đại hội XI gồm có 150 ĐB là nữ, 167 ĐB là cán bộ dân tộc thiểu số, 192 ĐB là sĩ quan lực lượng vũ trang, 13 ĐB là Anh hùng lực lượng vũ trang, 3 ĐB là Anh hùng lao động, 18 ĐB là Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, 7 ĐB là Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú... Tuổi đời bình quân của các ĐB dự Đại hội XI là 53,6 tuổi, trong đó, có 1 ĐB dưới 30 tuổi (chiếm 0,07%), 37 ĐB từ 30 - 40 tuổi (chiếm 2,69%), 225 ĐB từ 41 - 50 tuổi (chiếm 16,34%), 1.040 ĐB từ 51 - 60 tuổi (chiếm 73,53%), 71 ĐB từ 61 - 70 tuổi (chiếm 5,16%), 3 ĐB trên 70 tuổi (chiếm 0,22%). | |
Trong 8 ngày làm việc, Đại hội sẽ dành hai ngày rưỡi để thảo luận về dự thảo các văn kiện; ba ngày rưỡi để thảo luận và quyết định về công tác nhân sự. Đại biểu trẻ nhất dự Đại hội: 29 tuổi Trước phiên khai mạc, chiều 11.1, Đại hội XI đã họp phiên trù bị để thông qua quy chế làm việc của Đại hội, bầu ra đoàn Chủ tịch (gồm 24 đồng chí), đoàn Thư ký, ban Thẩm tra tư cách đại biểu (ĐB), thông qua chương trình làm việc của Đại hội, quy chế bầu cử Đại hội và nghe báo cáo thẩm tra tư cách ĐB tham dự Đại hội. Báo cáo thẩm tra tư cách ĐB tại Đại hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi cho biết tổng số ĐB được triệu tập dự Đại hội XI là 1.377, thuộc 67/67 đoàn ĐB dự Đại hội. Trong đó, 158 ĐB là Ủy viên Trung ương chính thức, 20 ĐB là Ủy viên dự khuyết (chiếm 12,93%); 1.188 ĐB được bầu tại các Đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương (chiếm 86,27%); Có 11 ĐB ở Đảng bộ ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định (chiếm 0,8%). Số ĐB chính thức xin rút khỏi danh sách dự Đại hội XI có 4 người (lý do ốm nặng, đã mất hoặc có người thân ốm nặng). 1 ĐB bị bác tư cách do vi phạm quy định của Điều lệ Đảng (ĐB Nguyễn Ngọc Quyền, Ủy viên BTV Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), do cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ). Do thiếu 5 ĐB chính thức nên Bộ Chính trị đã đồng ý cử 5 ĐB dự khuyết thay thế dự Đại hội XI. ĐB cao tuổi nhất dự Đại hội là ông Trần Hanh, SN 1930, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, ĐB thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. ĐB ít tuổi nhất là Vương Thị Mỷ, SN năm 1982, dân tộc Mông (Tuyên Quang). Kiến nghị gửi Đại hội Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam: Ba điều mong muốn đối với GD-ĐT Tôi đặc biệt mong muốn trong chiến lược phát triển năm 2011-2020 của đất nước sẽ chú trọng tới 3 vấn đề rất cụ thể. Thứ nhất là làm sao cho đến năm 2015 và muộn lắm là năm 2020, ở khắp mọi miền của đất nước, nhất là những vùng xa xôi hẻo lánh hiện còn nhiều khó khăn, sẽ có đủ trường lớp kiên cố cho các em được học hành tử tế; thiết bị dạy học phải đạt yêu cầu tối thiểu. Thứ hai, đối với giáo dục phổ thông, cần mau chóng sửa bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 theo hướng giảm tải; bỏ những kiến thức quá hàn lâm, tăng cường thực hành; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống. Thứ ba, làm sao cũng trong 5 năm tới phải đủ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng cũng như về chất lượng và cơ cấu. Tôi rất mong muốn trong văn kiện của Đại hội Đảng chỉ ra những ý chính, sau đó thể hiện trong chiến lược chung của Nhà nước và đi vào chiến lược giáo dục một cách cụ thể. Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần giấy Sài Gòn: Mong muốn chính sách nhất quán, lâu dài Đảng và Nhà nước trong vài năm qua đã dành nhiều sự quan tâm hơn đến khu vực kinh tế tư nhân, thể hiện từ đường lối kinh tế vĩ mô cho tới các chính sách hỗ trợ cụ thể về vốn vay, mặt bằng… Tuy nhiên, để có được sự cân bằng giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, phải có được sự thay đổi từ tư duy của chính các cơ quan quản lý trong việc hoạch định các chính sách. Đảng và Nhà nước cần hoạch định chế độ hỗ trợ, vừa tạo động lực cho người lao động cải thiện trình độ, nâng cao tay nghề. Đồng thời cần tạo môi trường vĩ mô ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt, bởi có thế mới có điều kiện chăm lo cho đời sống người lao động được tốt hơn. Bà Phạm Thị Thanh Tâm, vợ liệt sĩ, Chủ tịch Hội LHPN phường Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội): Chủ trương và thực hiện phải đi đôi Là người dân của nước Việt Nam đổi mới, chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi, chờ đón ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Qua theo dõi, tôi thấy nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, các ngành, các cấp cần quan tâm thực hiện đầy đủ, nhất quán các chủ trương lớn ấy. Đơn cử như việc tuyển dụng phụ nữ vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị hay doanh nghiệp. Mặc dù tỷ lệ phụ nữ nay cao hơn nam giới, nói là bình đẳng nhưng tại nhiều đơn vị vẫn ưu tiên tuyển dụng nam giới. Vì vậy, những người phụ nữ chúng tôi muốn gửi gắm tới Đại hội lần này nguyện vọng, Đảng và Nhà nước sẽ ban hành thêm những chính sách mới trong tuyển dụng, đề bạt nữ, đặc biệt là vào những vị trí chủ chốt. Từ đó tiếng nói của chị em trong xã hội được tôn trọng hơn. Và A Lử, Bí thư Đoàn xã Nà Ư (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên): Đời sống thay đổi rõ rệt Tôi còn nhớ, chỉ cách đây 5-10 năm, tại huyện Điện Biên đời sống bà con còn lạc hậu, nhiều gia đình dù vẫn còn trong độ tuổi thanh niên đã có tới 5 - 7 mặt con. Mùa đông không giày dép, quần áo không đủ mặc, ăn chẳng đủ no. Bố mẹ phải nai lưng lên nương làm rẫy kiếm cơm ăn nên chẳng quan tâm đến học hành. Chính vì thế tỷ lệ thất học, bỏ học trong các độ tuổi khá phổ biến. Đói nghèo đã dẫn tới tụt hậu, kém phát triển. Còn bây giờ, nhờ các chính sách và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, 70-80% hộ có điện lưới quốc gia, nhiều hộ sắm đài, tivi; đường sá, trường học, trạm xá... được Nhà nước xây dựng. Không chỉ có vậy, chính sách đầu tư cho miền núi được cụ thể hóa đến những việc cụ thể như: cung cấp giống cây mới, những con vật nuôi, trang bị máy cày, máy xay xát... đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp bà con xóa đói giảm nghèo. Hướng tới ĐH, tôi mong muốn Đảng, các cơ quan đoàn thể các cấp có thêm các chính sách hỗ trợ thanh niên vùng nông thôn xóa đói giảm nghèo. Theo tôi, công tác cán bộ cũng cần đặc biệt lưu tâm. Nhóm PV |
Bảo Cầm |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét